Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam - Phần II: CHƯƠNG BA: Cuộc Viễn Chinh Của Garnier Nội Chiến và Chính Sách Của Philastre

Đã đọc: 6554           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Những biến cố dồn dập xảy ra khi Francis Garnier đến Bắc kỳ, Hà Nội bị y tấn công và chiếm ngày 20-11 . Say sưa vì chiến thắng dễ dàng , y lao mình đánh chiếm vùng Trung Châu với số lính 110 người , y lần lượt chiếm các thành Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình và Hải Dương.

Những tín đồ Gia Tô, nền tảng xã hội của Đế quốc Pháp, chạy theo ngay tiếng gọi đầu tiên của Garnier. Triều đình Huế bất lực trước các biến cố bèn cầu cứu quân cờ Đen và quân nầy hạ sát tên Garnier trong một cuộc mai phục gần Hà nội. Lính Pháp mất người chỉ huy, bị Paris phủ nhận việc làm, đành chịu thương thuyết với những vị quan do triều đình Huế đề cử đến: một hiệp ước mới thừa nhận việc Pháp chiếm đóng Nam kỳ và mở đường cho ảnh hưởng Pháp tại Bắc kỳ.

Sự sợ hãi một cuộc tổng khởi nghĩa của dân chúng do việc phản quốc của các tín đồ Gia tô có thể gây ra đã giải thích phần lớn sự đầu hàng nhanh chóng và không biện minh được của Huế cùng chính sách chủ bại của họ đối với nước Pháp, Giữa sự chiếm đóng của ngoại bang và sự đe dọa của một cuộc cách mạng , Tự Đức và triều đình đã quyết tâm lựa chọn điều trên mà họ cho là ít nguy hại hơn, với điều kiện, dĩ nhiên, ngoại bang long trọng hứa tôn trọng đương triều. Đó là điều người Pháp làm. Người Pháp chắc rằng việc hợp tác với Tự Đức là giải pháp tốt đẹp nhất mà họ có thể chấp nhận, trước tình thế cực kỳ nguy hiểm cho quân đội Pháp ở Bắc kỳ và trước việc Paris quyết liệt từ chối bảo đảm việc xâm lăng đó.

Chính sách này được Philastre bảo vệ với đầy tin tưởng, đã gây nên một sự phản đối mạnh mẽ của các kẻ truyền đạo, chúng ta đã quá biết, không chịu từ bỏ ý đồ biến Bắc kỳ thành một vương quốc độc lập.

Vì thế có bốn lực lương ở Bắc kỳ : Người Pháp và các tín đồ Thiên Chúa giáo ( do những nhà truyền giáo lãnh đạo) một bên, Triều đình và các nhà Nho một bên. Sự ký kết giữa triều đình Huế và Pháp đã làm cho các đồng minh mỗi bên hết sức bất mãn  : các tín đồ Thiên chúa giáo và các kẻ truyền đạo - tự xem thật là sai lầm- bị những kẻ che chỡ, người Pháp, bỏ rơi. Trái lại, các nhà nho buộc tội triều đình Huế hy sinh quyền lợi tối thượng của Tổ quốc cho quyền lợi riêng tư của mình. Không thể tránh được chiến tranh giữa anh em thù nghịch, kẻ thì nhân danh tôn giáo, người thì nhân danh tổ quốc, gặp cơn nguy biến Bắc kỳ chìm đắm vào một cuộc nội chiến nhục nhã nhất mà dấu vết vẫn còn in sâu đậm trong tâm trí dân chúng.

Mặc dù triều đình Huế muốn tránh mọi khó khăn với người Pháp, vấn đề con chiên đã thường làm họ chống đối lại Pháp, điều 9 hiệp ước thừa nhận cho các kẻ truyền đạo cùng con chiên của họ các quyền vượt quá luật pháp xứ sở, các quyền này lại còn khó chịu hơn nữa vì tham vọng khjông đáy của các kẻ truyền đạo.

 

                         I- CUỘC VIỄN CHINH CỦA GARNIER.

       1/. CHIẾM HÀ NỘI VÀ VÙNG TRUNG DU BẮC KỲ :

Đến Bắc kỳ để đuổi tên tiếm chức, Garnier được mọi người đón tiếp nồng hậu. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương ra lệnh sử dụng các gian nhà kế cận dể tiếp Garniercùng các sĩ quan binh lính của y, Garnier từ chối và đòi một chổ trú đóng khác, y được thỏa mãn ngay, cùng với một số lớn người phục dịch cho y : chính vị Tổng đốc cũng gởi quà tặng đến y theo thường lệ để bày tỏ sự hòa hợp.[1]. Nhưng lập tức sự chia rẽ nổ bùng giữa tên Pháp và người Việt ở đó, và ông này sửng sốt thấy ngay. Hôm sau, khi đến Hà Nội Garnier đã công khai bênh vực Dupuis, buộc mở sông Hồng cho Pháp, Tây Ban Nha, Trung Hoa buôn bán, Sau khi y phá cửa thành cho quân đội đóng ở Trường Thi, vì y cho chổ ở mà chính quyền Việt Nam cấp cho không đủ. Sẵn định kiến là dân chúng Bắc kỳ chỉ đợi giặc Pháp đến để nổi dậy chống triều đình Huế, y ra hai tuyên ngôn kêu gọi ai có điều gì than phiền nền cai trị của Triều đình thì hãy đến khiếu nại với “người đại diện của nước Pháp cao quý”, và y lo tìm một kẻ xưng danh con cháu nhà Lê. Rồi y cho rằng các quan đã làm bật khi ngăn cản Dupuis dùng con đường sông Hồng. Nhân danh nước Pháp, y mua các tàu của tên phiêu lưu với giá 920.000 và buộc người Việt Nam phải trả cho Dupuis để làm tiền bồi thường. Nếu không trả, Dupuis sẽ có những phần đất nhượng[2]

Đó là những biện pháp mà Francis Garnier tin là phải lấy, và theo y là vì quyền lợi văn minh thương mạivà hơn nữa, “hạnh phúc” của dân tộc Việt Nam.[3]

Nhưng nhà chức trách Hà Nội chống trả, họ cương quyết từ chối không bàn đến gì ngoài việc Dupuis rút lui, vấn đề duy nhất mà Garnier được ủy nhiệm bên cạnh họ, Nguyên Soái Nguyễn tri Phương , để tránh sự giải thích sai lầm về chuyến đến của Garnier, đã ra lệnh yết thị để công bố các lý do chính thức về sự có mặt của Garnier ở Bắc kỳ. Rồi trước thái độ ngạo mạn và hiếu chiến của Garnier, ông tăng cường quân đội trú phòng Hà Nội. Viên sĩ quan Pháp bèn đưa môt tối hậu thư cho chính quyền Việt Nam buộc giải giới thành Hà nội. Ngày 20-11, không được lời phúc đáp, Garnier bèn ra lệnh tấn công và chiếm thành Nguyên Soái Nguyễn Tri Phương bị thương và chết đã hào hùng trả lời khi Giám mục Puginier đến “an ủi” :

“ Sao ! chính ông trưởng đoàn truyền đạo Pháp đến vui hưởng cơn hấp hối của tôi ! Ông không thể để tôi chết bình yên sao ? nhưng ông rất bằng lòng, vì chính nhờ ông và các lời khuyên của ông mà những tên cướp của nước Pháp đã cướp Nam kỳ và còn sẽ cướp Bắc kỳ của chúng tôi nữa. Ước mong lớn nhất của tôi sau bao tai biến là càng chết sớm càng tốt.”[4]

Ngài từ chối mọi thuốc thang, vất bỏ mọi băng bó và nhịn đói mà chết. Trước khi trút hơi thở cuối cùng Ngài nói với tên Garnier “Một chiến sĩ phải chết và chết trên trận địa hẳn không phải là cái chết nhục nhã”[5].

Để biện hộ cho hành động của Garnier- và đồng thời cũng biện hộ cho chính mình- Dupré tìm cách đổ trách nhiệm việc chiếm Hà Nội lên cho Nguyễn tri Phương, buộc tội ngài là đã gây nên biến cố : “Tên tử thù quyết liệt đó của người Pháp, y viết cho Bộ trưởng, liền cho thấy càng lúc càng rõ rệt ý đồ đen tối của ông ta, sự căm ghét lúc đầu câm lặng, rồi công khai, ông ra lệnh trưng binh, gọi họ về Hà Nội, ông đẩy mạnh hết sức việc xây thành lủy cách Hà Nội 4 cây số, ông ngạo nghễ tuyên bố không tuân lệnh chính phủ và chỉ hành động theo ý mình…Chỉ còn độ vài hôm nữa là có thể ông Garnier cùng nhóm người theo ông bị ném xuống sông, Cách duy nhất để tránh nguy hiểm cấp kỳ là phòng ngừa..”[6]

Nói cách khác, theo cách giải thích của Dupré, Garnier hành động để tự vệ chứ không theo một kế hoạch trù định trước .

Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa tiếp nhận tin chiếm thành Hà Nội với nổi lo âu, Y viết cho đồng nghiệp Bộ ngoại giao : “Tôi lấy làm tiếc, mặc dù có những chỉ thị cương quyết và nhắc đi nhắc lại mãi gửo đến cho ông ta, thế mà  Phó Đô đốc Thống sứ vẫn cho phép ông Garnier thay đổi tính chất hòa bình của công tác, có thể khiến việc giao thiệp với Huế bị cắt đứt. Những lời lẽ trong văn thư cho phép tôi hy vọng rằng thành Hà Nội chỉ bị tạm đóng quân chứ không phải bị cướp đoạt bởi đoàn quân hộ tống nhỏ bé của ông Garnier, tôi muốn tin rằng lòng tin tưởng hoàn toàn vào vị Phó Đô đốc đó sẽ không bị sao lạc”[7]

Như thế là Bộ Hải quân vẫn luôn luôn hy vọng là nhờ thương thuyết, người Pháp sẽ khiến triều đình Huế chấp nhận nền bảo hộ để chuộc lại ba tỉnh Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên [8]. Theo họ, một kết quả như thế đáng mong muốn hơn là việc chiếm giữ Bắc kỳ, vì sẽ cho người Pháp không phải đánh đà gì, một địa vị ưu thắng và bảo đảm cho lá cờ Pháp bay trên con đường trực tiếp, tương đối dễ dàng hướng về Vân Nam, nước pháp đã chiếm được phần lớn trong việc buôn bán với tỉnh trù phú này. Quan điểm đó được Bộ trưởng Ngoại giao và cả Tổng thống Cộng hòa cùng chia xẻ.[9]

Trước việc rat ay của Garnier, có thể rạn nứt kế hoạch của Paris, Bộ trưởng hải quân chì còn biết vớt vát cáigì còn có thể. Y gởi điện tín sau đây cho Thống Đốc Nam kỳ :

“…tôi hy vọng rằng ông sẽ có thể nhận thức các việc đã rồi ở Bắc kỳ thế nào để tránh việc tuyệt giao. Ý định cương quyết của chính phủ vẫn luôn luôn như các chỉ thị tôi nhắc mãi với ông. Vì thế tôi tin rằng việc chiếm thành Hà Nội chỉ có tín cách nhất thời và không đưa đến hành động quân sự nào”[10].

Trong khi Paris soạn thảo điện tín “hòa bình” thì tại Bắc kỳ Garnier vẫn liên tiếp tấn công, Với một nhóm người, y lần lượt chiếm các thành Hưng yên, Nam Định, chế ngự con đường từ Hà Nội ra biển, thành Ninh Bình, kiểm soát ngã đường đi Huế, thành Hải Dương, ngã tư giao thông đường sông Chảy khắp miền Trung Châu. Chưa bao giờ trong lịch sử, người Việt Nam phải chịu những nhục nhã như thế. Chuẩn úy Hautefeuille cùng với 7 binh sĩ chiếm được thành Ninh Bình có hằng nghìn người canh giữ ! Tình trạng hổn loạn cùng sự tích cực giúp đở của tập thể Thiên chúa là 2 lý do chính cắt nghĩa việc Garnier cùng binh lính của y đã đánh bại một cách dễ dàng và kỳ lạ quân đội Tự Đức đông gấp 100 lần.

Hưởng ứng niềm mong ước của Dupré, các Linh mục Pháp đã tự nguyện giúp đở cho đồng bào họ. Hàng ngàn tín đồ thiên Chúa Việt Nam có các linh mục dẫn đầu cầm cờ tam tài (cờ Pháp) gia nhập vào đoàn quân bé nhỏ của Garnier để chiến đấu bên cạnh người Pháp, cùng để cướp bóc, đốt nhà, giết người và trả thù. Thế là các vùng Trung Châu chính yếu nằm trong tay y. Garnier chỉ còn phải tổ chức chánh trị cho vùng chiếm đóng.

