QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA THỰC TẬP THIỀN
Cùng với sự phát triển ngày càng phức tạp trong công việc kinh doanh đặc biệt là kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Việc áp dụng những phương pháp thiền định ngày càng trở nên phổ biến trong suốt những năm gần đây. Tuy nhiên những phương pháp này được sử dụng chủ yếu như một kỹ thuật nhằm giúp xoa dịu những căng thẳng của những nhà quản trị trong công việc của mình hơn là một phương thức hành trì tôn giáo.
Quản trị kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ở các cấp độ từ trung bình tới cao cấp đòi hỏi gắn kết những chuỗi giá trị từ khâu tổ chức, điều khiển, sản xuất, thu mua, tiếp thị, phân luồng tài chính, quản trị nhân sự…. Mỗi hoạt động đòi hỏi cần có một tư tưởng rõ ràng trong hoạch định, phối hợp, thực thi, tính toán chi phí cho các dự án kinh doanh mới. Nhiều trường đại học hiện đang dạy cho sinh viên theo cách thức quản trị này. Có rất nhiều chiến thuật quản trị đặc biệt dành cho các tổ chức với quy mô lớn có doanh thu từ 1 triệu đô la trở lên và cao hơn.Những nghiên cứu khoa học ngày càng giúp phát triển chất lượng quản trị kinh doanh lên mức cao hơn.
Chúng ta có thể xác định chính xác vị trí nào của pháp Thiền trong bức tranh quản trị này? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xem xét các quốc gia có nền công nghiệp hóa phát triển như Mỹ, Đức. Bối cảnh của một xã hội công nghiệp phát triển đã kéo theo các hệ lụy là rượu chè, nghiện ngập, thuốc lá và tình trạng ly dị lan rộng kéo theo sự đổ vỡ của các gia đình. Suy thoái kinh tế và thất nghiệp cùng những áp lực mạnh mẽ của việc cạnh tranh, phá sản đã gây ra các chứng bệnh tim mạch, tình trạng tự tử và nhiều hệ lụy khác nữa.
TỪ MỘT XÃ HỘI ĐỔ VỠ CHO ĐẾN MỘT PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN HÓA TÍCH CỰC
Những nhà quản trị kinh doanh trong một xã hội đổ vỡ dạy cho họ cách làm việc phải kiếm thật nhiều tiền, đạt được những lợi ích cao hơn, lương khá hơn… Và những căng thẳng đó dẫn đến việc tiêu thụ quá mức ma túy, rượu và các vấn đền về sức khỏe như chứng cao huyết áp, tim mạch. Người chủ doanh nghiệp, nhà lãnh đạo, nhà quản lý ngày càng gia tăng những cảm xúc hãnh tiến, sự phán xét, ghen tỵ, kiêu căng và bị nhấn chìm trong những nỗi chán nản, tuyệt vọng, giận hờn, căng thẳng cùng những tác động tiêu cực khác.Thực tập thiền có thể cải thiện cuộc sống của những nhà quản trị bằng cách chuyển đổi cách nhìn, thái độ của họ đối với cuộc sống và công việc. Những định kiến được thay bằng lòng thương yêu và sự đốkỵ thay bằng thái độ khoan dung, khiêm tốn… Kết quả của sự chuyển hóa này giúp giảm stress, mang lại sự cân bằng, tĩnh tại trong tâm hồn. Thiền mang lại một nguồn năng lượng sáng tạo, một động lực mạnh mẽ trong công việc cho các nhân viên cấp dưới. Sự chuyển đổi này được tạo dựng bằng sự chuyển đổi thái độ và hành vi của nhà điều hành, quản trị. Thái độ bao dung đầy tình thương và lời nói ái ngữ tỏa ra từ một tâm hồn tràn đầy bình an và thân ái. Sự thay đổi tích cực này kết quả của sự hiểu biết nhờ vào việc thực tập thiền một cách nghiêm túc nhằm tạo dựng một lề lối quản trị kinh doanh mới và tiến bộ.
Công việc quản trị kinh doanh hiện đại được xem xét, đo lường qua mức độ tích lũy lợi nhuận hay khả năng “kiếm tiền” của nhà quản trị. Một nhà quản trị kinh doanh được đánh giá cao khi họ làm ra được nhiều tiền hay làm tăng doanh thu cho công ty hoặc họ là người phát kiến ra những công nghệ mới nhằm giảm chi phí sản xuất. Tất cả mục đích của những cố gắng này hướng đến mong muốn được trả mức lương tương xứng với sức lực mà họ bỏ ra. Nhà quản trị đòi hỏi mức lương cao hơn, lợi ích xứng đáng hơn và còn nhiều thứ khác nữa. Cốnhiên, đó không phải là sai trái khi mong muốn gia tăng thu nhập và lợi nhuận cho bản thân. Nhưng hệ quả kèm theo đó là việc gia tăng những rũi ro, mạo hiểm trong tiền bạc, sức khỏe và hạnh phúc của cá nhân đó.
