Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Chữ của nhà chùa

Đã đọc: 2335           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bác trông xe ngồi đó nghe chuyện, tủm tỉm cười rồi nói:” “Mấy cháu đọc kỹ đi, không sai đâu!”. Cả bọn lại đọc tấm bảng, tranh luận với nhau một hồi, sau cùng nhất trí là chùa viết sai...

Tiếng Việt là một ngôn ngữ trong sáng, giàu đẹp và có tính biểu cảm rất cao.  Có một nhà thơ đã nói rằng “Hạnh phúc làm sao khi ta là người nói tiếng Việt!”. Thật thế trong thực tế đời sống nếu chúng ta phát huy hết cái vốn mà cha ông để lại thì ngôn ngữ sẽ cho chúng ta những kết quả thú vị đến không ngờ… Và những điều thú vị đó nếu để ý một chút thì chúng ta sẽ thấy rõ nhà chùa từ lâu là nơi rất quan tâm và coi trọng điều này…

Có lần tôi vào một ngôi chùa ở trung tâm thành phố, rải rác nơi sân chùa có nhiều nhóm sinh viên, học sinh cũng vào đây để ôn bài. Buổi chiều sân chùa thật mát và yên tĩnh. Nơi bờ tường phía trong gần chỗ gởi xe có treo tấm bảng với nội dung: “Dắt xe ra ngoài sẽ lên xe”. Một trong những nhóm sinh viên ngồi gần đó thắc mắc: Tại sao là “sẽ”. Có đứa nói: “Sai ngữ pháp rồi, phải viết là “hãy” hoặc “mới được” lên xe thì đúng hơn!”...

Bác trông xe ngồi đó nghe chuyện, tủm tỉm cười rồi nói:” “Mấy cháu đọc kỹ đi, không sai đâu!”. Cả bọn lại đọc tấm bảng, tranh luận với nhau một hồi, sau cùng nhất trí là chùa viết sai. Bác trông xe từ tốn giải thích: “Câu này không sai. Nhà chùa là tác giả của tấm bảng không ra lệnh mấy cháu à. Đây là câu tự cảm. Khi người đọc nhận thông tin này sẽ tự nhủ rằng, đây là chốn tôn nghiêm, mình dắt xe ra ngoài rồi mình sẽ ngồi lên xe và chạy đi. Cả người đưa và nhận thông tin đều tự giác tôn trọng lẫn nhau. Nhóm sinh viên lúc này mới ngỡ ra và chợt hiểu…

Rồi một lần khác tôi đến một ngôi chùa của các Ni cũng nằm ở khu vực trung tâm. Hôm đó chùa có lễ lớn. Mọi người khắp nơi tề tựu về chùa rất đông. Thật ngạc nhiên, nơi cầu thang dẫn lên chánh điện có rất nhiều giày dép nhưng tất cả đều xếp ngay ngắn chỉnh tề nằm sát vào bờ tường. Vì số lượng người đến dự lễ khá đông cho nên những khoảng trống trước hiên và hai bên gần đó cũng đều được “trưng dụng” để giày dép nhưng nhìn chung là rất ngay ngắn với ý thức tự giác cao… Điều gì nơi ngôi chùa này khiến người ta ý thức tốt như vậy… Tôi nhìn quanh tìm kiếm và ngay trước mắt tôi là tấm bảng được in bằng nét chữ vi tính:

Hãy để đôi dép

Sạch đẹp như tâm mình

Từng bước nhẹ an nhiên

Đất Phật đang hiện tiền

Đọc xong nội dung tấm bảng, tôi thấy tâm mình như mở ra, lòng bỗng hân hoan khi bước chân của mình tiến vào chánh điện. Hành động xếp đôi dép của mình vào một vị trí nào đó cho gọn đẹp bỗng dễ dàng và khi xếp ngay ngắn xong rồi mọi người liền cảm thấy đương nhiên mình phải làm như thế vậy mà lâu nay mình không chú ý đến những việc “nhỏ” nhưng có ảnh hưởng không đẹp này. Xin cảm ơn tác giả những tấm bảng rất văn hóa của nhà chùa. Nội dung của những tấm bảng này có sức mạnh kỳ diệu, nó giúp người ta nhìn lại mình rồi từ đó để hiểu cuộc đời hơn mỗi khi đến với cửa chùa…

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)