2/- CAI TRỊ CÁC VÙNG BỊ CHIẾM :

Theo kế hoạch đã soạn sẵn với đô đốc của y trước khi lên đường, Garnier phải thực hiện bất ngờ và kết thúc mộng ước mà các kẻ truyền đạo Bắc kỳ nuôi dưởng từ lâu : Lập một kẻ mạo xưng con cháu nhà Lê lên ngôi ở “nước” Bắc kỳ độc lập.[11]Bằng lời nói, bằng tuyên ngôn, bằng bích chương, Garnier đã cho dân chúng Bắc kỳ biết ý định đó ngay sau hôm y đến Hà Nội. Sau khi chiếm thành trì của thủ đô này, y được lệnh phải chú tâm nghiêm chỉnh đến kế hoạch đó. Dupré viết cho y : “Vậy ông cần phải nổ lực tìm kiếm để biết những kẻ muốn lên làm vua ở Bắc kỳ, uy tín của chúng, giá trị cùng mức độ được lòng dân ở mỗi người, để có thể công bố, nếu chúng buộc phải đi đến biện pháp cực đoan nầy, ai may mắn nhất để quy tụ đa số dân chúng theo mình.”[12]

Dupré trình bày ý kiến đó cho Bộ trưởng trong văn thư ngày 1-12-1873 :

“Tôi hết sức tiếc, nếu mặc kệ cho các cố gắng kiên nhẩn của tôi, những lời yêu cầu khẩn thiết mà lần này chính phủ vẫn không nghe, tôi bị buộc dùng các biện pháp để bảo đảm độc lập của Bắc kỳ. Thưa ngài Bộ trưởng, các biện pháp đó là lời tuyên bố chủ quyền của một người trong dòng họ bị cướp ngôi mà hiện vẫn giữ được sự ủng hộ của một sồ lớn người trong xứ, theo lời yêu cầu của tôi, vị Tổng đốc lưỡng Quãng đã cho rút quân ra khỏi xứ này, muốn phục hưng triều đó lại, và muốn nước Pháp bảo đảm, che chỡ cho vị vua mà Pháp đặt lên ngôi. Tôi tin tưởng rằng giải pháp hiện đang được ông Garnier khuyên thực hành này, rất được các giám mục ham thích, sẽ không gây bối rối gì cho cúng ta, cũng không tạo nên khó khăn gì trong việc bảo hộ triều đình Huế, với lý do đó, hẳn ngài đồng ý.”[13]

Vì thế, người tar a công tìm kiếm các ông Hoàng nổi tiếng nhà Lê được dân Bắc kỳ yêu kính và quy tụ được dân chúng quanh họ. Bị tiêm nhập lời tuyên truyền của các kẻ truyền đạo, Garnier và đồng bọn tin rằng giải pháp nầy nhất định thực hiện được, ssẽ giúp cho người Pháp làm chủ hoàn toàn xứ Bắc kỳ. Thư sau đây của Harmand gửi thiếu tá Esmer đã phản ảnh niềm tin chất phát đó, Viên y sỉ được bổ nhiệm làm công sứ Nam định viết : “Nếu tôi có tiếng nói trong các cuộc thảo luận, tôi sẽ tìm lại sự phối hợp mà ngay từ đầu tôi thấy là tuyệt hảo, rất khôn khéo, có thể thực hiện được đầy đủ bằng các phương tiện hạn chế của tôi. Tôi muốn nói đến dòng họ nhà Lê. Theo tin tức mà tôi thu lượm được, dòng họ này, như ông đã biết đã trị vì gần 4 thế kỷ ở vương quốc Bắc kỳ, đã bị vua Gia Long tài ba đánh đổ, nhưng vẫn còn rất được lòng ở đây . Tại Nam Định, dân chúng mong muốn và tin rằng chúng ta đến đây để phục hưng nó. Vì người ta tin là điều người ta muốn, niềm hy vọng nầy là một triệu chứng rất quan trọng. Tôi gần như tin chắc rằng tại vùng Tam Đoài, Roan Quế, đa số các lãnh tụ Văn Thân bị ông Garnier treo giá cái đầu rất cao và hiện giờ vẫn còn quy tụ rất nhiều khí giới, binh sĩ, sẽ theo về với chúng ta ngay khi cờ chúng ta cắm để đánh dấu và tuyên bố nước Pháp bảo vệ nhà Lê . Ngay từ bây giờ, tôi gần như nhúng tay vào việc thúc hối cả toàn tỉnh nổi dậy chống lại vương quốc An Nam .

Có lẽ Vua Tự Đức sẽ sợ hãi đến nổi không dán chiến tranh. Việc của ông là đào cho ra một người họ Lê gần như chính thống và đặt lên ngôi của ông cha y một cách long trọng.

Ông vua do chúng ta chỉ định đó, mọi việc đều nhờ chúng ta, không phải là tay sai dễ bảo của chúng ta sao ? Với một số quân trú phòng nhỏ bé, ít tốn kém, chúng ta sẽ làm chủ hoàn toàn xứ Bắc kỳ. Về điều nầy, chúng ta chỉ tổ chức rập khuôn nền bảo hộ của Anh ở Ấn Độ và tránh những lỗi lầm hằng ngày của chúng ta ở Cambodge. Còn xứ An Nam, chúng ta không có gì để bận tâm, phải sợ hãi, sẽ chết vì hao mòn, vì đau khổ. Tôi tin rằng chúng ta sẽ thực sự phụng sự nước Pháp.”[14]

Nhưng các ông Hoàng nhà Lê mà các kẻ truyền đạo hết lòng tán dương về việc được lòng dân đó, có thực có hay không ? Khi Garnier yêu cầu Giám mục Puginier tìm cho một người, y hết sức ngạc nhiên khi nghe ông này khuyên nên bỏ dự định đó đi. Lý do thật đơn giản, các ông Hoàng đó chỉ có trong chuyện hoang đường mà các kẻ truyền đạo bịa đặc ra.

Bốn mươi năm về sau, Jules Harmand mà chúng ta vừa trích bức thư trên, đã tiết lộ cho một người viết sử về vấn đề ly kỳ này, y nói với CH.B.Maybon :

“ Quả tình, có thể vì chịu ảnh hưởng về các biến chuyển của cuộc chiến tranh lạ thường mà chúng tôi có ít thời giờ suy nghỉ này và cũng do ý kiến của các nhà truyền đạo, tôi đã tưởng là đã sử dụng hữu ích trong nhất thời các con cháu nhà Lê. (tôi có một người “tướng” Thiên chúa là Lê văn Ba trong đám quân nhỏ bé của tôi ở Nam Định, ông ta đã giúp tôi được nhiều việc, Đó là một người rất can đảm). Nhưng tôi đã không chậm trể mà nhận rằng sự tin tưởng đó sai lầm. Không có lợi lộc gì khi sử dụng các kẻ hoặc ít hoặc nhiều mang huyết thống nhà Lê, và nếu có dùng được, tôi tin rằng đó là một lỗi lầm to lớn mà hậu quả chắc phải đè nặng lên việc làm của chúng ta.”[15]

Thiếu một “ông Hoàng” để lập một nước Bắc kỳ độc lập, Garnier bắt buộc phải lập nền cai trị Pháp, Y chiêu mộ các toán quân bổ sung (theo linh mục Louvet có đến 20.000 người) và bổ nhiệm các công chức dân sự. Các quan lại bèn chạy trốn trước quân đội Pháphoặc tỏ thái độ thù nghịch, các sĩ quan Pháp đưa ra những lời kêu gọi và “vung vải tiền bạc”[16] để kiếm người thay thế cho những người bỏ trốn. Một đám đông gồm những kẻ chống đối chạy xô lại. Phần đông là các nhà nho đói khát, các đầu đảng trộm cướp và các tín đồ Thiên Chúa giáo, nhất là họ tin giở phục thù đã điểm. Còn đám gọi là binh sĩ, thì theo lời thú nhận của Balézeaux và Harmand chỉ là đám ô hợp, rách rưới không vũ khí, việc họ có mặt trong thành chỉ làm bực mình và gây phiền phức cho người Pháp mà thôi.

Danh sách công chức dân sự và quân sự mà Garnier bổ nhiệm chỉ riêng cho Hà Nội thôi cũng đã đến tập dầy. Giám mục Puginier giúp đở cho Garnier trong việc bổ nhiệm vội vã nầy mà thep Balézeaux “rất cần phải thanh lọc lại.”[17]

  Các thư sau đây của Harmand gửi cho Garnier và thiếu tá hải qiân Testard du Cosquer, chỉ huy tàu “Décrès” cho chúng ta biết thứ “công chức” và “lính” mà người Pháp dùng trong khi chiếm đóng đó là gì.

“Suốt ngày tôi tiếp những người tự xin điều khiển các binh lính mà họ tụ tập thành từng toán 100, 150, ..v.v.. họ đều được các cha xứ gởi gấm, nhưng ta cố phản ứng, không mích lòng một ai, chống đối lại khuynh hướng tràn ngập của các tín đồ Thiên Chúa, đó là việc mà vị Thống ođ61c biết rất kỷ”(thư gửi Garnier ngày 16-12-1873.[18]

Cho đến bây giờ tôi bận rộn đến nổi chưa có thể ra khỏi túp lều để đi tuần tra- chắc là tối mới đi được. Từ sáng đến tối, một hàng người đã quy tụ được một ít người đó, nối tiếp đến xin võ trang, xin cấp phiếu nhận tiền, khí giới, gạo..v.v..và v.v…. Những người xin làm tri phủ, tri huyện không nhiều. Dủ ngài thúc dục, tôi sợ rằng quá vội vã chúng ta sẽ làm sai, bổ nhiệm những kẻ hư đốn mà dân chúng không ưa thích, cũng cần phải nể vì tình cảm tôn giáo tế nhị. Có lẽ không khôn ngoan gì hơn khi bổ nhiệm, lúc nầy, các người chỉ huy quân sự đồng thời lại kéo dài thời gian để lựa chọn các viên chức hành chánh, dĩ nhiên, những ai mà tôi không sợ khi bổ nhiệm, sẽ được bổ ngay. Tôi muốn có ý kiến ngài về điều đó, tôi hết sức tiếc là ở quá xa ngài, sự thiếu kinh nghiệm trong tình thế như thế này đè nặng tôi và lúc nào tôi cũng sợ lỡ bước.”[19] Tôi vẫn cứ tiếp khách mãi : Họ nối đuôi nhau trước túp lều tôi từ 7 giờ sang cho đến tối, tôi phải tiếp mãi những người đến khiếu nại hay xin xỏ, kẻ thì đến xin được giúp đỡ và che chỡ, kẻ thì tụ tập được một số người, rồi đến xin khí giới để trang bị và bằng cấp để chỉ huy, sau rốt có kẻ, và đây là số đông, đến xin giúp việc như thư ký, công chức đủ hạng, cũng xin được đặc ân bổ làm tri phủ, tri huyện. Tất cả hình như hầu hết là tín đồ Thiên chúa giáo. một phần ở tỉnh tiếp giáp là Ninh Bình do các linh mục cử sang. Trong những trường hợp khó khăn, những tín đồ Thiên Chúa tỏ ra tham lam trơ trẽn, cũng như thiếu dè dặt và đầy ích kỷ !  Vì quyền lợi của họ, tôi luôn luôn tìm cách làm dịu bớt phong trào. Trong phạm vi có thể được, tôi muốn bổ nhiệm người lương hơn là người giáo, có thể theo cả tỷ lệ số dân giáo và lương nữa, trước hết là không gây nên bất mãn tự nhiên trong xứ, ngoài ra lại vì người Công giáo bị gạt ra khỏi chánh quyền An Nam, không rành việc, hết sức mới mẽ trong việc hành chánh, hơn nữa họ ít biết chữ, gần như đều phát xuất từ giai cấp hạ đẳng , đó là những lý do đụng chạm mạnh đến tập quán An Nam. Vì tôi hiện phải lo vấn đề, tôi phải thành thật trình bày, không thiên vị gì ai . Chắc chắn là tín đồ Thiên Chúa đã giúp tôi rất nhiều việc quan trọng, nhất là họ làm cho việc mà ông Garnier giao cho tôi được dễ dàng. Họ xem việc chúng ta đến đây như là đánh dấu cho giờ phục thù và trả đủa, về phần họ, những nhà truyền giáo, ngay từ đầu, đã đưa ra những lệnh nghiêm nhặt, nhưng sau đó họ bị tràn ngập. Mỗi ngày tôi nhắc đến 10 lần “Các ông có nghỉ rằng chúng tôi đến đây để gây một cuộc chiến tranh tôn giáo không ? Chúng tôi đến đây với mục đích thuần tuý thương mại : Dù các ông có là giáo, là lương, là trung quốc, đều không quan trọng. Không nghi ngờ gì, chúng tôi rất sung sướng được giúp đở cho con chiên và chúng tôi hứa ủng hộ những kẻ bị ức hiếp. Nhưng xin các ông đừng lầm: Nếu chúng tôi đặt các người Thiên Chúa vào những chức vị quan trọng, đó là vì quyền lợi của xứ này, và nền hòa bình chung, mà chức vụ đó không thể bỏ trống và chúng tôi có sẵn các con chiên dưới tay, Nhưng nếu các quan lại cũ đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ sung sướng chứng tỏ cảm tình và lòng yêu thích công lý của chúng tôi. Tôi nói thêm, không phải mọi người Pháp đều theo đạo Thiên Chúa , lý lẽ nầy khiến họ hết sức ngạc nhiên” (thư gửi Testard du Cosquer, 16-1-1874)[20]

Tóm lại, Các quan đều xa lánh, những tín đồ Gia tô và những kẻ bị xứ sở đào thải, những tên trôm cướp, tham lam mà một chính phủ bình thường có khép trong vòng trật tự đã nhào đến, Tín đồ Thiên Chúa, nhờ khí giới của Tây mà trở nên mạnh hơn, đã làm nhục tàn tệ đồng bào phi Thiên Chúa của họ. Đó là một sự hổn loạn không thể tả được mà sự cướp bóc đã thêm máu và lửa vào.

3/- GARNIER VÀ CÁC GIÁM MỤC:

Những giám mục Pháp, đặc biệt là Giám mục Puginier đã nồng nhiệt giúp đở Garnier.