Lúc này thiền đóng góp một cách tuyệt vời cho mỗi cá nhân trong việc cải thiện đáng kể những vấn đề về sức khỏe tinh thần mang lại hạnh phúc cho mỗi người như một thành phần quan trọng trong việc tạo nên sự giàu có, hưng thịnh.
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ LỰA CHỌN MỘT SINH KẾ ĐÚNG
Nhiều công ty hiện nay hình thành những bộ phận phát triển nguồn nhân lực mà phổ biến là bộ phận HRD. HRD là một quan điểm mới được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp bởi vì người làm việc trong công ty, doanh nghiệp được thừa nhận vai trò vị trí trung tâm. Nguồn nhân lực cần được phát triển. Hướng đến sự phát triển nguồn nhân lực là một tiến trình tăng cường sự tôn trọng lẫn nhau, cải thiện mối quan hệ giữa mọi người. Thiền giúp ta đạt được mục đích này và còn giúp ta vượt qua những thái độ thù nghịch, trở thành những đồng nghiệp đầy nhân bản. Những thái độ thù nghịch như giận hờn, cáu gắt, đố kỵ, trả thù, ích kỷ, thèm khát, phán xét, thiếu nhiệt tình cần phải được chuyển hóa. Những giảng viên trong trường đại học, sách vở… chỉ cho ta sự hiểu biết trong các lĩnh vực nhất định. Để chuyển hóa những thái độ tiêu cực trên thì ta cần thực tập Thiền định.
Tuy vậy, ngoài 95% những chất liệu tiêu cực trong tâm thì còn lại là một sự bình thản, tĩnh tại. Nhờ vào sự hiểu biết này mà chúng ta có thể vượt qua sự giận hờn, tiêu cực, ích kỷ. Thực tập chánh nghiệp hay chọn lựa một sinh kế đúng là một bước quan trọng trong quá trình thực tập Thiền định. Nó trở thành vấn đề nền tảng cho việc quản trị kinh doanh dựa trên những phương pháp quản trị truyền thống như phân tích dữ liệu thống kê, dự trù kinh phí, tái thiết vốn, GNP, doanh thu lợi nhuận…
Sự áp dụng các quan điểm thực tập Thiền trong hợp tác kinh doanh hay trong mỗi cá nhân không chỉ là một vấn đề đạo đức. Mà đó còn là một sự hiểu biết giúp chúng ta tạo ra thu nhập hợp lý và chân chính mà không bị dính mắc vào những hạt giống tiêu cực đã đề cập bên trên. Một tinh thần tự do là một tinh thần không bị ràng buộc bởi những trạng thái tiêu cực. Tâm chúng ta sẽ phát ra năng lượng của tình thương chân thành, tôn trọng, hợp tác, thân ái và trầm tĩnh. Tài sản được làm ra bằng sự hiểu biết, sản sinh ra sức khỏe tinh thần và niềm hạnh phúc, một tâm tự do không bị sai sử bởi stress.
TIỀM THỨC
Ở đây ta không đề cập sâu chi tiết vào thiền. Ta chỉ đề cập đến một khía cạnh quan trọng của sự chuyển đổi tư tưởng trong tiềm thức. Ta có rất ít sự hiểu biết về tâm của mình. Tâm chứa đầy những trạng thái tiêu cực. Ta có thể dễ dàng nhận ra những trạng thái tiêu cực của tâm nhưng không dễ dàng làm cho tâm ra trống rỗng những xáo động mà không dùng đến những phương pháp hay kỹ thuật thích hợp.
Hầu hết những phương pháp Thiền định có thể giúp ta đạt được một sự hiểu biết chân chính. Thiền dựa trên từng bước “Thầy rõ sự thật như chính thực”. Thiền cho phép ta đạt được một tâm hồn trầm tĩnh và đầy đủ. Đó là bước khởi đầu của tiến trình thanh lọc tâm ta vốn còn chứa nhiều xao động, bất an và lo lắng.
Một tâm không thực tập Thiền định sẽ gia tăng những loạn động, rối rắm trong tâm và chúng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực. Một nhà lãnh đạo bị tha hóa thì sẽ làm sự chia rẽ ngày càng lan rộng và trầm trọng hơn. Hiện tượng này được chứng minh bằng một trường hợp thất bại điển hình trong quản trị kinh doanh của nhà máy dệt Bombay, Ấn Độ. Cách đây 20 năm, nhà máy này có một đội ngũ nhân công giỏi và lợi nhuận của công ty kiếm được là rất lớn. Tuy vậy, chính sự tham muốn kiếm tiền một cách nhanh nhất đã tạo ra một bi kịch tài chính. Tiền thu vào thay vì được dùng cho việc hiện đại hóa máy móc trang thiết bị hoặc quay vòng nguồn vốn thì nó lại chảy vào túi riêng của giám đốc. Chính sự tham đắm tích trữ tiền bạc một cách bất chính đã gây tổn hại lợi ích và cảnh khốn cùng cho một bộ phận lớn công nhân ở Bombay và cho cả toàn bộ hệ thống kinh tế.
Thiền có công năng trị liệu cho tâm chúng ta. Khi thực tập đúng cách sẽ tạo ra quá trình thanh lọc tâm giúp tâm chúng ta thay đổi một cách sâu sắc. Đó là phương thức giúp tâm của ta tự do trước tham đắm, dính mắc. Tâm lành mạnh là tâm tỉnh thức và nó có thể đáp ứng các yêu cầu trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta sẽ vượt qua được những nghiện ngập và thèm khát một cách tự nhiên mà không tốn nhiều công sức. Thiền còn giúp ta giảm bớt đi sự thèm khát và tham muốn khác. Một nhà quản trị kinh doanh điều hành công ty bằng một cái tâm như thế sẽ góp phần là thúc đẩy sản xuất tạo ra nhiều hàng hóa hơn mà không góp phần tạo ra nhiều “chứng bệnh” công nghiệp.
Nếu đi sâu phân tích sự gia tăng các chứng bệnh thời đại công nghiệp và các thất bại trong quản trị kinh doanh trong quá khứ, ta sẽ thấy được trong nhiều trường hợp là do nhà quản trị quá lo lắng cho công việc kinh doanh như việc xuất khẩu hoặc mở rộng sản xuất, việc huy động vốn…. Chính những yếu tố này có thể làm lệch lạc các hướng giá trị từ việc sử dụng các tài sản cốđịnh. Kết quả là gây ra một sự thiếu hụt trầm trọng vốn hoạt động và tạo ra một phương thức kinh doanh nguy hiểm.
Thiền, bản thân nó không tự nó tạo ra giá trị mà nó đóng góp vào việc nâng cao phẩm chất của công việc quản trị. Thiền đóng góp vào việc cải thiện công tác quản trị bằng cách sửa chữa gốc rễ của những vấn đề rối rắm, xáo động trong tâm thức. Vì thế, một nhà quản trị nên tiếp tục thanh lọc tâm của mình trong cả tư tưởng và hành động. Chính những thèm khát và tham đắm là những độc tố trong tâm của nhà quản trị.
Tất cả đều cần được làm mới bằng Thiền định.
THÁI ĐỘ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Thiền còn giúp ta thay đổi thái độ đối với đối thủ cạnh tranh. Khi chúng ta có tư tưởng cần phải loại bỏ đối thủ cạnh tranh của mình thì chính chúng ta đã gây ra một chuỗi phản ứng ngược, một vòng thù hận lại khởi đầu. Rất nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản do chính thái độ này. Thiền làm lắng dịu tâm chúng ta và gieo vào tâm ta đầy những thương yêu và hiểu biết. Thay vì giữ thái độ loại bỏ nhau, thiền giúp chuyển đổi thái độ cùng nhau tồn tại và phát triển theo hướng “win-win” cả hai cùng thắng. Kết quả của quá trình thực tập Thiền giống như vun bón phân chuẩn bị cho mảnh đất tâm thêm màu mỡ để có thể gieo vào tâm chúng ta những hạt giống tích cực, lành mạnh. Mảnh đất tâm của nhà quản trị có tươi tốt, chân thiện thì mới có thể giúp nhà quản trị đạt được những mục tiêu cơ bản của đời mình: bình an và hạnh phúc trong xã hội bên cạnh mục đích tạo ra tiền bạc và của cải. Nền kinh tế sẽ được phóng thích và cuộc sống tiến lên một phẩm chất cao hơn.
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)