Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Gặp gỡ soạn giả Dương Kinh Thành

Đã đọc: 3531           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Là một người sống khép kín, ít khi xuất hiện trước công chúng và từ chối các cuộc gặp gỡ với báo chí, soạn giả Dương Kinh Thành có bề dày thành tích cống hiến cho văn nghệ Phật giáo và là một trong những người tiên phong gầy dựng nền cổ nhạc Phật giáo vào thời điểm khó khăn nhất. Nhân Đạo Phật Ngày Nay ra mắt tập đầu tiên, anh đã cùng An Lạc có cuộc trò chuyện sau đây.

- Chào anh! Trước tiên anh có thể nói đôi điều về mình được không ạ?

- Dương Kinh Thành (DKT): Nhân thân cá nhân tôi thì chẳng có gì đặc biệt cả. Tôi sinh ra trong một gia đình đông anh em, cha mẹnghèo, ít học nhưng có truyền thống tin yêu Phật pháp mãnh liệt từ bà ngoại khởi duyên truyền lại. Tôi lớn lên, chuyện học hành không được suôn sẽ, nhất là từ cấp trung học đến đại học. Chỉ toàn là chắp vá.

- Vậy để trở thành một soạn giả cải lương và là một ngòi bút nghị luận, phê bình văn hóa văn nghệ Phật giáo, ít nhiều đã gây tiếng vang trên các văn đàn trong và ngoài nước, chắc hẳn anh đã cố gắng và nỗ lực không nhỏ? Điều gì đã khiến anh làm được như thế?

- DKT: Nhiều lắm! Kể cả có nước mắt nữa! Có lẽ do chư Long thần Hộ pháp chiếu cố những nỗ lực của tôi hay sao ấy, mà trong giai đoạn nào, hoàn cảnh nào trên và chung quanh mình đều có chư tôn đức, các bạn bèđạo hữu sẵn sàng đưa bàn tay cho mình nắm, dìu nhau qua những khúc quanh gập ghềnh của cuộc đời vốn dĩ lắm buồn hơn vui này. Trên tinh thần của tứ đại trọng ân, suốt cuộc đời tôi sẽ không bao giờ quên những mối thâm ân to lớn và tràn đầy tình nghĩa này.

- Đó là những ai, anh có thể tiết lộ được không?

- DKT: Nếu được phép thì tôi càng thêm nhẹcõi lòng. Đó là HT. Trung Hậu (khi còn ở Tập văn), HT.Giác Toàn (khi còn ban Văn hóa THPG), TT. Đồng Bổn (người chắp cánh cho tôi trong lĩnh vực nghiên cứu và văn nghệ PG), thầy Nguyên Tạng (người un đúc cho tôi tinh thần thượng tôn dân tộc và đạo pháp). Thầy Nhật Từ (người mở lối cho tôi vươn xa hơn chí nguyện phụng sự Phật pháp) và đặc biệt thầy Huyền Lan, Chánh Thọ là người giữ hơi thở Phật pháp cũng như un đúc ý chí tiến thủ của tôi trên bước đường phụng sự văn hóa, văn nghệ PG cho đến hôm nay.

- Ngoài lĩnh vực văn nghệ, anh còn tham gia vào lĩnh vực khoa học lịch sử, như tham gia ban Phật giáo VN thuộc Viện Nghiên cứu Phật học VN; Hội Khoa học Lịch sử TP.HCM. Điều này có hỗ trợ gì cho công tác sáng tác không?

- DKT: Có! Nhiều nữa là đằng khác. Một người soạn giả cải lương bình thường vốn chuyện văn chương lịch sử và tầm nhận thức bao quát, ít nhất cũng phải tương đối, là chuyện đương nhiên. Ở đây, một soạn giả cải lương Phật giáo đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực khác nữa mới có thể hoàn thành tốt chức năng của mình. Sáng tác một bài vọng cổ, ai cũng có thể làm được nếu nắm được sơ đẳng vài ba nhịp điệu và cấu trúc từng câu (1, 2, 3, 4, 5, 6), còn chuyện văn phong là tùy nơi sở học của mỗi người. Nghe một bài ca qua văn phong, thính giả sẽ đoán được biết được người tạo ra bài hát đó như thế nào. Vì vậy, những sáng tác phần lớn của tôi về đề tài PG đều mạnh dạn đi vào khía cạnh lịch sử và khai thác tối đa về đề tài này.

- Được biết là một trong những vị tiên phong khơi dậy tiềm năng cổ nhạc PG. Hiện nay có rất nhiều tác giả cổ nhạc Phật giáo. Và trong số những vị này, có vị là tu sĩ nhưng không ngại ngần xác nhận nguyên do xuất gia ban đầu là nhờ nghe các bài hát của anh. Anh cho biết cảm tưởng như thế nào về việc này?