Ngay khi đến Bắc kỳ, tên này đã gởi cho giám mục Puginier qua trung gian phái bộ Dominicain Tây Ban Nha ở Hải Dương, một bức thư,trong đó viên trưởng phái đoàn Pháp trình bày các lý do chính thức của công tác và ý muốn thiết tha được nghe lời khuyên bảo của Giám mục, y viết : “…Tôi lật đật liên lạc với đại nhânmà kinh nghiệm chắc sẽ giúp tôi được nhiều …tôi mạn phép xin được nói thêm là một trong các bổn phận của tôi là nghe và nghiên cứu kỷ lưởng những khiếu nại chính đáng mà phái bộ ở Bắc kỳ có thể nêu lên chống lại chính quyền An Nam . Mục đích chính yếu của Đô đốc mà ngài quyết tâm đạt cho bằng được mọi cách là bình định vùng đất đẹp đẽ giàu có này, phải mở cửa buôn bán với nước ngoài, nhưng ngài vẫn đứng bên ngoài tôn giáo, tự hạn chế trong vấn đề chính trị, nhưng không dững dưng mà không thỏa mãn hoàn toàn một tín ngưỡng hiện có rất nhiều người theo ở Bắc kỳ…”[21]

Là một kẻ chủ trương điên cuồng việc chiếm Bắc kỳ, Giám mục Hà Nội, liền vội biểu lộ sự nồng nhiệt của mình trong trong thư sau đây gửi cho Đô đốc Dupré :

Vừa đến Bắc kỳ ông Garnier liền trao bức thư mà Ngài đã có lòng gửi cho tôi, yêu cầu lại gặp ông ấy, và ông cũng yêu cầu tôi sắp đặt cho các quan An Nam mời ông lại. Hai ngày sau, khi ông đến, chúng tôi nói chuyện thật lâu với nhau ba lần khiến giúp tôi hiểu được ý kiến v among ước của ngài. Tôi tin là có thể bảo đảm rằng Ngài sẽ gặp ở tôi các nhà truyền đạo, ở các con chiên, và tôi dám nói rằng , ở ngay các phần tử không đạo nữa, một sự giúp đỡ rộng rãi cho việc thực hiện ý muốn của Ngài. Ông Gernier đã biết được chút ít ý kiến và nguyện vọng dân chúng, ông ấy sẽ hân hạnh trình bày cho Ngài rõ. Phần tôi, thưa Ngài Đô đốc, xin ngài cho phép tôi gửi đến lời thỉnh cầu sau đây, cũng là lời thỉnh cầu của tất cả những người từ nay ở dưới sự che chỡ của Ngài. Thế lực của Pháp vừa mới lan rộng ra Bắc kỳ một cách hết sức đặc biệt, chúng tôi mong ước là luôn luôn mạnh và lâu bền. Chính phủ Pháp khi chấp nhận các nguyện vọng rất chính đáng đó, tôi hy vọng như thế, sẽ sớm gặt hái được kết quả của những hy sinh đó”[22]  

Còn Giám mục Gauthier, ông ta dặn Garnier đề phòng các lời hứa hẹn thiện chí của triếu đình Huế và nhấn mạnh là y nên dùng sức mạnh vì đó là giải pháp duy nhất có thể đưa đến những gì quan trọng. Ông ta viết cho Garnier : “ Tin Ngài đến đã làm chúng tôi hết sức vui sướng và hy vọng một tương lai tốt đẹp cho dân tộc khốn nạn đáng được lưu tâm này, họ đã kéo dài một đời sống khốn khổ do sự ngu ngốc của những người cai trị họ. Trong thư mà Ngài Đô đốc vui lòng viết cho tôi, hình như Ngài Đô đốc tin rằng triều đình Huế có thể mang lại cho Ngài Đô đốc những bảo đảm đầy đủ, đầy thiện chí , phần tôi, được kinh nghiệm dạy cho tôi có thể xác nhận cái triều đình đó không có tí thiện chí nào, và sức mạnh, chỉ có sức mạnh mớiđưa nó vào được và giữ lại được trong con đường bổn phận. Ngoài ra, Tự Đức không manh như người ta tưởng đâu, vì ông Dupuis với phương tiện rất đổi yếu ớt đã có thể khiến ông ta đi van nài ngài Đô đốc . tôi hy vọng và sung sướng được gặp Ngài và làm cho Ngài tất cả những gì làm được.”[23]

Thái độ của những nhà truyền giáo Tây Ban Nha [24] thì ngược lại. Họ tỏ ra lịch sự với người Pháp, nhưng không che dấu sự chống đối việc dùn vũ lực mà họ cho là có tai hại cho quyền lợi tôn giáo . Thái độ “hòa bình “ nầy, Giám mục Colomer, đại diện Tòa thánh ở Đông Bắc kỳ đã trình bày cho Đđ Dupré như sau : “…Ngài có mỹ ý cho tôi biết mục đích phái bộ của Đại úy Garnier. Tôi rất sung sướng nhận được tin đó và thiết tha mong Đại úy hoàn thành sứ mệnh trong hòa bình và hạnh phúc. Cùng mục đích, tôi tình nguyện làm tất cả những gì phù hợp với tính chất và hoàn cảnh của tôi , vì tôi tin rằng đạo Thiên chúa, và nói chung cả xứ này, sẽ được lợi nhiều khi êm thắm mở cửa cho thương mại và văn minh thiên Chúa Âu Châu vào.

Tôi không có điều gì hối tiếc khi hoặc vì thiếu sự thận trọng của triều đình Huế , hoặc vì bất cứ lý do nào khác, mà quý ngài dùng đến võ lực.

Trong trường hợp đó…xin ngài cho phép tôi được nói ngay trong lúc này là sứ mệnh của chúng tôi, sứ mệnh hòa bình, và lý do độc nhất khiến chúng tôi ở trong vương quốc An Nam là giảng đạo Thiên Chúa, không dính líu gì đến các vấn đề chính trị, bổn phận chúng tôi là duy trì chặt chẽ trong giới hạn của mục tiêu đó để không làm tổn hại đến quyền lợi tôn giáo.”[25]

Giám mục cũng lấy lại các ý kiến đó trong thư gửi Garnier ngày 18-11. Sau khi xác nhân lại với viên sĩ quan Pháp và với “ngài Đô đốc” những thiện cảm “đối với các đứa con cao quý của nước Pháp” và sự thỏa thuận hợp tác “trong việc dùng đạo Thiên Chúa Châu Âu để khai hóa vương quốc An Nam này trong giới hạn của chúc vụ thiêng liêng”, ông ta bày tỏ “một sự dè dặt để trong trường hợp va chạm bất ngờ đau khổ giữa hai quốc gia chúng ta, mọi người hãy biết rằng cho rằng dù thế nào tôi cũng không thể làm hại chức vụ thiêng liêng vì các lý do rõ ràng chính trị.”[26]

Chúng ta thấy khác với thời kỳ Bonard, những người truyền giáo Tây Ban Nha, năm 1873, rõ ràng chống đối lại một cuộc can thiệp võ trang ở Bắc kỳ, điều đó thật dễ hiểu :

Về phương diện chính trị, Tây Ban Nha không có lợi gì, vì họ vắng mặt ; Về mặt tôn giáo, một sự can thiệp như thế sẽ có thể làm hỏng tình trạng hòa bình mà họ đang sống, cùng những liên lạc tốt đẹp mà họ có được với nhà cầm quyền Việt Nam kể từ khi có hiệp ước 1862. Vì thế, những người truyền giáo Tây Ban Nha vừa thường xuyên giúp sĩ quan Pháp, lại cũng luôn luôn yêu cầu họ vui lòng để pháo bộ truyền giáo của mình đứng ngoài mọi tranh chấp chính trị và nhất là mọi hành động hiếu chiến.

Sau khi chiếm Hà Nội, Garnier yêu cầu Giám mục Colomer và các tín hữu Tây Ban Nha cho y rõ thái độ của nhà cầm quyền Hải Dương, Quãng Yên, Bắc Ninh cũng như cho y biết trước những biện pháp thù nghịch có thể có của nhà cầm quyền chống lại y hay chống lại các nhà buôn nước ngoài. Y nói, những tin tức đó cho phép y “thực hiện hiệu nghiệm hơn, chắc chắn hơn sự bảo vệ” mà y có nghĩa vụ đối với họ.[27]

Giám mục Colomer, trong khi cảm tạ viên sĩ quan Pháp về việc che chỡ đặc biệt mà viên sĩ quan này tin là cần đem lại cho phái bộ Tây Ban Nha trong trường hợp có thể xảy ra biến cố đe dọa sinh mạng hay làm tổn hại sứ mạng của nó. Giám mục lại cho u biết rằng “cho đến bây giờ nhờ Thượng đế, chúng tôi khá yên ổn và không sợ tí nào về sự yên ổn đó có thể bị phá hoại.”[28]  

Nhưng Garnier bị các linh mục Pháp thúc đẩy, lao mình vào việc xâm chiếm vùng đồng bằng và đưa chiến tranh vào các vùng do Giám mục Tây Ban Nha truyền đạo.

Thư sau đây của Gm Colomer gửi Garnier sau khi Gia Lâm bị chiếm đóng dđ1ng được trích dẫn nguyên văn vì nó cho thất ba điểm chính yếu : Trước hết, những người truyền giáo Tây Ban Nha không tán thành việc xâm lăng thực dân của một nước không phải nước họ ; thứ hai, trái với luận điệu tuyên truyền của những người truyền giáo Pháp, đạo Thiên Chúa cùng các người phụng sự nó được chính quyền Việt Nam coi trọng, đối xử tử tế và rất kính nể ; Thứ ba, gian ý trong vụ Bắc kỳ là thuộc về phía người Pháp chứ không phải về phía người Việt Nam như các người truyền đạo và các sử gia thực dân xác nhận.

Thưa Ông,

Đối tượng của thư này không gì khác hơn là nói với ông rằng bổn phận của tôi là duy trì hòa bình tôn giáo trong địa hạt tôi, và tôi thấy nó hiện đang bị xáo trộn khi mà theo lệnh của ông, người ta đem thực hiện các kế hoạchtrong các tỉnh mà quyền lãnh đạo tôn giáo đã được giao phó cho tôi, tôi không thể làm điều gì khác hơn là xin ông chú ý cho điểm này để tránh những hậu quả không hay.

Vì chức vụ của tôi, tôi không có nghĩa vụ đặc biêt đặc biệt nào khác đối với các tỉnh ở phía bên này sông Hà Nội, ông nên cố nghe theo những gì tôi trình bày trong thư này khi mà tâm trí tôi không can dự gì vào những biến cố xảy ra ở thủ đô này.

Trước hết, tôi nói rằng hòa bình tôn giáo bị quyấy phá không phải bởi các quan An Nam mà bởi những lý do khác, nên tôi muốn ông lưu tâm đến. Trước khi chứng minh lời xác nhận ấy, tôi xin lưu ý ông rằng từ khi hai nước đồng minh Pháp và Tây Ban Nha, ký các hiệp ước hòa bình với Vương quốc An Nam, các nhà truyền giáo Tây Ban Nha đã sống hòa hợp hoàn toàn với các quan An Nam, và trong nhiều dịp, họ cũng đã biểu lộ cãm tình đối với đạo Thiên Chúa và các người của chúng tôi cũng ngang với các nhà cầm quyền ở các nước Châu Âu. Nếu có một vài ngoại lệ nào, chỉ cấn kêu gọi đến các nhà chức trách cao cấp của vương quốc là đủ để sửa chửa lại ngay. Ngoài ra. Tôi biết rằng, các quan ở các tỉnh này luôn luôn lo (thích thú nữa) đãi đằng xứng đáng những người châu Âu có mặt trong tỉnh thành họ như các giám mục Gauthier, ông Senez và nhiều người Pháp khác đã chứng kiến khi đến thăm các tỉnh thành này vào tháng 11 năm ngoái. Tôi không hề nghi ngờ rằng họ sẽ không đối xử như thế với ông và các bạn khả kính của ông nếu các ông có một thái độ hòa bình trong bất cứ tỉnh lỵ nào có các phái bộ Tây Ban Nha. Rủi thay, biến cố Hà Nội xảy ra đúng lúc các quan ở những tỉnh đó sẵn sàng đón tiếp các ông (ông và bạn bè ông) sẽ khoản đãi thân mật và vinh dự.

Sự “đột kích” bất ngờ vào Hà Nội và bức thư nghiêm khắc (lời trách mắng) mà ông gởi cho họ, làm cho họ sửng sốt và hết sức bối rối, một biến cố quá quan trọng  (trác tuyệt) như thế, chỉ có thể gieo rắc thêm nghi ngờ trong tâm trí đa số người trong bọn họ.

Thưa ông, chúng ta hãy thành thực, điều đó thực là tự nhiên ở những ai có một ý cỏn con lòng yêu nước.

Vì sợ một kết quả khác và căn cứ vào lời của vị sĩ quan mà ông phái đến tôi lúc này, qua trung gian các thầy giảng, tôi cố gắng trấn tỉnh lại linh hồn (tâm trí) các nhà cầm quyền An Nam, nói với họ là nếu họ cư xử tốt, hành động hòa bình đối với người Âu, họ không có việc gì phải lo sợ, biến cố Hà Nội là một ngoại lệ và nhất thời, nó chỉ liên hệ đến các quan ở tỉnh thành đó, nghỉ khác đi là làm nhục tinh thần hiệp sĩ của người Pháp; vì thế, tôi khuyến khich họ cố giữ thái độ hòa bình như trước, và nhân danh danh dự Châu Âu, tôi hứa với họ là người Pháp không làm họ phải lo sợ, và không vi phạm quyền lợi quốc giacủa họ nếu chính họ không khiêu khích, Vì thế, tinh thần các quan yên tỉnh lại, các quan cai trị tỉnh Bắc Ninh chỉ yêu cầu tôi tin cho ông biết rằng các chuẩn bị của họ là để đánh những kẻ làm loạn người Trung hoa và người An Nam nổi dậy trong những tỉnh, chứ không nhằm chống lại người Âu nếu người Âu đến tỉnh thành, họ sẽ hết lòng đón tiếp. Lo lắng cho hòa bình, bình yên cho các tín đồ mới theo, lo lắng cho danh dự Châu Âu, tôi nuôi hy vọng rằng không có đụng độ nào xảy ra tại phần đất của các nhà truyền giáo Tây Ban Nha, thì đúng ngay ngày tôi tin ông biết về thái độ tốt đẹp của các quan tại những tỉnh ở đây đối với người Âu, tôi lấy làm buồn khi biết người Au đã dùng sức mạnh để chiếm Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh cách chổ tôi ở không xa, sau đó tôi rất buồn khi biết tỉnh thành phía Đông cũng bị chiếm.

