Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Điều tuyệt vời & tệ hại nhất

Đã đọc: 1929           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nhà tâm lý học Paul Ekman thừa nhận rằng ông thích thú với đạo Phật khi được mời đến Dharamsala, Ấn Độ, trong năm 2000 cho một cuộc đối thoại của đức Đạt lai Lạt ma với những nhà khoa học, được Viện Tâm thức và Đời sống tổ chức. Sự tiếp xúc với đức Đạt lai Lạt ma đã chuyển hóa đời sống của ông, đến một mức độ mà ông ngạc nhiên vô cùng. Sau đây là chia sẻ của Paul Ekman dành cho Tricycle.

Tôi thật say mê đọc thấy rằng sau cuộc gặp gỡ với đức Đạt lai Lạt ma lần đầu tiên, ông không có kinh nghiệm giận dữ trong bảy tháng. Mặc dù ông ngờ vực về việc nó xảy ra như thế nào, nhưng ông đã hơi nghi ngờ về một sự tái tổ chức đời sống tình cảm của ông đã xảy ra. Ông giải thích cho sự chuyển biến ấy như thế nào?

Cung cách mà tôi nhận thức nó từ khuôn thức của khoa học Tây phương là sau cái chết của mẹ tôi – tôi được mười bốn tuổi khi bà tự tử - tôi đã gia tăng sự thù hận đối với cha tôi, người tôi cho là chịu trách nhiệm. Ông ta là người tàn nhẫn, lăng mạ, ngược đãi và rất ganh đua với tôi. Loại thù hận như thế là một thể trạng chịu đựng của sự mong muốn làm tổn thương một người khác: Nó không phải là bạn đang cảm thấy ghét bỏ trong mọi thời khắc, nhưng bất cứ khi nào người ấy hiện ra trong tâm thức, một cách trực tiếp hay gián tiếp, sự thù hận ấy tái diễn. Nó gậm mòn nhân cách, vì thế nó trở thành căn cứ cho việc phát triển sự sân hận mà nó quá sẵn sàng và mạnh mẽ. Khi tôi gặp đức Đạt lai Lạt ma, cha tôi đã chết hơn bốn mươi năm nhưng tôi vẫn ghét ông. Trong buổi sơ giao với đức Đạt lai Lạt ma, tôi nghĩ ngài sẽ tập trung “tính chất” trên vết thương mà tôi vẫn cảm nhận từ cái chết của mẹ tôi, mặc dù sự thù hận vẫn hiện hữu cho đến một vài năm sau đó, nó đã phát sinh một sự thay đổi sâu sắc.

Những đồng nghiệp phân tích tâm lý của tôi nghĩ rằng tôi đã có phản ứng thuyên chuyển đối với đức Đạt lai Lạt ma. Tôi chưa bao giờ cảm nhận ngài như hình ảnh của một người cha, dù chỉ trong một khoảnh khắc; tôi cảm thấy ngài như một người anh mà tôi chưa bao giờ có. Sự giải thích của ngài là trong một tiền kiếp chúng tôi đã là anh em.

Ông nghĩ thế nào về điều ấy?

Ô, tôi nghĩ tái sinh là một câu chuyện thần tiên dễ thương, như thiên đàng và địa ngục, nhưng tôi không bất cung kính ngài vì sự tin tưởng ấy. Tôi chưa bao giờ có niềm tin trong nghĩa lý giáo thuyết, vì thế tôi không biết giải thích thế nào về nó. Tôi tin rằng tại một điểm nào đó, chúng tôi sẽ hiểu nền tảng của sự chuyển biến này một cách khoa học. Đức Đạt lai Lạt ma và tôi không đồng ý về điều này. Ngài nghĩ tôi là một người giản hóa luận và nó sẽ mãi mãi là điều huyền bí. Tuy nhiên, niềm tin của tôi là không có điều gì của tâm thức mà không là sản phẩm của não bộ.

Vài năm trước đây, ông đã tha thứ cho cha ông. Ông có nghĩ rằng khả năng để tha thứ có liên hệ với sự tiếp xúc với đức Đạt lai Lạt ma không?

