Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Lời vàng Phật dạy

Đã đọc: 2648           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

1. Một người, này các Tỳ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Chính một người này, này các Tỳ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người.

(Tăng Chi Bộ Kinh I, trang 46).

2. Những loại sở kiến khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận, chỗ nào những sở kiến này tiềm ẩn, và chỗ nào những sở kiến này hiện hành, chỉ có cách như thật quán sát chúng với trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi,” có vậy thời có sự đoạn trừ những sở kiến ấy, có sự xả ly những sở kiến ấy.

(Trung Bộ Kinh I, trang 98).

3. "Ai sống trong đời này

Ái dục được hàng phục

Sầu rơi khỏi người ấy

Như giọt nước lá sen."

(Kinh Pháp Cú, câu kệ 336)

4. "Ðệ tử Gotama,

Luôn luôn tự tỉnh giác

Vô luận ngày hay đêm,

Tưởng Phật Ðà thường niệm."

(Kinh Pháp Cú, câu kệ 296)

5. Đoạn giảm được các người thực hiện khi các người nghĩ: “Những kẻ khác có thể là những người làm hại, chúng ta ở đây không thể là những người làm hại,” như vậy đoạn giảm được thực hiện.

(Trung Bộ Kinh I, trang 100).

6. "Tất cả pháp vô ngã,

Với Tuệ quán thấy vậy,

Ðau khổ được nhàm chán

Chính con đường thanh tịnh."

(Kinh Pháp Cú, câu kệ 279)

7. Giống như một con đường không bằng phẳng, có một con đường bằng phẳng khác đối trị. Giống như một bến nước không bằng phẳng, có một bên nước bằng phẳng khác đối trị. Cũng vậy, đối với con người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, có không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả đối trị (Trung Bộ Kinh I, trang 104-106).

8. "Khi cần, không nỗ lực,

Tuy trẻ mạnh, nhưng lười

Chí nhu nhược, biếng nhác.

Với trí tuệ thụ động,

Sao tìm được chánh đạo?"

(Kinh Pháp Cú, câu kệ 280)

9. "Ác hạnh không nên làm,

Làm xong, chịu khổ lụy,

Thiện hạnh, ắt nên làm,

Làm xong, không ăn năn."

(Kinh Pháp Cú, câu kệ 314)

10. Khi vị Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này (Trung Bộ Kinh I, trang 112).

11. "Vui thay, già có giới!

Vui thay, tín an trú!

Vui thay, được trí tuệ,

Vui thay, ác không làm."

(Kinh Pháp Cú, câu kệ 333)

12. "Còn sát hại sinh linh,

Ðâu được gọi Hiền thánh.

Không hại mọi hữu tình,

Mới được gọi Hiền Thánh."

(Kinh Pháp Cú, câu kệ 270)

13. Khi nào vị Thánh đệ tử tuệ tri khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri đoạn diệt của khổ, khi ấy vị thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

(Trung Bộ Kinh I, trang 115-6).

14. "Ðệ tử Gotama,

Luôn luôn tự tỉnh giác,

Vô luận ngày hay đêm,

Ý vui tu thiền quán."

(Kinh Pháp Cú, câu kệ 301)

15. "Vui hạnh xuất gia khó,

Tại gia sinh hoạt khó,

Sống bạn không đồng, khổ,

Trôi lăn luân hồi, khổ,

Vậy chớ sống luân hồi,

Chớ chạy theo đau khổ."

(Kinh Pháp Cú, câu kệ 302)

16. "Nhờ từ bỏ lạc nhỏ,

Thấy được lạc lớn hơn,

Bậc trí bỏ lạc nhỏ,

Thấy được lạc lớn hơn."

(Kinh Pháp Cú, câu kệ 290)

17. "Người siêng năng cần mẫn,

Thường thường quán thân niệm,

Không làm việc không đáng,

Gắng làm việc đáng làm,

Người tư niệm giác tỉnh,

Lậu hoặc được tiêu trừ."

(Kinh Pháp Cú, câu kệ 293)

18. “Tu thiền, trí tuệ sanh,

Bỏ Thiền, trí tuệ diệt.

Biết con đường hai ngả

Ðưa đến hữu, phi hữu,

Hãy tự mình nỗ lực,

Khiến trí tuệ tăng trưởng."

(Kinh Pháp Cú, câu kệ 282)

19. "Lời nói được thận trọng,

Tâm tư khéo hộ phòng,

Thân chớ làm điều ác,

Hãy giữ ba nghiệp tịnh,

Chứng đạo thánh nhân dạy."

(Kinh Pháp Cú, câu kệ 281)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)