- DKT: Đó là tín hiệu đáng mừng cho văn nghệ Phật giáo chúng ta. Mỗi người là một phong cách khác nhau, đóng góp cho vườn hoa văn hóa PG thêm khởi sắc là chuyện nên khuyến khích. Còn việc có vị xác nhận do ban đầu nghe những bài hát cổ của tôi mà phát tâm xuất gia thì xin thưa là chuyện này có thật. Chính vị này đã nhiều lần trực tiếp nói với tôi điều ấy – xin phép cho tôi giấu tên – nhưng đối với tôi quan trọng ở chỗ là một tác giả có đi suốt lộ trình và bền bỉ gắn bó tâm nguyện của mình với văn hóa văn nghệ PG dài lâu hay không. Một tác phẩm của mình mà giúp được một chủng tử Bồ đề phát sinh thì đó là một thành công to lớn, nhưng mình, người tạo ra tác phẩm hữu ích đó phải sống ra sao, phụng sự Phật pháp như thế nào mới là điều quan trọng.

- Từ năm 2000 đến nay, trên nhiều diễn đàn, anh đã nhiều lần đặt vấn đề xây dựng một nền nghệ thuật sân khấu PG đúng nghĩa. Lý do vì sao và cho đến hôm nay đã có nhiều diễn biến tích cực nào chưa?

- DKT: Cho đến hôm nay, ý tưởng đó cũng chỉdừng lại ở ngưỡng cửa là một ý tưởng. Có rất nhiều vị đồng tình nhưng vấn đề tôi đặt ra nó liên đới nhiều mặt, trong đó có lịch sử nghệ thuật. Nói một cách tóm gọn đó là một bước đột phá rất lớn trong văn hóa văn nghệ PG thời đại phát triển, đòi hỏi một khoảng cách thời gian tương ứng. Tôi nhớ một chi tiết chạnh lòng, khi thầy Nguyên Tạng làm Luận văn tốt nghiệp, Trường Cao cấp Phật học (nay là Học viện PGVN tại TP.HCM), đến hỏi xin tôi về tài liệu “Nghệ thuật Sân khấu Phật giáo” (NTSKPG). Tôi nói gọn lỏn “Làm gì có!” Thầy ngạc nhiên “Ủa sao không có?” Tôi nói: “Thầy thử nghĩ đi, từ xưa đến nay có ai xây dựng NTSKPG đâu mà có lịch sử!” Nhưng để thầy không bị hưởng khuyết trong luận văn tốt nghiệp tôi đề nghị thầy nên viết mảng này là “những ảnh hưởng Phật giáo trong NTSK.” Và luận văn này đã được thầy đưa vào bộ sách “Phật giáo khắp Thếgiới”, có những chi tiết tôi vừa nêu.

NTSKPG ở đây có thể vắn tắt là do chính PG đứng ra làm chủ thể, có trách nhiệm tổchức xuyên suốt. Bên cạnh đó trong quá trình quá độ, việc tận dụng các văn nghệ sĩbên ngoài xã hội cộng tác là điều cần thiết.

Văn hóa văn nghệ PG phải tự tạo ra của cải cho riêng mình mới có thể có thành tích báo cáo lại thế hệ mai hậu. Còn hiện nay văn nghệ PG chưa có gì hết ngoài những tác phẩm hoàn toàn mang tính tự phát. Không ai kiểm soát và trực tiếp chịu trách nhiệm về những tác phẩm này, dù cũng mang danh Phật giáo. Trong tình trạng văn nghệ PG hiện nay phải mất nhiều thế hệ nữa chúng ta mới làm được điều đó. Nhiều khi, trong các hội nghị, khi phát biểu về điều này có đôi khi tôi muốn ứa nước mắt. Mình còn cô đơn trong một hoài bảo quá mênh mông.

- Dường như trong một thời gian dài, công việc sáng tác của anh cũng vì thế mà thưa dần?

- DKT: Cũng có thể là như vậy. Tuy nhiên còn những lĩnh vực khác, cũng phục vụ đạo pháp, đó là nghiên cứu, viết báo và…vẽ!

- Thảo nào anh sống ung dung quá! Và luôn cười hoài?

- DKT: Ung dung tự tại thì đúng, chứ ung dung vì giàu có thì chắc ai cũng chen chân làm văn hóa văn nghệ PG cả rồi. Mình con nhà Phật mà! Có buồn thì buồn năm phút thôi chứ niềm hoan lạc thì xài không hết!

- Anh có nghĩ việc sở hữu kỷ lục quốc gia “Người sáng tác cổ nhạc PG nhiều nhất Việt Nam” là một vinh danh?

- DKT: Có đấy! Nhưng chính xác hơn phải gọi là một sự khích lệ. An ủi cũng được. Hơn 80 bài ca chưa phải là nhiều so với nhiều đạo hữu sáng tác cổ nhạc PG khác. Nhưng ở đời, chuyện gì cũng có cái giá của nó. Có cái mình trao đổi nhưng cũng có cái mà tiền muôn bạc lượng cũng không thể nào mua được. Tôi vẫn sống và cống hiến như khi chưa có kỷ lục quốc gia đó.

- Thành thật cảm ơn anh đã có buổi trò chuyện thú vị hôm nay.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)