Lần đầu tiên gặp gỡ đức Đạt lai Lạt ma, tôi đã tranh luận một cách mạnh mẽ với ngài về những lợi ích của thù hận. Nói rằng, tôi đã nghĩ nó có thể thúc đẩy những hành vi xây dựng. Tôi không biết cố gắng để hoàn thành tất cả những thứ mà tôi đã làm hay không nếu tôi không được thúc đẩy bởi khát vọng trả thù cha tôi. Tuy thế, đức Đạt lai Lạt ma và tôi đã kết thúc với quan điểm chung rằng thù hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những hành vi vị tha nhưng trong lâu dài sẽ làm hao mòn nhân cách. Tôi không thể định rõ khi tôi chấm dứt cảm nhận thù hận đối với cha tôi: Nó không phải là sự thay đổi đột ngột nên nó không được chú ý. Bây giờ, tôi hoàn toàn tỉnh thức về việc không còn cảm thấy mối thù hận ấy nữa – không còn bận tâm với việc tôi sẽ trả thù ông như thế nào nữa.

Ông gọi những cuộc đàm luận của ông với đức Đạt lai Lạt ma là “một tiến trình đối thoại”. Ông đã học hỏi được gì từ cuộc đàm luận này đến cuộc đàm luận khác?

Tôi cho bạn một thí dụ, nếu tôi đã không từng nói chuyện với ngài, tôi sẽ không đảm nhiệm đề tài về việc làm thế nào để hiểu những cảm xúc tốt hơn là chỉ nghĩ về chúng tích cực và tiêu cực như trong tâm lý học Tây phương. Tôi sẽ không thấy rằng bạn không thể chỉ đơn giản nói cảm xúc làm ưu phiền hay không, bởi vì không ưu phiền là trung tính. Từ quan điểm của Darwin, chúng ta sẽ không có cảm xúc nếu chúng không lợi ích cho chúng ta. Vì thế, làm thế nào chúng ta quyết định cùng chính cảm xúc là xây dựng hay tàn phá? Điều ấy tùy thuộc trên việc nó diễn ra thế nào trong một phạm vi cụ thể.

Tám hay mười năm trước, tôi không thừa nhận quan điểm của Richard Dawkins rằng sự lừa dối xảy ra do bởi một sự thích thú căn bản trong việc khai thác người khác. Tôi nói, không, nếu ông nhìn vào lịch sử của đời sống con người trên hành tinh này, ở một mức độ lớn trong những nhóm nhỏ cộng tác đã đối phó với con mồi và thú săn mồi. Đây là những gì mà đạo Phật liên hệ đến như sự liên hệ hỗ tương, đức Đạt lai Lạt ma hay tôi đều không áp dụng đến cảm xúc. Khi chúng tôi thực hiện, ý tưởng đã phát sinh từ những cuộc đàm luận của chúng tôi. Tôi đã đề nghị rằng bất cứ khi nào tình tiết cảm xúc đưa đến cộng tác tốt hơn chúng tôi nên xem nó là xây dựng, khi nó gây trở ngại với sự cộng tác xảy ra sau thì nó được xem như tàn phá. Ngài đã đồng ý.

Trên đề mục khác, sự thảo luận về từ bi yêu thương đưa đến công thức hoàn toàn khác, tôi tiếp tục sửa soạn kỹ lưỡng. Vào thời gian những cuộc gặp gỡ của chúng tôi, tôi đã phân biệt lòng thương hay từ bi yêu thương trong gia đình với lòng từ bi yêu thương phổ quát – lòng từ bi yêu thương cho tất cả chúng sinh – nó  khác biệt với những gì ngài gọi là lòng từ bi yêu thương vô giới hạn, bao gồm tất cả mọi tạo vật sinh sống. Ngài đã thấy điều đó hữu ích và đã thay đổi quan điểm, vì thế ngài đã không còn nghĩ về lòng từ bi yêu thương như cảm xúc. Cảm xúc liên hệ trong từ bi yêu thương, như là động cơ của từ bi yêu thương. Đấy là vấn đề đã cống hiến đến suy nghĩ của tôi: Bất cứ khi nào bạn nhìn vào cảm xúc, bạn phải nhìn vào động cơ cho cảm xúc ấy. Điều ấy là quyết định cho việc hoặc là nó đóng vai trò trong hình thức xây dựng hay tàn phá. Tôi chưa từng nghĩ về điều ấy trong cách này.

Vậy thì động cơ và xu hướng, là trung tâm của đạo Phật, đã không thật sự là những bộ phận trong sự suy tư của ông?

Bạn có thể đánh mất bằng chứng như nhà khoa học bằng việc thừa nhận rằng người ta có những khuynh hướng. Chúng ta có thể lượng định thái độ rõ ràng hay có thể thấy của con người, nhưng không dễ dàng để ước lượng những ý định của họ là gì, vì thế tâm lý học hầu như đã hành động giống như chúng ta thật sự không thể dễ dàng đo lường những thứ không hiện hữu. Không phải ngẫu nhiên mà tâm lý trị liệu nhận thức thái độ – nó đã nhấn mạnh những gì chúng ta có thể sáng tạo và thay đổi mục tiêu – đã liên hệ tự nó đến chính niệm. Nhưng điều đó không phải là những gì đã từng ngự trị tâm lý học Tây phương.