Dù tôi cố gắng tìm hiểu, vẫn không ai đưa ra được lý do nào thỏa mãn cả. Thưa ông Chỉ huy trưởng, các hành động thù nghịch chống lại dân bản xứ đó, tự chúng đã đầy ý nghĩa và vì tôi sợ chúng mở màn cho những biến cố quan trọng hơn, tôi xin được tự do trình bày với ông là các hành động ấy đã làm hạ giá trị trầm trọng tôn giáo, tính chất và danh tiếng Châu Âu ở xứ nầy. Từ nay tôi còn được tín nhiệm gì và còn mặt mủi nào trước các vị quan ấy vì đã nói với họ tin vào lời nói người Âu và đừng lo lắng gì nếu tự họ không sinh chuyện, người An Nam sẽ nghĩ gì về những Giám mục truyền đạo và các người Âu khác khi thấy họ hành động khinh xuất như thế ? Họ phải nghi ngờ tất cả, không phân biệt người nào, nước nào, và họ nhớ đến các sự bách hại (như đã bắt đầu tái diển, nhất là ở tầng lớp dân thường) chống lại tôn giáo mà chúng ta rao giảng cũng như chống lại người Âu và các con chiên An Nam. Thưa ông Chỉ huy trưởng, tôi sẽ quên tính chất thiêng liêng của tôi nếu trong những trường hợp khó khăn này, nếu tôi không có thái độ nghiêm trọng trình bày cho ông thấy những điều bất lợi thực thụ mang lại cho đạo Gia Tô, nếu ông vẫn tiếp tục hành động như thế. Xin ông tha thứ cho về việc tôi nói với ông một cách thẳng thắng, thân mật như thế, vì tôi không hề có một ý nghĩ nào muốn xúc phạm đến ông. Chúa đã tách rời tôi ra khỏi một ý định như thế, chỉ có nghĩa vụ mà chức vụ giám mục trong ngày tấn phong đã định cho tôi là phải làm việc thiện cùng tạo nên danh dự, tiếng tăm cho đạo giáo, và cãm tình của tôi đối với đứa con cao quý của nước Pháp, tôi hằng cầu mong sự thịnh vượng đó, chỉ có những điều này mới là động cơ cho những lời yêu cầu của tôi. Và để cho ông không còn nghi ngờ về những sự trong sạch của tôi trong việc muốn làm điều thiện chung, để ông tin những tình cảm của tôi đối với ông. New61u ông cảm thấy thuận tiện, tôi hết sức sung sướng được bàn bạc lâu dài với ông trong một cuộc thảo luận có cả giám mục Puginier hoặc bật cứ một nhà truyền giáo người Pháp nào để làm sáng tỏ mọi điểm. Điều này không thể nói hết trong một lá thư.

Thưa ông Chỉ huy trưởng, tôi phải nói thêm vào những điều đã nói, là nếu với tư cách Giám mục tôi phải hành động theo lời chỉ dẫn của tôn giáo, với tư cách dân Tây Ban Nha, tôi không thể nhìn một cách dững dưng và bằng đôi mắt thanh thản khi quyền lợi tổ quốc tôi bị va chạm và nhìn nước Tây Ban Nha bị làm nhục, không nghi ngở gì nữa, điều đó sẽ xảy ra nếu…chiếm đoạt các tỉnh đó mà không một lý do nào cả và không bảo toàn các quyền quốc tế khác cũng như quyền những phái bộ truyền giáo Tây Ban Nha ở Bắc kỳ.

Tôi cũng muốn nói với ông về cách thức các ông làm nhục nếu những đều người ta kể lại với tôi là đúng, đất nước đau khổ và yếu đuối này bằng tàu chạy hơi nước mà các ông đem vào các tỉnh thành, khi đáng lẽ ra nên dành lại cho một cơ hội thuận tiện hơn.

Thưa ông Chỉ huy trưởng, tôi cảm thấy hết sức đau đớn khi phải nói một cách cương quyết như thế với một người đại diện nước Pháp, những việc tốt lành của tôn giáo, lòng lo lắng cho hòa bình và hòa hợp tốt đẹp, danh tiếng của Châu Âu và sự thịnh vượng của những tín đồ thân mến mới theo buộc tôi phải nói như thế.

Thưa ông Chỉ huy trưởng, đó là những tình cảm của tôi, dù bất cứ việc gì xảy ra, tôi vẫn tnậ tâm với ngài.”[29]

Viết sai tiếng việt, thư sau đây của một người truyền giáo Tây Ban Nha khác, Giám mục Riano Hoa còn diển đạt đúng hơn thư trên, nỗi giận giữ của các linh mục Tây Ban Nha trước việc làm của Pháp :

Tôi đã cho người tìm hiểu nơi đó, tôi biết rõ ràng vì mục đích gì mà tàu bè Pháp ra đằng ngoàì. Lòng tôi đau đớn, tối tăm và buồn bã khi hay tin Hà Nội,v.v.. bị chiếm. Ban đầu tôi không tin về các tin khác thường này, tôi không hiểu những lý do (nguyên văn: mâu thuẫn và thù nghịch )[30] các luật của đời sống nhưng sau cuộc điều tra tỉ mỉ về các lý do đó dù tôi không tin (sic) tôi nhận thất rằng nước Pháp có ý định chinh phục toàn thể đàng ngoài và có thể toàn quốc nữa. Vì thế, với tư cách Giám mục, tôithương xót cho bầy cừu của tôi và nhân danh đạo Thiên Chúa mà nước Pháp đang làm tổn thương, nhân danh nước Tây Ban Nha mà nước Pháp đang không kính nể và tỏ ra rất khinh bỉ, với tư cách người Tây Ban Nha tôi lên tiếng phản đối và trình bày bằng tất cả tấm lòng, bằng tất cả sức lực của tôi trước nước An Nam, trước các nước Châu Âu, các bất công, bất chính của Pháp. Nhân danh đạo Thiên Chúa, nhân danh nước An Nam và nhân danh nước Tây Ban Nha cũng như các nước Châu Âu, tôi yêu cầu nếu hiện giờ ông không thể phục hồi lại tình trạng cũ và chấm dứt mọi hành động thù nghịch thì ít nhất ông cũng để nguyên vẹn các tỉnh, phủ, huyện, tổng, làng, xóm mà Đức Thánh cha đã chỉ định cho các Giám mục và các nhà truyền giáo Tây Ban Nha rao giảng.

Tôi không muốn phá rầy ông, nhưng đã đến lúc tôi phải nói, nếu lúc nầy mà tôi im lặng là tôi thiếu sót trong bổn phận mình vì nếu bây giờ mà tôi làm thinh là tôi hành động trái lương tâm của mình.”[31]

Sau khi chiếm các thành ở bờ trái sông Hồng, người ta tìm cách lôi kéo các người truyền giáo Tây Ban Nha, những người này vẫn vừa giúp đỡ quân xâm lăng, vừa miển cưởng chấp nhận các biến cố. Những báo cáo của Balny d’Avricourt, viên chỉ huy quân sự Hải Dương, xác nhận điểm này. Viên sĩ quan này không biết tí gì về tỉnh ấy và cũng không có kinh nghiệm chính trị, hành chánh đã yêu cầu Giám mục Colomer đến ngay để làm trung gian giữa y và tuần phủ Hải Dương vũng như làm cố vấn cho y về việc tổ chức lại tỉnh này. Giám mục Tây Ban Nha làm thỏa mãn lòng ước muốn của tên xâm lược nhưng không che dấu sự lạnh nhạt.[32]

Nhưng cũng nên nói rõ, với các giám mục Tây Ban Nha khác, sự thù nghịch kém rõ ràng hơn , ít nhất thì cũng ở bề ngoài và một người trong họ, Giàm mục Cézon cho thấy hết sức sẵn sàng giúp đỡ người Pháp “trong những việc quan trọng mà tôi không thễ lẫn tránh.”[33]

Tóm lại, thái độ những người truyền giáo Tây Ban Nha đã do hai điểm lo lắng ấn định ; lo cứu vãn được chừng nào hay chừng đó sự bình yên trong giáo khu của mình và lo giữ gìn không để bị ô danh trước mắt nhà cầm quyền và dân chúng Việt Nam. Nhờ sự de dặt đó họ đã thành công khá nhiều trong việc giữ cho địa phận họ tránh được thảm họa nội chiến làm đẫm máu ở các tỉnh hữu ngạn thuộc quyền Giám mục Pháp.

 

II - NỘI CHIẾN VÀ CHÍNH SÁCH PHILASTRE

Làm chủ và làm chúa Bắc kỳ rồi, Garnier võ trang cho toàn thể lũ người trình diện với y và mở cửa cho những tên cướp biển vào. Nhưng quân đội của y phân tán thành từng nhóm 15 hay 20 người tại những thành to rộng mà chúng không giữ được cũng như không bảo vệ được để khỏi bị cướp bóc . Ngoài ra chung quanh họ là những con chiên và các kẻ giúp việc rất đáng nghi ngờ, không đếm xỉa gì tới các quan chỉ huy người Pháp, chỉ lo lợi dụng tình trạng hổn loạn để phục vụ cho lòng tham và để dễ dàng thực hiện việc trả thù và các ý đồ làm loạn của họ. Nội chiến bùng nổ.

1/- CHIẾN TRANH GIỮA “ ĐẢNG NHO SĨ ” VÀ “ ĐẢNG THIÊN CHÚA ”

Các tín đồ Thiên Chúa cảm thấy mình mạnh bèn tấn công vào những làng phi Thiên chúa. Sự trả đủa của họ quả thật quá sức dã man, như các báo cáo của các sĩ quan Pháp đã cho thấy. sauđây là một vài vụ theo lời thuật của Harmand : “ Ngày 18-12 , hai ngày sau khi đến, tôi nhận một thư khẩn cấp của giám mục Cézon, người Tây Ban Nha, đóng cách nam Định vài dặm, tôi phái viên trưởng thủy thủ Boilève và hai tay sung Picot và Martin đi theo một chiếc tàu co 4 súng đại bác với 100 lính của tên Ba . Đi không có thông ngôn và lạc đường mãi , người ta đã để cho họ đi như đi trong chiến thắng qua rất nhiều làng mạc và dù có những lệnh cương quyết của tôi và ý muốn tuân phục của họ, họ chỉ về được đến Nam Định ba ngày sau đó. Trong chuyến công tác, người ta cử họ cầm đầu toàn thể dân Công Giáo, rối chiếm  và đốt một làng của các kẻ ăn cướp hay của các nho sĩ võ trang[34]. Họ giết 10 người  trong đó có một viên chỉ huy, các người bị thương đều bị tra tấn, bị trấn nước, hay bị đốt sống, chùa chiền bị hủy diệt. Các người đó thật can đảm, nhưng tôi tự dặn lòng không để bắn một phát nào nữa nếu không có tôi, bất kể những lời người ta khuyên tôi, mục đích là để chính tôi chống lại các cảnh dã man đó, mà chỉ tấn công các làng chắc chắn là có tội và để tránh cho các con chiên cuồn tín đó khỏi bị trả đủa khủng khiếp trong trường hợp Pháp thua trận hay thay đổi chính sách.”[35]

“…Chúng tôi lần lượt chiếm bốn làng, bắt 5 người chỉ huy, nhưng không phải là những  người nổi tiếng, họ sẽ bị xử tử hôm nay, và giết ít nhất 50 người trang bị bằng giáo hay bằng gậy…các thủy binh mệt nhừ, nhưng bằng lòng chiến tích của mình. Viên trưởng toán thủy thủ v àhai người tôi phái đến Giám mục Cézon đã trở về ngày hôm kia. Phái bộ truyền giáo đã phái họ đến một ngôi làng người lương ít nhiều theo trộm cướp, họ giết 10 người, họ kr63 với tôi rằng các người An Nam đã tra tấn khủng khiếp các người bị thương, phá sập ngôi chùa trong làng,các Giám mục Tây Ban Nha hết sức bằng lòng…”[36]

Va Harmand kết luận :  “Nếu chúng ta ở mãi đây, các con chiên sẽ gây nhiều lo âu cho các viên thanh tra khốn khổ ở Bắc kỳ và buộc họ phải trả đắt giá, một vài công việc họ giúp chúng ta…”

Các sĩ quan Pháp đều công nhận tráchnhiệm nặngnề của các Giám mục và các kẻ truyền đạo trong các vụ trả đủa man rợ này. Philastre viết :

“Không chối cải được, một số Giám mục Pháp đã hùa với các nỗi ghen ghét, hận thù sục sôi trong môi trường họ sống, họ đã làm hại một cách nghiêm trọng quyền lợicủa các con chiên khi phóngnhững người này vào một cuộc nổi dậy chống lại chính phủ An Nam. Việc chinh phạt của Pháp chỉ là cái cớ bề ngoài, còn lý do căn bản là sự tranh chấp phe phái. Nên chú ý, có một số vụ nổi loạn do những kẻ tự xưng là con cháu nhà Lê cố khởi dậy đều có các viên chỉ huy là Thiên Chúa giáo.”[37]

Cầm đầu các đám tín đồ Thiên Chúa đi cướp bóc, đốt rụi các làng phi Thiên Chúa và triệt hạ chùa chiền, thường là các Linh mục hay các kẻ truyền đạo, họ bổ nhiệm, các viên đội tụ họp binh lính mà đa số, theo lời thú nhận, đều là đầu trộm đuôi cướp. Harmand nói “Tôi chĩ còn thấy Linh mục, dân chúng tin rằng chính các linh mục là các ông chủ hoàn toàn và tôi thấy ở họ hiện lên một nỗi bất mãn rất đáng tha thứ.”[38] “Hình như đôi khi, tôi dám nói như thế, sau nầy viên công sứ Hà Nội là Rheinart nói, lòng nhiệt thành tôn giáo đã hủy hoại các tư tưởng công bình, chân lý, nhân đạo, bác ái ở các nhà truyền đạo, và họ, thật dễ dàng đễ mình bị lôi cuốn vào các lỗi lầm …”[39]

Trong khi Garnier chiếm các thành lũy Bắc kỳ, Đô đốc Dupré thúc dục các nhà thương thuyết Việt Nam ký hiệp ước vì y sợ phản ứng của Paris trước các chiến công của người mà y phái đi. Nhưng các sứ giả bị giữ tại Sài Gòn không có quyền hạn gì để rang buộc nước họ. Đằng khác, họ nói, làm sao nói chuyện hòa bình khi Pháp gây chiến ?

Vì thế, vừa gởi chi viện ra Bắc kỳ, Dupré lại phái một sĩ quan ra Huế để trình bày trực tiếp các điều căn bản cho một cuộc giàn xếp vĩnh viễn tình trạng mà y thấy các tai biến càng ngày càng đe dọa. Đại úy Hải quân Philastre, viên thông dịch trong mọi cuộc thương thuyết giữa Dupré và các sứ giả của Huế, được chọn làm công tác đó.

Viên đệ nhất Sứ giả, Lê Tuấn, bị đau, không rời Sài gòn được, người phụ tá là Nguyễn văn Tường được phái đi theo viên sĩ quan Pháp ra Huế. Ở Kinh Đô, y biết được những gì xảy ra ở Hà Nội và các hoạt động của Garnier mà y cho là tai hại, Philactre quyết định đi Bắc kỳ để thảo luận với Garnier và ra lệnh cho tên nầy các chỉ thị nhận được. Tường cũng đi theo y.

Vào đến sông Hồng (24-12) Philastre biết được cái chết  của Garnier cùng tình trạng bi thảm tại Bắc kỳ. Mất viên chỉ huy, người Pháp không ai lãnh đạo, không có kế hoạch, điên cuồng trước tình thế chúng không kiểm soát được. Cuộc nội chiến đắm chìm trong một tình thế hổn loạn không tả xiết, vì thế Bắc kỳ trở thành một thứ chiến trường và là một đám cháy.

Vì thế, việc đầu tiên mà nhà thương thuyết Pháp phải làm khi mới đến Bắc kỳ là chấm dứt hổn loạn, bảo vệ các con chiên chống lại các sự trừng phạt  của các nhà Nho và chấm dứt nội chiến mà y sợ kết quả sẽ nguy hại cho công tác của mình.

Để làm việc ấy, y gởi ra Kẻ sở là nơi có phái bộ Puginier, một đội 30 người để bảo vệ, kế đó y phái một đội nữa để cho viên sĩ quan chỉ huy có thể đi lùng quanh Phú lý và “nếu thấy có địch,thì giáng cho những kẻ đốt nhà một bài học xxứng đáng”. Đồng thời y phái Tàu Espingone vào các tỉnh Ninh Bình và Nam Định để đe dọa những kẻ đốt nhà, chấn chỉnh phát huy uy quyền các quan của Huế và bảo vệ sự hiện diện các con chiên. Sau này theo lời yêu cầu của giám mục Colomer,qua tàu Scorpion, y ra lệnh cho thuyền trưởng chiếc tàu Espingone đến viếng phái bộ Giám mục Cézon.[40] Y viết cho Dupré :

“Tôi hy vọng, các cảnh vô trật tự của nội chiến sẽ chấm dứt liền sau đây. Nếu chúng  không chấm dứt thì 8 ngày sau ngày này, chúng ta phải can thiệp, đó là việc mà tôi thấy rất đáng tiếc vì chúng tôi không thấy được bao giờ sẽ chấm dứt. Ít nhất trong trường hợp đó, sự yếu đuối của triều đình An Nam cũng được xác nhận và phơi bày, các trách nhiệm về các cuộc can thiệp sẽ không trút lên chúng ta. Theo tôi, chuổi sự việc này sẽ dẫn đến nội chiến ở Bắc kỳ.”[41]

Có trách nhiệm bảo vệ con chiên chống laị các cuộc tấn công của giới sĩ phu, nhiều phái bộ do Philastre phái đi các tỉnh đã bất chấp mệnh lệnh, lao vào các cuộc đàn áp những làng phi thiên Chúa mà chúng nghi là che dấu Nho sĩ khởi nghĩa.[42]

Các hành động nầy chỉ làm hại thêm các con chiên và đào sâu mối hận thù của các nhà nho. Thật vậy, sự đàn áp của người Pháp càng tàn bạo thì các nhà Nho lại càng trừng phạt nghiêm khắc các con chiên . Những hành động trừng phạt của những nhà nho không chỉ do lòng hận thù tôn giáo khởi hứng như một số người viết sử đã nói mà phần chính là biểu hiện lòng yêu nước bị sự phản quốc đê tiện của một nhóm Thiên Chúa thiểu số dân chúng làm nhục.

Để bôi nhọ nhà nho, các người viết sử thực dân đã cố tâm phủ nhận tính cách yêu nước xuất phát từ những hành động nầy, họ chỉ xem đó như là sự giải tỏa đáng khinh ghét của lòng căm thù tôn giáo. Chúng tôi có thể lập lại mãi là các nhà nho dưới thế kỷ 19 không chống Thiên Chúa Giáo mà chỉ xem tập thể này như là một lực lượng xâm lăng, muốn biến nước họ thành nô lệ cho ngoại bang. Thật vậy, người Châu á ở thế kỷ trước không thể tưởng tượng được rằng các tín đồ của một đạo lại có sự giúp đỡ của người nước ngoài cướp đoạt đất nước mình nhằm tôn vinh cho đạo đó. Vì thế những nổi bạo tàn của cuộc nội chiến càng gia tăng.

Harmand kể : “ Gần Phủ Lý, chúng tôi thấy một đám đông chạy trên bờ sông vẫy cờ Pháp. Tôi tin họ là những con chiên do Kẻ Sở phái đến để canh gác cho quan Phủ. Phủ Lý rất xáo trộn. Các quan và ông tướng đó do người Pháp bổ nhiệm, đã chạy trốn và bỏ lại 14 người cho các nhà nho bắt. các nhà nho do hai lãnh tụ tên là Cây Trụ và Tư Quản chỉ huy đã chiếm phủ đường và để mặc cho kho bạc và kho hàng  (đều rất quan trọng) bị cướp bóc. Tại Kẻ Sở người ta lập lại với tôi điều mà chúng tôi đã biết, rằng ở giáo khu nào cũng có làng bị đốt, người và linh mục bị giết. Chúng tôi thấy một số lớn làng bị thiêu rụi. Khổ thay, cứ mỗi lúc nào đó, các tín đồ thiên Chúa thấy kẻ thù họ biến mất, hoặc họ tự thấy mình mạnh hơn, họ lại đi hành quân và trả thù không gớm tay, rồi đến phiên họ lại đốt và giết. Hầu hết họ đều có võ trang, và tôi tin rằng, chính các nhà truyền giáo cũng không muốn ngăn cản. Đó là điều đáng tiếc, vì các quan mới từ Huế ra đều nhân cớ đó - phải nói rõ như vậy- mà xác nhận rằng chính các tín đồ Thiên Chúa gây sự, chính những người nầy là nguyên nhân đầu tiên của mọi đau khổ. Hơn nữa, vì những con chiên có nhiều khí giới, nên họ sẵn sàng xem những con chiên là những kẻ làm loạn.

Tử Kẻ Sở đến Ninh Bình, toàn là loạn lạc, ít nhất thì cũng ở bờ trái (tỉnh Nam Định). Bề mặt tương đối yên tỉnh  và làm chổ trú cho những người bị cướp bóc khốn nạn, phải mang theo những vật giết người, ở cách xa phía trên phái bộ lối vài dặm, lũ ăn cướp đó đã cả gan cướp bóc trước mặt chúng tôi và thách thức chúng tôi, chúng tôi buộc phải bắn họ vài phát nhưng không đuổi theo họ. Lập tức các trận cháy lớn rực cháy lên sau chúng tôi, và chính những tín đồ Thiên chúa đi theo chúng tôi trên tàu đã đốt làng người lương …

Tỉnh Nam Định hoàn toàn bị xáo trộn …Đi ngược con kênh Nam Định, chúng tôi gặp một số thây chết trôi xuống. Không biết những thây này từ đâu trôi đến…[43]

Để chấm dứt những hoạt động trừng phạt của các nhà Nho, Harmand buộc các quan bỏ tù những lãnh tụ có uy thế như Tam Đang, Roan Quê và không ngần ngại bắt các con tin “phương cách dã man nhưng hiệu nghiệm.”[44]

Ý của Philastre thì khác, Ông tin việc Pháp trực tiếp đàn áp tất nhiên đưa đến những vụ trả đủa con chiên đến ngày nào mà Pháp phải rút quân. Ngoài ra, việc Pháp che chỡ là một duyên cớ rối loạn vì tín đồ Thiên Chúa lúc nào cũng thừa cơ để trả thù. Rheinard nói :

“ Ngay khi thấy mình được ủng hộ, các tín đồ thiên Chúa đã không ngại gì mà không đốt nhà, giết người, và cũng như những người sau, nếu cần, họ vu cáo để biện minh cho việc làm tàn bạo của họ. Đó là điều họ làm năm ngoái và chính điều này đã gây ra những vụ trả đủa mà người ta gọi là các vụ đàn áp. Nếu khi che chỡ họ, chúng ta nhắm mắt để họ lôi kéo, chúng ta phải gây nên một phản ứng dữ dội chống lại những nhà nho một cách chắc không kém dã man, không kém tàm bạo như những vụ đàn áp bây giờ.”[45]

Trong khi nội chiến càng gia tăng, tình trạng của đoàn quân viễn chinh Pháp vì quá nhỏ bé nên trở thành đáng lo ngại : không có tiếp viện, không có tiền bạc, không còn thực phẩm và đạn dược.[46] Lối 300 lính Pháp mệt mõi, bị cô lập trên lối 300 Km bờ biển, giữa một xứ vô chính phủ, bị các quân thiện chiến cờ đen vây hãm và sẳn sàbg tấn công nay mai. Làm sao thoát khỏi tình trạng đó ?

2/- CHÍNH SÁCH CỦA PHILASTRE :

Tin Garnier chết gây xúc động lớn ở Sài Gòn cũng như ở Paris. Vụ Bắc Kỳ biến thành một thãm kịch, Đô đốc Dupré bổng thấy kế hoạch mình bị xáo trộn tất cả, mộng ước mình bị tiêu tan, tương lai mờ mịt. Có tin đồn y sẽ bị đưa ra Hội Đồng chiến Tranh ngày 4-1-1874, trong văn thư y gửi cho Bộ trưởng Thuộc địa, y cố chạy tội và trút hết trách nhiệm cho Garnier, Giữa lúc này, Bộ trưởng thuộc địa gửi cho y một văn thư đề ngày 7-1 , bằng một giọng nghiêm khắc nhắc lại cho y lệnh không được chiếm Bắc kỳ và phải gấp rút ký kết với Huế  :

“ Biến cố đau buồn mà ông cho tôi biết đã biện minh cho nổi lo sợ mà tôi nói với ông về việc phái bộ được gửi ra Bắc kỳ mà tôi đã không ngăn cản được. Đứng trước sự việc đã rồi, tôi chỉ biết còn hy vọng rằng cái chết của những thằng sĩ quan chúng ta đã được trả thù về quyền lợi và danh dự cũng như ảnh hưởng của chúng ta đã được sự trừng phạt chóng vánh và nghiêm khắc cứu vớt. Tôi không lúc nào cũng phải hết sức hòa hợp các đại diện của triều đình Huế. Bằng mọi cách ông phải gấp rút ký một hiệp ước mà kết quả đưa đến là rút quân ra khỏi Hà Nội, tôi nhắc lại với ông là chính phủ tuyệt đối buộc không được chiếm đóng lâu dài , lại càng không vĩnh viễn một phần đất nào của Bắc kỳ.”

Dù muốn hay không, lần nầy Dupré phải tuân phục, y ủy thác cho Philastre việc vãn hồi hòa bình ở Bắc kỳ.

Chúng ta nhớ rằng Philastre được cử ra Huế ngày 7-12-1873 để trình bày với chính phủ Việt Nam các căn bản của một hiệp ước mới. Trước khi lên tàu y nghỉ là phải cho Garnier biết về công tác mà Dupré giao cho, dù y không thích, và về sự bất mãn của y , Giữa Garnier và Philastre trước có tình bạn bền vững, do đó mà Philastre có thể nói thẳng trong thư, qua đó chúng ta thấy được chính sách y sẽ thực hiện ở Bắc kỳ.

Garnier thân mến,

Khi nhận thư anh, tôi hết sức sửng sốt , tôi còn tưởng chỉ là những đe dọa suông.

Không biết anh có nghĩ đến những nỗi xấuhổ bén vào anh và vào chúng tôi khi người ta biết được rằng anh được phái ra để trục xuất một thuyền trưởng làm bậy nào đó và tìm cách hòa giải với các viên chức An Nam, anh lại liên kết với tên phiêu lưu đó để bắn mà không cảnh cáo gì vào những người không tấn công gì anh cả và cũng không tự vệ !

Tai hại thật đã không sửa chữa được cho anh cũng như cho mục đích mà ở Pháp người ta nhắm đến.

Vậy anh chịu để cho tên Dupuis đó lôi cuốn, lừa phỉnh và lèo lái sao ? Các chỉ thị anh nhận không bảo anh làm việc đó, tôi đã báo trước cho anh là các người An nam sẽ không bao giờ chịu thương thuyết với anh, amh phải thừa nhận với tôi về việc đó.

Đô đốc chưa thấy hết tất cả sự nghiêm trọng, tất cả sự đáng ghét vì việc tấn công của anh, ông theo một đường lối thật kỳ. Vụ nầy sẽ khiến cho mọi người sẽ phản đối Ông và anh dữ dội. Chính phủ An Nam sẽ làm gì ? Hiện tôi chưa biết các nhà thương thuyết đều thất vọng và tức giận, họ muốn hòa bình và họ thấy rõ đây là đòn bất ngờ của Đô đốc và nếu cần ông ta sẽ gây chiến, nhưng tôi không biết được liệu chính phủ đầy tự hào của họ có sẽ chịu được nỗi sĩ nhục này và chịu đựng được sự đầu hàng nhục nhã của nhà cầm quyền họ không.

Tôi đoán người ta sẽ đón tôi rất lạc lẽo, dù sao tôi vẫn phải cam chịu vì họ thắng thế.

Phần tôi, tôi muốn không còn dính líu gì vào các mối thương thuyết dị kỳ thế này. Nhung không được, tôi không thể từ chối công tác mà Đô đốc giao cho, nhưng tôi chán ngấy, tôi không thấy cuộc thương thuyết sẽ đem lại những gì tốt cho hiện tại cũng như trong tương lai, mong rằng phần anh, anh may mắn hơn                                           Bạn thân anh

                                                                                   Philastre .[47]    

 

Ở Đà Nẵng Philastre biết được trận chiến Hà Nội, việc chiếm Ninh Bình và Hải Dương, việc Huế phái quân ra Bắc kỳ, việc triều đình An Nam chuẩn bị chiến tranh, việc dân chúng sợ hãi phải trốn chạy. Tại Huế, hai Thượng Thư Bộ lễ và Bộ Ngoại giao cho y biết việc chiếm Nam định và cho y biết vua muốn y cùng đi với sứ giả thứ nhì ra Bắc để giải quyết tại chổ với Garnier. Y không chịu vì nói rằng Dupré vừa có lệnh đòi y về Sài gòn, nhưng các Thượng Thư ở Huế cương quyết nói với y rằng lúc này việc y có mặt tại Sài Gòn không cần thiết, và chỉ có thương thuyết lại khi giãi quyết xong các việc xảy ra ở Bắc kỳ.

Y viết cho Dupré : “Ngài đã biết các biến cố Ninh Bình, Hải Dương, và Nam Định. Khi ra lệnh tôi về Sài Gòn, trước lời xác nhận rõ rệt là cuộc thương thuyết sẽ chỉ nối lại khi giải quyết xong với người Bắc kỳ, tôi nghỉ rằng tôi phải tự quyết định và gánh lấy trách nhiệm”[48]  Thế là tự  ý mình, không nhận được sự đồng ý của Dupré mà Philastre quyết định ra Bắc kỳ với Nguyễn văn Tường theo lời yêu cầu của Vua Tự Đức.

Ngày 18-12 . Tường đưa y đọc một thư của Garnier, trong đó những ý đồ không chịu nỗi được, và kết thúc bằng một đe dọa tối hậu như sau : “nếu ông không chấp nhận các điều kiện của tôi (Pháp đô hộ) ngày mùng 7 tháng sau tôi sẽ tuyên bố là Bắc kỳ độc lập dưới sự bảo hộ của Pháp”.

Một đằng thì các văn thư và các bảo đảm hòa bình của Dupré, một đằng thì bất chấp lề lối ngoại giao kỳ dị của Garnier đã khiến triều đình Huế hết sức bối rối . Tự Đức bị hai phe chủ hòa và chủ chiến níu kéo không biết nên theo phe nào.[49] Phe chủ chiến đề nghị bao vây các nhóm quân của Garnier phân tán trong các thành phố, phần ông ta, lúc đầu cũng quyết kháng chiến trong niềm tuyệt vọng chứ không chịu để mất Bắc kỳ. Nhưng chịu ảnh hưởng của Tường, mà theo lời Philastre, là người “rất có thế lực và ảnh hưởng lúc đó”, cuối cùng phe chủ hòa thắng và khiến Tự Đức chịu thương thuyết. Vua còn lại cử một Tổng Đốc và một tham tri ra hà Nội để thảo luận với Gernier về vấn đề buôn bán , dù ông thấy đó là cái nhục lớn, Tự Đức cảm thấy mình yếu. Bây giờ ông chỉ yêu cầu giữ thể diện, tức là tự ý thương thuyết chứ không do sức ép vũ lực của Garnier.[50]

Philastre rời kinh đô ngày 20-12 và đến Bắc kỳ ngày 26 , y nói mục đíchcủa y là san bằng mọi khó khăn và nhất là “tránh sự phản loạn ở Bắc kỳ” có lẽ đó là sản phẩm của chúng ta . và rồi chúng ta bị bắc buộc phải đàn áp đẫm máu.[51]

Ngày 29-12- 1873 một hiệp ước được ký kết giữa Nguyễn văn Tường và Philastre, theo đó, thành và tỉnh Hải Dương sẽ được giao vào ngày 31 lúc 10 giờ sáng cho triều đình Việt nam. Tường bổ nhiệm các viên chức và gọi quân đội ở Bắc Ninh đến để trấn đóng trong khi đoàn quân trú phòng Pháp (15 người) rút lui.

Hai nhà thương thuyết Pháp và Việt rời Hải Dương đi Hà Nội ngày 31. Họ đến đó ngày 3-1- 1874 họ được tiếp đón bởi hai quan do Huế cử ra để điều đình với Garnier, giám mục Puginier, giám mục Sohier, giám mục Colomer và rất nhiều linh mục tập họp tại Hà Nội. Ông Tường và Philastre ký một hiệp ước tương tợ với hiệp ước Hải Dương để giao hoàn lại cho chính phủ Việt nam các thành phố Ninh Bình và Nam Định .

Nhưng tại đây cũng như tại Hải Dương, một khó khăn thực sự hiện ra các công chức cũ, các quân đội địa phương biến mất, mà chỉ có đám võ trang chiếm đóng, mạnh ai nấy làm cho riêng mình, Tường và các quan do Huế cử ra yêu cầu, năn nỉ đối phương để họ có thì giờ võ trang quân đội, họ sợ nạn cướp bóc nỗi lên, để cướp bóc những gì còn cướp bóc được, và nhất là sợ các thành lũy bị những kẻ làm loạn chiếm giữ, không kể đến chiến tranh đẫm máu tận diệt giữa nhà nho và đám con chiên.

Tình trạng do Garnier để lại nguy hại cho chính phủ Việt Nam cũng như cho quyền lợi Pháp, Philastre hết sức nghiêm khắc với người bạn quá cố mà y cho là phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về thảm kịch Bắc kỳ . Văn thư y gửi cho Dupré ngày 5-1-1874  là một lời buộc tội thật sự về hành động phiêu lưu va vô trách nhiệm của Garnier “tương lai thế nào khó mà đoán trước được. Nếu chính phủ An Nam có thể dập tắc và chế ngự được going tố mà Garnier đã gây nên, chúng ta vẫn phải còn xấu hổ vì đã thật sự đem một đoàn cướp biển vào xâm chiếm một xứ mà chúng ta đi vào với tư cách đồng minh.

Chúng ta chịu trách nhiệm về cảnh vô trật tự do một viên chức Pháp gây ra, về các thiệt hại vật chất lớn lao, về các chi phí vô ích về việc mất hết chiến cụ trong hai lần chiếm đóng. Nhận xét trên dù có vẻ gay gắt nhưng thật đúng, nó không đã động gì đến danh dự của một nhóm binh sĩ anh dũng đã chịu đựng mà không một lời than phiền về sự thiếu thốn, mệt chọc của một chiến dịch không trật tự, không dự phòng, không lương thực, không quần áo, không giày dép. Giá trị của các binh sĩ vượt lên trên mọi lời khen đối với một số người trẻ chỉ huy, cũng thế, họ tiến tới trước mà không thấy gì ngoài các thành phố phải chiếm, khiphải hoang phí đởm lực, hăng say cho một việc làm đáng ghét mà đáng lẽ nên được dùng cho một việc làm ít bất lương hơn. Gác bỏ việc bàn rộng, tôi nói rằng , chúng ta đang đứng trước một xứ sở mà chúng ta làm hỏng hết cơ hội tương lai của chúng ta mà hiện tại khi không có lợi lộc gì, đứng trước cơn đòi hỏi của chính phủ An Nam mà chúng ta đã gây nên một thiệt hại to lớn về tinh thần cũng như về vật chất. Hơn nữa, mục đích người ta nhằm đạt đến có lẽ không tốt đẹp như người ta tưởng, như người ta muốn nói.

Nhược bằng trái lại, nếu triều đình Tự Đức không đủ sức tái lập ngay uy quyền, bản hiệp ước sẽ buộc chúng ta chiến đấu chống lại những người chỉ nỗi dậy do cách hành động của Garnier. Chúng ta nên buông thả Bắc kỳ như một số người thúc đẩy Ngài không ? Hay chúng ta chiếm giữ nó  ?

Làm thế là bắt đầu một cuộc chinh phạt tai hại, trong trường hợp thứ nhất. nội chiến chỉ có thể bị dẹp nhờ khí giới của chúng ta, trường hợp thứ hai, Tám phần mười dân chúng sẽ chống lại chúng ta. Cần phải có nhiều năm gắng sức và cần phải có đến 6 hay 8 ngàn quân để kết thúc. kết quả của một hành liều lĩnh, điên rồ như thế thật đáng phiền hà về mọi mặt.”[52]

Chiếm hay bỏ Bắc kỳ, cả hai đều không thể nghỉ đến được nhưng kéo đài sự chiếm đóng bằng một nhóm người bị cắt lìa khỏi biển cả, bất động trong một xứ đầy loạn lạc là nằm trong nguy cơ bị tiêu diệt. Chính sách của Philastre phát xuất từ nhận xét đơn giản đó. Liền sai khi đến nơi y đã cho rút quân ra khỏi các thành ở vùng đồng bằng và giao trả lại cho chính quyền Việt Nam, nhưng khi quân đội Pháp rút đi, phong trào yêu nước của các nhà nho tiến bước và muớn thúc đẩy cả xứ nổi dậy chống người Pháp và chống lại mọi nhượng bộ bất thần mà triều đình Huế có thể chịu khi thương thuyết với Pháp, Ví thế, “phương pháp duy nhất và ít bấp bênh nhất và đúng đắng nhất” là đi đôi với Tự Đức, và hết sức cố gắng để giúp triều đình ông ta khôi phục uy quyền ở Bắc kỳ. Đó là chính sách của Philastre khuyên Dupré nên theo, y lập lại, đó là chí`nh sách duy nhất có thể cứu vãn tình trạng hổn loạn do Garnier tạo nên.

“Thưa ngài Thống đốc, tôi khẩn thiết yêu cầu ngài xem trọng những nhận xét của tôi, dù người ta đã và đang nói gì với Ngài, tình thế thật là nghiêm trọng, Ngài đã dấn bước vào một tình thế rất khó khăn, chính phủ Pháp bất cứ lúc nào, cũng có thể bị buộc phải làm một cuộc rút lui nhục nhã giết chết ảnh hưởng chúng ta, hay là một cuộc chiếm đóng quân sự mà tầm quan trọng chắc phải hết sức hoặc to lớn hoặc không đầy đủ.”[53]

Dù muốn hay không Dupré cũng phải tán thành đường lối nầy vì y đang sốt ruột chờ đợi một hiệp ước để không về Ba lê với hai bàn tay trắng.

Để đạt mục đích, Philastre yêu cầu một nhân sự hoàn toàn mới, vì những người Pháp tham gia cuộc hành quân của Garnier, đều “hoặc ít hoặc nhiều say sưa hay mù quáng” bởi các “công trình rực rỡ ” tưởng là đã mang lại cho nước Pháp trong cuộc xâm lăng của họ.[54] Với Nguyễn Văn Tường, y yêu cầu bổ nhiệm các viên chức cương nghị hầu chống được áp lực của các Nho sĩ và nếu cần thì dùng sức mạnh cưởng chế họ, và tin rằng nguy hiểm lớn nhất mà chính phủ họ có thể gặp là nguy hiểm do “lòng nhiệt thành không hợp thời” chống lại các con chiên đã phụng sự người Pháp và do sự thiếu cương quyết để dập tắc các vụ nỗi dậy của các nhà Nho.[55]

Còn lại vấn đề cuối cùng nhưng không phải là vấn đề kém quan trọng là vấn đề rút qunâ ra khỏi Hà nội. Rút quân và giao thành trì Việt Nam, hành động nầy có thể bị triều đình Việt Nam xem như là một sự lùi bước. nhưng giữ thành trì để ở thế mạnh trong cuộc thương thuyết có thể sẽ khó khăn vì nhiều lý do. Trước hết, việc đó sẽ duy trì mối nghi ngờ ở chính phủ Việt nam và tinh thần nỗi loạn ở dân chúng. Muốn giữ quân đội đóng trong một khu vực của thành Hà Nội thì phải tạo một thành trì đủ được an ninh, và dù có làm thế, cũng có thể bị cắt đứt khỏi căn cứ hoạt động là cửa Cấm. Hà Nội nằm quá sâu trong nội địa, khi nước xuống, giao thông lâu và khó khăn, lại nữa có thể bị các chướng ngại cắt đứt.

Sau rốy, sau các hành động của Garnier, tình thế quân đội để lại Hà Nội sẽ rất tế nhị, và dù triều đình Việt Nam có thiện chí đến đâu, việc giao thiệp với các viên chức cấp dưới cũng sẽ thường bị căng thẳng. Viên chỉ huy sẽ bị nhiều người, nhất là các người Công giáoxúi dục trong mục đích duy nhất là phá vở sự tin cậy giữa y và giới chức Việt Nam, khiến y gặp rắc rối với giới chức này để gây nên một cuộc chiến tranh mà chắc họ hưởng lợi.

Sau nhiều lần do dự, Dupré đồng ý rút quân, thành trì cuối cùng bị lực lượng Garnier chiếm đóng được giao lại cho triều đình Việt Nam ngày 6-2 sau khi có các viện binh quan trọng đến : Pháp muốn phô trương sức mạnh khi rút lui.

Để bù lại việc Pháp rút quân ra khỏi Bắc kỳ, Philastre muốn đòi cửa Cấm mở ra, công nhận quyền của người Pháp và người Âu được đến và ở tại Hà nội ngay khi trật tự vãn hồi, ngược giòng sông lên đến tận Trung quốc, cũng như việc mở các thành phố khác cho người Âu buôn bán ngay khi nào có thể.

Một nhân viên Pháp cùng một lực lượng quân sự và hải quân sẽ đóng tại cửa Cấm để kiểm soát quan thuế, giúp cho Pháp có một chân đứng trong vùng và sẽ là một điểm tiếp liệu tương đối dễ dàng và sự giao thông không thể bị cắt đứt.

Nhân viên chính yếu, một nhân viên chính trị, sẽ có thể đóng tại Hà Nội để thêm ảnh hưởng với một lực lượng canh phòng bé nhỏ và một pháo hạm hùng mạnh.

Đó là những căn bản mà Philastre sẽ đề nghị với người đối thoại Việt nam để ký kết hiệp ước mới.

Vì thế, tại Paris cũng như ở Sài Gòn và Hà Nội, mọi người đều lên tiếng đồng ý : Pháp sẽ không xâm chiếm Bắc kỳ và phải mau chấm dứt bằng một hiệp ước từ lâu cứ bị trì hoãn mãi.

Nhưng những người truyền giáo chống lại chính sách Philastre vì họ chủ trương chiếm đóng.

3/- CÁC NGƯỜI TRUYỀN GIÁO CHỐNG LẠI CHÍNH SÁCH PHILASTRE :

Khi được tin Pháp rút quân, ngày 25-12-1873 giám mục Puginier phản đối mạnh mẽ bằng một bức thư gửi Dupré :

“….trong mục đích tránh các hổn loạn và duy trì sự bình yên, ông garnier đã vội tổ chức tại vùng chiếm đóng. Theo lời yêu cầu của ông, nhiều người tự đứng ra nhận các chức vụ hay thành lập dân vệ…Do đó dưới mắt chíng phủ An Nam, những người đó và một phần lớn dân chnúg đã tự hủy hoại. Nhất là những con chiên… nhiều làng họ bị cướp bóc và đốt cháy….

Đa số dân chúng sung sướng chào đón quốc kỳ Pháp hiện lên, đó là báo hiệu một thời đại thanh bình và thịnh vượng. Uy tín của Pháp đã rất lớn và hiện vẫn còn nhưng để bảo vệ uy tín nầy, cần phải che chở đến cùng toàn thể số người tự chuốc họa đó… Nếu Pháp rút lui, hay không hành động theo tình thế đòi hỏi thì họ sợ điều đó sẽ đưa đến tai họa cho tất cả con chiên và tạo nên hổn loạn to lớn cho xứ này. Tất cả những ai hân hoan khi sứ giả ngài đến, sẽ mất lòng kính trọng nước Pháp, cảm tình họ sẽ dễ dàng biến thành hận thù, nếu lòng tin cậy của họ đối với Pháp kết thúc đau đớn bằng nỗ thất vọng ê chề….Trong tình cảnh xáo trộn và đầy đe dọa hiện nay của xứ này, muốn sự bảo vệ được hiệu nghiệm cần phải có một đạo quân đông đảo độ 8.000 binh sĩ và hai tàu chiến mới. Mục đích của đạo quân đó không phải gây chiến mà để trừng trị những kẻ gây rối…”[56]

Chúng ta biết rằng Giám mục Puginier là người có thế lực nhất và hiếu chiến nhất trong số các giám mục ở Bắc kỳ, là cố vấn được nghe theo nhiều nhất và có uy quyền nhất của người Pháp trong chiến dịch Garnier và nhất là sau khi tên này chết. Chính ông ta, một ngày trước khi viên chỉ huy này chết, có thể nói là đã nắm quyền điều khiển công việc và đã ngăn chận quân Pháp khi họ mất hết tinh thần chỉ nghĩ đến việc rút khỏi Bắc kỳ.[57]

Việc bảo vệ con chiên đã được ấn định trong các hiệp ước giữa Philastre và Nguyễn văn Tường khi giao hoàn các thành trì ở Trung Châu. Triều đình Việt Nam cam kết  “ tuyên bố, ngày 30-12 đại xá cho mọi công dân của hoàng Đế An Nam đã vì bất cứ danh nghĩa nào làm việc trong quân đội Pháp, tuyên bố che chỡ họ chống lại mọi hành động nguy hại, và là hết sức để đem lại các công vụ phối hợp khả năng cho những ai đã tạm thời nhận những chức vụ của chính quyền Pháp, hành vi của những công dân An Nam đó không thể bị xem là có tội, chính quyền Pháp đã luôn luôn nói công khai rằng nó chỉ hành động cho chính quyền An Nam trong khi chính quyền này không có mặt trong tỉnh.”[58]

Làm sao có thể công nhận rằng quân đội của Garnier khi chiếm đất đai Việt Nam và tuyên bố Bắc kỳ độc lập lại có thể là hành động cho chính quyền Việt Nam ? Làm sao chính quyền có thể bổ nhiệm vào các chức vụ hành chánh hay quân sự những kẻ không ra gì đã từng phản bội đấy nước ? Bất cần Nguyễn Văn Tường đã ký kết để có hòa bình.

Nhưng triều đình tự Đức có đủ sức khiến cho người đại diện họ được tôn trọng không ? và trước hết họ có thành thật chống lại phong trào yêu nước của nhà Nho không ?

Hai thuyết chống đối nhau về vấn đề nầy : Một mặt Philastre không bao giờ nghi ngờ thiện chí của triều đình Huế và các quan lại ; mặt khác, các kẻ truyền đạo và một vài người Pháp nhiểm đầy ý kiến của Giám mục Puginier đã tố cáo không ngừng vai trò nuớc đôi khéo léo của các quan, những kẻ đồng lõa với nhà Nho.

Theo các kẻ truyền đạo, các quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thông đồng với nhà Nho. Trực tiếp là họ đã phục quyền lại hay giúp đỡ các nhà Nho bị xử kết án; nhất là họ đã bổ nhiệm các nhà Nho khét tiếng căm thù con chiên và nguời Pháp vào các chức vụ cao cấp.

Giám mục Puginier báo cáo : “ Hoàng Tam Đang, lãnh tụ Văn Thân và là kẻ xúi dục nỗi loạn chính, vừa mới được bổ nhiệm làm Thương biên. Nếu tin này mà đúng và tôi có quá nhiều lý do để tin chắc, há đó không phải là tấm kịch độc địa mà các quan đóng trước mặt người Pháp và cách hành động như thế đối với một kẻ tàn sát linh mục và con chiên há không phải là khuyến khích mạnh mẽ kẻ thù chúng ta tái diển lại cảnh cướp bóc sao ?”[59]

Giám mục Gauthier “Mọi người dều tin rằng hôm sau môt cuộc tàn sát toàn diện các con chiên…Hai kẻ cầm đầu những kẻ đốt nhà bị xử tử vì những phá hoại năm 1868 đã được trả tự do. Hiện nay, hai tên đảng trưởngăn cướp đó, được sự đồng ý của các quan lại, có dưới tay các dân vệ được luyện tập võ trang. Ngoài ra, dưới quyền chúng còn có các Nho sĩ cùng với dân vệ của họ, tức là toàn thể dân vô đạo. Họ đang có những chuẩn bị lớn lao để bước vào chiến trận trước cuối năm, và lập lại những ai muốn nghe theo họ. Lần nầy, những kẻ tả đạo (con chiên) sẽ bị giết sạch, các quan biết hết nhưng vẫn để cho làm .”[60]   

“ bắt hai tên đó, giám mục Piginier xác nhận, cùng 3, 4 tên khác đã bị xử tử vì các vụ tàn phá năm 1868, là đủ thiết lập lại thanh bình, mhưng các quan không chịu làm; sự đồng lõa của họ thật rõ rệt. Còn các lời đãi bôi, các tuyên cáo.v.v,,,, của họ chỉ là trò hề.”[61]

Nhưng khó trưng bằng cớ về sự đồng lõa trực tiếp của các quan vì các người đó “rất khôn khéo và tinh ranh” và thư từ của họ thì bí mật và trao gởi qua các ngã bí mật. nhưng họ không thể chối cải sự đồng lõa gián tiếp.

Từ ngày thành lập các toán lũ - vẫn theo lời Puginier – gieo rắc sự khủng bố, sự cướp bóc và sự chết chóc trong các làng đạo, các Tổng đốc các tỉnh không làm hay gần như không làm chi cả để ngăn chận hữu hiệu các sự lộ xộn, nhất là trong tỉnh Nam Định. Ban đầu họ lấy cớ không có quân đội, không đúng, vì có nhiều quân đội kéo từ Sơn Tây, Bắc Ninh xuống và từ Thanh Hóa ra, vì thế đã có một quân đội đông đảo trước khi các thành đầu hàng …Một cách mạnh mẽ để chấm dứt tai họa là bắt giữ một vài tên cầm đầu và đem xử để làm gương. Tôi không tin có một nhà nho nào đã bị bắt. Hơn nữa, theo lời mọi người các quan vẫn liên lạc thường xuyên với họ…[62]

“Mọi người tuyên bố, mọi chỉ dụ của vua, chỉ có tác dụng nhất thời, chừng nào mà không trừng trị các kẻ tội phạm, và cho đến nay, khốn thay mọi người chỉ có thể thấy quá rõ không có sự trừng trị, và theo tôi, đó là một lý do mạnh mẽ để nghi ngờ lòng thành thật hăm dọa trừng trị các nhà Nho…”[63]

Xuyên qua sự chỉ trích tính cách hai mặt của các quan, chính các kẻ truyền đạo muốn kết tội chính sách của Philastre, vì toàn thể chính sách của philastre xây dựng trên thiện chí của triều đình Huế cùng sự bất lực cực kỳ của nó nhất địnhbuộc nó phải sống kòa bình với người Pháp. Philastre xác nhận “Tôi tin và thấy chính phủ An Nam quá yếu đuối để có thể thay đổi chính sách ở Huế “[64]

Quả that khắp nơi đều hỗn loạn, nhưng đó có phải là lỗi của các quan ? là lỗo của Philastre ? . Philastre tra lời : “ Giám mục Puginier biết rõ là không phải và ông cũng biết rõ những ai đã đưa ra những lời khuyên bảo tai hại đã là một phần nguyên nhân cho các đaukhổ này; ông cũng biết vai trò thiếu thận trọng và có lúc dã man của con chiên … Cảnh rối loạn này, chính chúng ta và nhất là những kẻ hiện phải gánh chịu cảnh đó đã gây và tạo ra “[65]

Chính các kẻ truyền đạo, đúng vậy, chính họ gieo rắc các sự rối loạn đồng thời gào thét đòi trật tự vì chiến thuật của họ là gây rắc rối giữa chính quyền Việt Nam và người Phápđể làm bại chính sách Philastre. Ông Philastre mô tả tình trạng đò trong thư gửi cho Thống đốc Dupré như sau : “ Thưa Ngài Thống đốc, Ngài không thể hình dung những nỗi căm thù đã chia rẽ mọi người ở đây, Tử khi tôi đến, tôi thấy các cố gắng của mọi người nhằm gieo rắc hận thù và nghi ngờ giữa chúng ta và giới chức An Nam, Nếu có ai cựa quậy, thì đó là sự phản bội, nếu có một cái nhà cháy thì đó là sứ giả hay chính phủ An Nam đốt.

Một hôm, ông Dupuis loan ra cái tin là mỗi bản công bố mà tôi cùng làm với sứ giả, sau khi giao trả mỗi tỉnh thành, đầy tính chất nhục mạ ông Garnier và trong đó chúng tôi cho ông Garnier là đồ ngốc. Tối qua, ba người An Nam làm việc với chúng tôi đi tuần, bị một quả pháo đốt cháy trong thành, họ không thấy gì cả, nhưng tức thì các kẻ khác hô hoán là thành trì đầy lính An Nam. Do lệnh viên sứ giả gọi đến, và chính những người lính đó đã làm việc đó. Các mối bất hòa này tái diển và sẽ tái diển từng ngày, từng chập, cuối cùng rồi tinh thần căng thẳng và lo âu. Việc này, cho thấy mối nguy hiểm rất to lớn, đó là nguy hiểm đưa đến các khó khăn mới với các viên chức An Namcư trú trong thành. Sai các biến cố đã rồi, đó là một trong các nguyên nhân làm cho việc sống chung trong thành không thể thực hiện được ”[66]

Các kẻ truyền đạo đòi phải tước bỏ vũ khí các đám người của nhà Nho, bắt giữ những người chỉ huy họ, đàn áp phong trào họ, còn các con chiên của họ, khi đòi họ nộp khí giới, họ không chịu, lấy cớ “quyền tự nhiên” người takhông thể khiển trách họ giữ khí giới để tự vệ chống lại kẻ thù”.[67]

Còn kẻ thù, các kẻ truyền đạo thấy cùng cả, họ viết những báo cáo kêu cứu nguy, họ bi thảm hóa tình hình, họ phóng đại mối nguy, phóng đại đó là chiến thuật cổ truyền của các nhà truyền đạo :

“Tôi tin rằng các nỗi lo sợ của Giám mục Puginier đã được phóng đại…Tôi tin rằng chỉ còn phải sợ các xáo trộn trong dân chúng thôi. Gm Puginier tin sẽ nổ ra một cuộc cách mạng. Thật sự, nên thấy rằng vị giám mục đó đã tự hại mình trong các việc làm của ông Garnier, ông đã có những ý tưởng dứt khoát và muốn lật triều nguyễn để lập lại họ Lê”[68]

Bằng những phóng đại đó, các kẻ truyền đạo cố lôi cuốn các viên chỉ huy quân sự Pháp vào các cuộc chinh chiến và họ tin rằng một khi sự xung đột tái diển thì nhất định Pháp sẽ mắc kẹt trong guồng máy chiến tranh.

“Tôi tin rằng Giám mục Gauthier và Giám mục Puginier, nhất là ông sau này, không chịu nổi ý kiến một giải pháp hòa bình cho vấn đề : Giải pháp này sẽ phá tan hy vọng của họ mong muốn thấy một chính phủ riêng biệt, chính phủ này có lẽ sẽ là một chính phủ công giáo. Các tín đồ Công giáo lại càng phóng đạì hơn nữa các ý tưởng đó và thúc đẩy các linh mục, các người chăn dắt họ, để đưa đến sự đổ vỡ mới giữa hai chính phủ… Suốt ngày, chúng tôi nhận tới tấp các báo cáo và các lời yêu cầu đem quân chinh phạt các tỉnh đó.”[69]

Trong một thư gửi giám mục Puginier, philastre cho ông ta biết rõ kế hoạch đó không thành, và khuyên Puginier nên từ bỏ các “ảo vọng” :

“Chắc giám mục không phải không biết rằng dân chúng Bắc kỳ rất chia rẽ theo nhiều phe phái, trong đó có một số phe thất vọng khi thất nền hòa bình được lập nên giữa hai chính phủ, vì nền hòa bình này là sự hủy hoại mọi hy vọng thầm kính của họ. Vì thế ngài biết rõ rằng một sự can thiệp bằng quân đội Pháp sẽ là một cái cớ và một nguyên nhân cho các cuộc nỗi dậy chống lại chính phủ An Nam. Một cuộc đồng minh vững chắc nhất cũng khó mà chống lại được các vụ chấn động như các vụ, mà khổ thay, hiện giờ kết quả đã hiện ra cho chúng ta thấy. Vì thế, sự can thiệp, dù được chính phủ An nam đồng ý, sẽ đưa đến các nguy hại to lớn nhất cho hai nước, nhất là cho nước ta, nó sẽ bị lôi cuốn, dù không nên vào trong một hành động bấp bênh và thiếu chính trị.

Vì thế mọi ảo vọng cần phải biến mất và tan biến đi ra khỏi đầu óc các người bắc kỳ thuộc mọi phe phái đang mơ ước một cuộc chiến tranh giữa hai nước và lật đổ triều đình hiện nay ở Nam Kỳ. Lúc đó một sự can thiệp của lực lượng Pháp sẽ có thể xảy ra mà không nguy hại”[70]

Nhưng sự can thiệp đó không thể thực hiện được, Pháp không có tàu, không có quân đội đầy đủ để lấy mỗi đồn trong giáo khu. Hơn nữa, sự can thiệp chỉ có thể trong nhất thời, chắc có lẽ trì hoãn được chứ không tiêu diệt được mối nguyvà xáo trộn lại hiện ra ngay khi Pháp rút một phần lớn quân đội vào Sài gòn. Bức thư kết luận :

“Vì thế tôi không thể, dù hết sức tiếc, làm gì theo chiều hướng đó. Việc duy nhất mà tôi làm được, là cương quyết thúc đẩy các quan đầu tỉnh An Nam.”[71]

Philastre không chối cải là có hành động thù nghịch hay thiếu thiện chí của các viên chức cấp dưới đối với con chiên. Sự thiên vị của các viên chức đó dĩ nhiên là nỗi bất bình đối với con chiên và mối cảm tình, và cũng sợ hãi nữa, đối với nhà Nho. Một vài nhà Nho tai hại thật sự là những nhân vật có thân thế lớn mà cả triều đình cũng phải gờm.[72]

Philastre không chối cãi luôn luôn có các quan to như Ông Nguyễn Thương Bạc rất căm thù “phe theo Tây” và “phe theo đạo”. Nhưng lòng căm ghét một vài người không làm thay đổi được chính sách của triều đình Huế. Nhưng triều đình lại buộc muốn có hòa bình, dù là môt sự hòa bình nhục nhã. Lòng mong muốn nầy được thực hiện bằng những hành đọng cụ thể. Ở triều đình, phe chủ hòa thắng. Nguyễn văn Tường, người đứng đầu của phe nầy đã được Tự Đức giao cho nhiều quyền để thương thuyết. Trước ngày Nguyên soái Nguyễn tri Phương mất chính tên Trần Đình Túc, một tên rất thân Tây, được cử làm Tổng đốc Hà Nội để điều đình với Garnier. Trước khi đi Bắc kỳ với Philastre, Nguyễn văn Tường đã cách chức Nguyễn Thương Bạc lúc đó đang được cử ra Thanh Hóa để nắm các việc quân sự. Cũng chính vị quan cao cấp nầy vừa mới được bổ làm Tổng Đốc Hà Nội lại bị cách chức theo đòi hỏi của Philastre, y trách ông “thiếu hòa giải”, và ông tự thay bằng tên Trần Đình Túc, tên này rất được Pháp tán thưởng. Đó há không là “một dấu hiệu tuyệt vời và một dấu hiệu hòa bình tin cậy đó sao ?”[73]

Còn Nguyễn Văn Tường, y “không có gì đáng trách”:

“Viên sứ giả thành thật, ông ta hiểu các nguy hiểm thật sự của tình thế, các hy sinh phải có, các ảo tưởng phải bỏ, ông ta đã viết thư riêng khuyên các lãnh tụ Văn Thân hãy trốn đi, hãy giảitán đám quân của họ, hãy dựng lên sự phạm tội ngoại trường để cho chính phủ An Nam không trừng trị được (đây sẽ là một nguy hiểm thật sự).

Tóm lại, không thể tin được rằng chính phủ Huế muốn chiến tranh, về phía họ, đó là điều không “Logic” điên rồ.”[74]

Vì thế, mặc dù Nguyễn văn Tường cương quyết, xáo trộn vẫn còn mãi, một phần do tình hình mà Garnier và các kẻ truyền đạo tạo ra quá tồi tệ để có thể cải thiện được trong vài tuần, một phần khác do uy tín các nhà Nho. Nếu các viên chức Việt Nam nể vì các nhà Nho không vì cảm tình đối với giới có học như Philastre tưởng, mà chính là do lòng sợ hãi cái mà y gọi là “phe quốc gia Bắc kỳ” :

“Các nhà Nho là toàn thể tầng lớp có học và giàu có, là toàn thể những ai biết đọc và một phần những người không biết lấy một chữ. Đó là phe ảnh hưởng và có uy thế làm lay chuyển lớp dân đen lạnh nhạt…So với dân Nam kỳ, họ hết sức hoạt động, hết sức khó bảo.”[75]

Nguyễn Văn Tường, vẫn theo Philastre, là người duy nhất có đủ can đảm để chặt đầu một nhà nho nếu ynhận được chỉ dụ. nhưng dù can đảm và cương quyết đến đâu, tận đáy lòng, cũng như các quan khác, y vẫn sợ là tự hại mình và bị xem là kẻ bảo vệ con chiên.[76]

Vì thế, càng phải thông cảm các quan. Thật vậy, làm sao họ có thể trừng trị những người mà họ chỉ có thương mến và kính nể ?. Họ bị buộc phải thihành những mệnh lệnh mà lòng họ ghê tởm . Do đó mà họ mềm yếu, bất động, thiếu sáng kiến. Thay vì trách họ, thì trái lại nên khuyến khích, giúp đỡ họ và đem quân đội , phương tiện giúp họ. Vì nguy hiểm, nguy hiểm thật sự. Nguy hiểm “có thật nhất và gần nhất” cho người Pháp và Tự Đức là một cuộc tổng khởi nghĩa do Văn Thân chủ xướng chống lại triều đình, cuộc khởi nghĩa mà khốn thay chúng ta không thể không liên can đến bởi vì nó khởi đầu bằng cuộc tàn sát các con chiên.”[77]

Tóm lại, triều đình Huế chỉ muốn có hòa bình, dù là hòa bình gì, để tránh một cuộc cách mạng của dân chúng có thể quét sạch uy quyền họ ở Bắc kỳ. Giữa đặc quyền ông ta bị mất và độc lập dân chúng bị mất, Tự Đức đã lựa chọn từ lâu : y muốn hy sinh cái thứ nhì để bảo vệ cái thứ nhất. Chính vì lý do đó, y không dám thúc đẩy một cuộc nỗi dậy thực sự của nhân dân Miền nam ; chính vì lý do đó, lần này y vội vàng điều đình với Pháp chứ không chịu kêu gọi đến lòng yêu nước của dân. Vì trong các chế độ yếu và mất lòng dân, lòng sợ hãi dân chúng lúc nào cũng lớn hơn lòng sợ hãi đế quốc. Và một chế độ càng mất lòng dân lại càng dựa vào nước ngoài và sẵn sàng đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác cho nước này.

Khi giữ vua Tự Đức ở ngôi vua, khi cứu vãn, khôi phục, tăng cường quyền uy ở Bắc kỳ, Philastre chỉ áp dụng nguyên lý sơ đẳng của chủ nghĩa thực dân. Khi thấy chế độ mà giữa chế độ và dân chúng có nhiều mâu thuẩn hơn với ngoại bang, không sớm thì muộn, nếu muốn tồn tại cũng phải đi đến chổ thừa nhận sực thống trị, hoặc ít hoặc nhiều để được che đậy của ngoại bang.

Philastre thi hành đến cùng chính sách này và tin nó phải thành công. Và kìa, các kẻ truyền đạo cũng chống đến cùng chính sách đó, vì họ tin rằng Tự Đức là kẻ thù tệ hại nhất của đạo Thiên Chúa và chừng nào uy quyền ông ta còn kéo dài ở Bắc kỳ thì sự thắng lợi của đạo họ càng xa.

Do đó, về phía Việt Nam cũng như về phía Pháp, người ta khó làm cho đồng minh chấp nhận chính sách của mình. Trong khi Nguyễn Văn Tường tung hết sức lực để đánh ngã cuộc chống đối của nhà Nho bằng cách yêu cầu họ “ theo ý Hoàng thượng mà sống hòa bình, đừng tìm cách khiêu khích các con chiên”[78] Philastre đã phá vỡ các mưu mô của các kẻ truyền đạo nhằm cắt đứt sự giao hảo mà y duy trì với chính quyền Việt Nam và nhằm phá hoại lòng tin cậy của người Pháp đối với Nguyễn Văn Tường  “các đề nghị tương tự, Philastre nói, càng ngày càng nhiều của những kẻ quyết tâm gây mối bất hòa để đạt mục đích.”[79]

Chính vì lý do đó, mặc dù Giám mục Puginier phản đối mạnh mẽ [80]Philastre đã nhiều lần nài nĩ với Đô đốc Dupré để tên này chịu rút quân ra khỏi thành Hà Nội; Việc quân đội Pháp, quân đội việt nam , và các Giám mục (bộ binh chiếm nhà ở của Tổng Đốc, thủy binh chiếm nhà ở của Nguyễn Tri Phương, các giám mục chiếm nhà ở của viên quan thứ ba lo về tư pháp) ở chung trong thành Hà Nội, theo Philastre, là “bất thường, xấu xa và nguy hiểm” vì nó có thể gây mọi biến cố bất cứ lúc nào.

Cũng chính vì lý do đó mà Philastre tha thiết mong rằng nhân viên chính trị sắp được bổ nhiệm ở Hà Nội phải độc lập với giới chức quân sự, vì bản chất của giới quân sự luôn luôn nghe theo các lời lẽ hiếu chiến :

“Người mà Ngài cử ra Hà Nội, cần phải có một chức vụ độc lập hoàn toàn đối với giới chức quân sự. cần có một người hiểu người An Nam và đừng có làm đồ chơi của các ý đồ do những kẻ mưu mô [81].Ông ta sẽ bị tấn công (như tôi hiện giờ) Cần có một đầu óc phê phán trước các đề nghị, ông ta cần phải biết tiếng An nam …”[82]

Giám mục Puginier thấy thua trận, bèn phái phát ngôn viên của ông là linh mục Dumoulin vào Sài gòn để biện bạch cho mình với Đô đốc Dupré, chính Gm Puginier mấy tháng sau cũng vào Sài gòn để yêu cầu duy trì một lực lượng 150 người ở Ha Nội.

Về phần Philastrer , y biết y đã làm cho các kẻ truyền đạo ghét và y tuyên bố sẵn sàng gánh chịu hậu quả, y viết cho Đô đốc của y trong một văn thư mật :  “Có thể Ngài nghe một số lời trách mắng  ít nhiều trực tiếp đối với tôi và còn càng rất có thể các nhận xét của tôi về tình hình sