Điều Nay Chí Ta Biết, tự ta thấy, tự ta ý thức rồi ta tuyên bố chứ không phải nghe từ ai khác: Đường Vế Cực Lạc- Tịnh Độ Nhân Gia là kết quả kết tập Phật Ngôn!

Tâm Tịnh kính xin chia sẻ quý đạo hữu gần xa!
"Pháp và Luật của ta là thầy của các con, đừng nương tựa vào bất kỳ điều gì khác", là di huấn vàng ngọc của Thích Tôn trước khi nhập vô dư niết bàn, nhất là cho chúng sanh trong thời mạt pháp như ngày nay. Những lời dạy của Ngài được kết tập và lưu trữ trong các tàng kinh kệ nguyên thủy (Pali) và Đại Thừa (Hán Tạng), và được dịch ra nhiều văn tự khác nhau, là chỗ quay về nương tựa đáng tín cậy (pháp bảo tối thượng) để chúng ta tiếp cận, thọ trì với ý tư duy và rồi ứng dụng để chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn.
Những lời dạy của Thế Tôn được chiết xuất từ tự thân chứng tam minh, lục thông với chánh trí giải thoát, từ bi hỷ xả viên mãn, thập ba la mật tròn đầy chứ không phải nhờ nghe từ ai cả, như đoạn kinh văn sau đây khi ngài tuyên bố về quả đức có được của những hành giả thành tựu niềm tin bất động vào Tam Bảo và Ngũ giới trong sạch (Quả dự lưu) cho Nandaka trong Tương Ưng Dự Lưu thuộc Tương Ưng Bộ như sau:
"Ðiểm này, này Nandaka, Ta biết chứ không phải nhờ nghe từ một Sa-môn hay Bà-la-môn nào rồi Ta tuyên bố. Chính do tự Ta biết, tự Ta thấy, tự Ta ý thức rồi Ta tuyên bố " (Tương Ưng Bộ Kinh, Tập V. Thiên Đại Phẩm, Chương XI Tương Ưng Dự Lưu b. V. III Phẩm Saranàni. Phần 30. X Lichavi hay Nandaka. Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch.)
Chính vì thế những lời dạy của Đức Thích Tôn là tinh túy, thuần tịnh, chân thật rốt ráo xuyên suốt cả thời gian và không gian, là chỗ quy y đáng quý, vững chắc của chúng ta. Vì thế, Ngài ân cần khuyên bảo chư Phật tử chúng ta trong bài kinh Bốn Đại Giáo Pháp, Đại Bát Niết Bàn Kinh thuộc Trường Bộ Kinh thật phải thận trọng với những gì mình nghe như đoạn trích về Đại Giáo Pháp thứ nhất sau đây:
Này các Tỳ kheo, có thể có Tỳ kheo nói: "Này Hiền giả, tôi tự thân nghe từ miệng Thế Tôn, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Đạo Sư".
Này các Tỳ kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỳ kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật.
Khi đem so sánh với kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương ứng với Luật thời các Ngươi có thể kết luận: Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỳ kheo ấy đã thọ giáo sai lầm. Và này các Tỳ kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng.
Khi đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật và nếu chúng phù hợp với kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỳ kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỳ kheo, như vậy là Đại giáo pháp thứ nhất, các Ngươi hãy thọ trì.
Này các Tỳ kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỳ kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật.
Khi đem so sánh với kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương ứng với Luật thời các Ngươi có thể kết luận: Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỳ kheo ấy đã thọ giáo sai lầm. Và này các Tỳ kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng.
Khi đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật và nếu chúng phù hợp với kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỳ kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỳ kheo, như vậy là Đại giáo pháp thứ nhất, các Ngươi hãy thọ trì.