Khi ông hỏi đức Đạt lai Lạt ma những thực tập nào sẽ giúp những người mà cảm xúc trỗi dậy một cách nhanh chóng và mãnh liệt, câu trả lời của ngài một cách căn bản là khái niệm phương tiện thiện xảo của đức Phật – những phương pháp nhiều như con người trên trái đất này. Điều này có đưa đến bất cứ sự nghiên cứu nhân rộng nào về thiền quán và cảm xúc hay không?

Không, bởi vì sự nghiên cứu mà chúng tôi đã thực hiện, được gọi là trau giồi cân bằng cảm xúc - mà chúng tôi nhận hành động dưới sự yêu cầu của đức Đạt lai Lạt ma – phối hợp những loại thiền quán khác nhau cũng như sự thực hành của phương Tây. Những loại khác biệt có thể hữu ích hơn cho người này với người nọ. Ngay cả cùng một người, những thứ khác nhau có thể lợi lạc trong những ngày khác nhau.

Ông đánh giá tác dụng của thiền quán như thế nào?

Điều định lượng quan trọng nhất mà chúng tôi dùng là, nó có thay đổi mối quan hệ của họ với người phối ngẫu và con cái của họ không? Chúng tôi đã dùng những lượng định tiêu chuẩn của sự chán nản và lo lắng, chúng tôi đã thấy sự thay đổi khổng lồ - nó to lớn như bất cứ điều gì mà chưa từng được ghi nhận bởi bất cứ kỹ thuật nào. Điều mà chúng tôi có thể nói đấy là tác nhân thay đổi đúng đắn. Có phải đấy là điều đã hoạt động tốt nhất cho mọi người hay không? Chúng tôi không có cách nào để biết. Chúng tôi có bữa ăn với nhiều món nóng – nguội, mà chúng ta không thể nói món nào hương vị tốt hơn.

Có một sự đối thoại tiếp tục giữa đạo Phật và tâm lý trị liệu trong những năm gần đây, nhiều thứ phát sinh qua những cuộc gặp gỡ của Viện Tâm thức và Đời sống. Điều gì ông đã đối lập với đức Đạt lai Lạt ma đã thêm vào cho sự đối thoại này?

Điều khác nhau là sự tập trung trên hai vấn đề - cảm xúc và từ bi yêu thương. Như tôi hiểu nó, chính khái niệm cảm xúc là không đơn giản trong tư tưởng Phật giáo – thể trạng tinh thần ấy, với những đặc trưng của nó, hay việc nó khác biệt với những thể trạng tinh thần khác. Những cảm xúc của chúng ta chịu trách nhiệm cho tình trạng tốt nhất cả tệ hại nhất. Chính danh xưng của cuộc gặp gỡ Tâm thức và Đời sống 2000 - Những cảm xúc tàn phá - đối với tôi dường như tôi tiếp nhận một nhận thức sai lạc. Nó hỗ trợ xa hơn cho ý tưởng rằng mục tiêu là để xa lánh cảm xúc, chúng là quá tàn phá. Điều đó không bao giờ là mục tiêu, ngay cả nó là thế thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt đến được.

Tôi cố gắng để có thêm 30 phút nữa với đức Đạt lai Lạt ma để tập trung trên vấn đề mà tôi cho là rất quan trọng: Từ bi yêu thương quả cảm và từ bi yêu thương phổ quát – hai vấn đề này quan hệ như thế nào và mục tiêu của chúng ta nên là thế nào trong sự quan tâm như thế. Làm thế nào và tại sao “Từ bi quả cảm” xảy ra? Làm thế nào chúng ta biết có “Từ bi quả cảm” hay không?

Ông đã đọc về người đàn ông, người đã nhảy qua đường xe điện ngầm New York để cứu người lạ đã té ngã trên đường rày và ông ta chút nữa thì bị đoàn xe chạy tới đụng phải. Đó có phải là từ bi quả cảm hay không?

Nếu bạn đang đứng bên cạnh người ấy, bạn đã không nhảy ra, như vậy là không có “Từ bi quả cảm”. Điều gì giống như thế để biết rằng chúng ta không có? Điều gì giống như là người đứng bên cạnh mà không hành động? Điều ấy thay đổi chúng ta như thế nào? Đó có phải là sự thay đổi hữu ích? Tôi không biết câu trả lời và không có người nào khá hơn để khám phá vấn đề này hơn là đức Đạt lai Lạt ma.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)