Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Hội thảo hoằng pháp lớn nhất được tổ chức tại Kiên Giang

Đã đọc: 3433           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2010 sẽ được tổchức vào đầu tháng 5/2010 tại tỉnh Kiên Giang. Chỉcòn chưa đầy 1 tháng, ngày hội lớn nhất trong năm của ngành Hoằng pháp sẽ diễn ra, phóng viên Đạo Phật Ngày Nay đã trao đổi với Đại đức Thích Minh Nhẫn (PhóThư ký Ban Hoằng pháp TƯ, Chánh Thư ký Ban Trị sự THPG Kiên Giang và là Phó Trưởng khoa Phật giáo Trung Quốc, HVPGVN tại TP.HCM) về công tác chuẩn bị và sự quyết tâm của Ban Trị sự PG Kiên Giang.

Với cương vị là Chánh Thư ký Ban Trị sự Tỉnh hội, đơn vị đăng cai tổ chức hội thảo, xin Đại đức cho biết thời gian, địa điểm tổ chức và nội dung hội thảo & tập huấn hoằng pháp viên toàn quốc sẽ được diễn ra như thế nào?

Thực hiện theo chương trình hoạt động năm 2010 của Ban Hoằng pháp TƯ, hội thảo & tập huấn hoằng pháp viên toàn quốc năm 2010 sẽ được tổ chức tại Kiên Giang từ ngày 6 đến 10/5/2010. Hội thảo sẽ quy tụ khoảng 1.000 Tăng, Ni giảng sư đến từ 54 tỉnh, thành cả nước về tham dự. Nhằm hướng đến và chào mừng sự kiện 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nên Ban Tổ chức chọn chủ đề hội thảo lần này là “Hoằng pháp với truyền thống hộ quốc an dân” cùng 8 chủ đề thảo luận nhóm gồm:

1.Hoằng pháp với đồng bào dân tộc,

2.Hoằng pháp với thanh thiếu niên,

3.Hoằng pháp với công tác từ thiện xã hội,

4.Phật giáo Nam tông với Hoằng pháp thời hội nhập,

5.Hoằng pháp ở hải ngoại,

6.Hoằng pháp với vấn đề môi trường và thay đổi khí hậu,

7.Hoằng pháp với việc xây dựng chùa văn hóa,

8. Hoằng pháp với vấn đề du lịch tâm linh.

Lễ khai mạc, bế mạc sẽ được tổ chức hoành tráng tại sân vận động tỉnh Kiên Giang và sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài TH Kiên Giang, dự kiến có khoảng 20.000 đại biểu và Phật tử tham dự. Hội thảo chính sẽ được tổ chức tại giảng đường chùa Phật Quang. Tám nhóm chủ đề còn lại sẽ diễn ra tại 6 ngôi chùa trong tỉnh gồm chùa Tam Bảo, chùa Phổ Minh, chùa Láng Cát, tịnh xá Ngọc Tâm (TP. Rạch Giá); chùa Bửu Thọ, chùa Vĩnh Phước (huyện Châu Thành). Ngoài ra chúng tôi sẽtổ chức khóa tập huấn Hoằng pháp viên dành cho cư sĩ Phật tử, nhân sĩ trí thức tại Trung tâm VH-TT tỉnh Kiên Giang. Các nghi thức lễ nghi về tín ngưỡng và tâm linh được tổ chức tại Công viên văn hoá An Hoà.

Thưa Đại đức, hoạt động hội thảo và tập huấn hoằng pháp viên chủ yếu là dành cho Tăng Ni và giới cư sĩ trí thức. Còn giới quần chúng vốn chiếm đại đa số, Ban Tổchức có dự kiến tổchức các hoạt động lễ hội nhằm thu hút đông đảo người tham gia?

Đúng thế! Ngoài các hoạt động chính, Ban Tổ chức còn tổ chức các hoạt động không kém phần quan trọng như: cung nghinh xá lợi Phật, xe hoa diễu hành chào mừng đại biểu, lễ hội hoa đăng, đại lễ cầu nguyện Quốc thới dân an & cầu siêu, cổ Phật khất thực, triển lãm tranh ảnh, thư pháp và văn hóa ẩm thực…

Ngoài ra, còn có các hoạt động từ thiện như tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng, xây nhàđại đoàn kết, phát học bổng cho học sinh giỏi, tặng xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học, tổ chức cho Tăng Ni, Phật tử hiến máu nhân đạo…

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức còn tổchức du lịch văn hóa tại địa điểm du lịch nổi tiếng của Kiên Giang như tháp 4 Sư liệt sĩ, đình thần Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực, chùa Hang - Hòn Phụ tử, Thạch Động, chùa Phù Dung, lăng Mạc Cửu và mộ chị Sứ…

Với quy mô như thế, kinh phítổ chức hẳn là nhiều lắm. Đại đức có kếhoạch gì cho việc vận động kinh phí?

Tổng kinh phí tổchức lễvà hội thảo lần này trên 2 tỷ đồng. Kinh phícho các hoạt động từ thiện chào mừng hội thảo Hoằng pháp trên 5 tỷđồng. Từkhi được chọn làđơn vịđăng cai, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang đãbắt đầu kếhoạch vận động kinh phítổ chức. Tại hội nghịsơ kết 6 tháng đầu

năm 2009, Ban Trị sự đãvận động các tựviện trong tỉnh đóng góp tích cực. Ngoài ra, Ban Trị sự cũng dự kiến đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang hỗtrợ500 triệu đồng. Số tiền còn lại, chúng tôi dự kiến vận động các Phật tử, các nhàhảo tâm và các doanh nghiệp tại Kiên Giang. Nói chung, chúng tôi sẽ cố gắng hết mình để tổchức thành công hội thảo, dù phải gặp bất kỳ khó khăn gì.

Để đảm bảo sự thành công của Hội thảo cấp quốc gia, lần đầu tiên tổchức tại tỉnh Kiên Giang, lãnh đạo Phật giáo tỉnh Kiên Giang đã có những bước chuẩn bị như thế nào về cơ sở vật chất?

Đây là lần đầu tiên được đăng cai một lễ hội và hội thảo cấp quốc gia, Phật giáo Kiên Giang sẽ vận động và thỉnh mời hơn một ngàn Tăng, Ni đại biểu cả nước về tham dự. Ý thức được tầm quan trọng của hội thảo và vinh dự được làm đơn vị đăng cai; với quyết tâm tổ chức một hội thảo để lại ấn tượng đẹp đối với đại biểu cả nước, ngay từ lúc đầu, chúng tôi đã xây dựng một kế hoạch chi tiết, được triển khai và thực hiện trong suốt một năm qua.

Về cơ sở vật chất, hiện nay chùa Phật Quang đang gấp rút hoàn thành ngôi giảng đường đa năng có sức chứa 1.200 chỗ ngồi, và các phòng chức năng phục vụ cho hội thảo. Toàn bộ diện tích sử dụng của giảng đường khoảng 6.000m2. Tổng kinh phí xây dựng giảng đường trên 10 tỷ đồng. Trong khu vực giảng đường có đường cáp quang và đường truyền không dây tốc độ cao. Đây lànơi đặt văn phòng Ban Tổ chức và cũng là trung tâm báo chí, thông tin truyền thông trong suốt thời gian diễn ra hội thảo.

Ngoài ra, các ngôi chùa được chọn làm nơi tổ chức thảo luận nhóm cũng được xây dựng mới. Mỗi giảng đường có sức chứa từ 200 đến 4 0 0 đại biểu. Kinh phí đầu tư trên 1 tỷ đồng. Để chào mừng hội thảo, trên 20 ngôi chùa nằm trên đoạn đường đại biểu đi qua cũng được xây dựng mới.

Còn công tác truyền thông cho hội thảo được chuẩn bị thế nào?

Công tác tuyên truyền cho hội thảo được chuẩn bị rất chu đáo. Trong dịp Lễ Vu lan PL.2553 - DL.2009, Ban Tổ chức đã trình kiến logo Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc trước sự chứng kiến của các cơ quan thông tấn báo chí cùng hàng ngàn Phật tử đến tham dự. Ban Tổ chức đã in hàng chục ngàn tờ lịch về hội thảo tặng cho cơ quan chính quyền và Phật tử trong dịp Tết Canh Dần, phát hành gần chục ngàn đĩa VCD tuyên truyền về thông tin hội thảo.

Ban Trị sự đã chỉ đạo các ngôi chùa tại các trục đường chính TP. Rạch Giá đều treo pano ghi thời gian, địa điểm tổ chức hội thảo; in logo hội thảo dán lên xe gắn máy, xe hơi và mũ bảo hiểm, đồng thời ký kết hợp tác với Báo Giác Ngộ - đơn vị bảo trợ thông tin cho hội thảo - để đảm bảo việc đưa tin đầy đủ và liên tục về hội thảo. Thông tin được thường xuyên cập nhật tại Giác Ngộ Online và hai trang web: www.phatgiaokiengiang.com, www.banhoangphaptw.com.

Vừa qua, Ban Trị sự cũng đã tổ chức họp mặt các y bác sĩ, nhân sĩ trí thức triển khai công tác tổ chức. Sắp tới, Ban Trị sự sẽ tổ chức khóa tập huấn cho đội ngũ tình nguyện viên phục vụ hội thảo vào ngày 18.4. Dự kiến cho trên ngàn Phật tử và người có thiện cảm với Phật giáo tham dự.

Chưa đầy một tháng nữa là hội thảo diễn ra, lãnh đạo chính quyền tỉnh có giúp đỡ gì không, và người dân Kiên Giang cảm nhận thế nào về hội thảo?

Lãnh đạo và các ban ngành của tỉnh Kiên Giang rất hoan hỷ, ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Ban Trị sự và Ban Hoằng pháp TƯ tổ chức thành công hội thảo lần này. Đó là dấu hiệu tích cực.

Về phía Phật tử cũng như người dân Kiên Giang, đến lúc này có thể nói đa số người dân đã ít nhiều biết đến thông tin hội thảo thông qua nhiều phương tiện truyền thông. Khi biết được thông tin, nhiều cá nhân, tập thể đã đến liên hệ với Ban Tổ chức xin làm tình nguyện viên để có được cơ hội phục vụ tại hội thảo. Tất cả rất phấn khởi, chờ đợi từng ngày để chứng kiến hội thảo diễn ra trong sự thành công như dự kiến.

Xin cám ơn Đại đức và chúc hội thảo được thành công tốt đẹp.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)