(Đại Bát Niết Bàn Kinh, Trường Bộ Kinh, Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch)
Trên tinh thần này, "Đường Về Cực Lạc, Tịnh Độ Nhân Gian" là tập hợp những lời dạy của Đức Phật dựa trên hai nguồn giáo điển chính thống - Pali tạng và Hán tạng về những pháp hành thực tiễn trong đời sống hàng ngày, và những tuyên bố của Thế Tôn từ tự thân chứng của Ngài, là chỗ dựa đáng tín cậy có căn đế qua đó hành giả có được chánh tín, chánh trí, chánh hạnh, sống hạnh phúc, sống vô úy, sống từ bi, sống chia sẻ, lợi mình, lợi người, lợi cho gia đình, xã hội, lợi cho Tam Bảo và sau khi bỏ thân mạng sẽ thoát sanh về Tây Phương Tịnh Độ.
Tâm Tịnh chân tình chia sẻ tập sách kết tập này đến quý đồng đạo gần xa.
Trong lúc kết tập, có thể còn có chỗ sai sót, xin quý đạo hữu cao minh góp ý để chánh pháp phát triển và lan tỏa khắp đó đây.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính mến
Tâm Tịnh
images/2019/quy4/DUONG_VE_CUC_LAC___Tam_Tinh___14.12.2019_287329052.pdf
Các bài mới :
- Từ điển Phật giáo Việt Nam: Các mục từ đã làm xong Thích Nhật Từ
- Quy cách phiên dịch và biên tập Tam tạng thánh điển Phật giáo Việt Nam Thích Nhật Từ
- Từ điển Phật học vần A-Z (2010 mục từ, ngày 02/1/2023) Thích Nhật Từ
- Quy cách biên soạn "Từ điển Phật giáo Việt Nam" Thích Nhật Từ
- Dự thảo các nhóm biên soạn bộ "Từ điển Phật giáo Việt Nam" Thích Nhật Từ
Các bài viết khác :
- Sự Ghi Nhận Và Lòng Biết Ơn Viên Như
- Tản mạn về tiếng Việt "hiện tượng đồng hoá âm thanh" (phần 3)- tẩm liệm hay tấn/tẫn/tẩn liệm? Nguyễn Cung Thông
- Tiếng Việt thời LM de Rhodes - vài nhận xét về cách dùng "ăn chay, ăn kiêng, ăn tạp, khem, cữ" (phần 12) Nguyễn Cung Thông
- Bình luận về bộ phim Bước cùng tôi (Walk With Me) về đời sống sinh hoạt ở Làng Mai Sheri Linden - Hồng Ngọc dịch
- Tản mạn về năm Dậu - *rơ(ka) - gà (Phần 14A) Nguyễn Cung Thông
- Tuyển tập biên khảo Nguyễn Vĩnh Thượng 2016 Nguyễn Vĩnh Thượng
- Thanh quy khóa tu Ngày An Lạc dành cho Phật tử tại gia Admin
- Báo cáo tổng kết hoạt động của ban truyền thông chùa Giác Ngộ năm 2015 Admin
- Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Thân Khôn khọn (khỉ) - phần 6A Nguyễn Cung Thông
- Bồ đề lạc đạo: Nhật quang trang nghiêm Amdo Zhamar Gendun Tenzin Gyatso - Nhật Hạnh dịch
Đánh giá bài viết này
Các đính kèm
Cùng tác giả
- Điềm Lành
- Vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) Tỏ Bày Lòng Kính Mộ Đối Với Thế Tôn
- Đại Thí Trường Vô Già_Thi hóa
- Phật thị hiện thuyết pháp trong kinh Nikàya
- Hồi hướng công đức như ngọn đèn thắp sáng nhiều ngọn đèn, công đức theo đó tăng trưởng (Pali tạng)
- Niệm ý bất hại, an lạc, giải thoát
- 23 bài kệ Pali về Kham Nhẫn: Không Phẫn Nộ, Không Sân
- Tập kệ ngôn về Hiếu dưỡng Cha Mẹ (Pali và Hán Tạng)
- Tam Bảo, Giới, Ngũ Giới, Dự Lưu Quả
- Niệm Thân Vô Thường Vô Ngã
Được quan tâm nhất

![]() |
Tản mạn về năm Dậu - *rơ(ka) - gà (Phần 14A) 03/12/2016 10:49:00 |
![]() |
Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Thân Khôn khọn (khỉ) - phần 6A 22/01/2016 22:16:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)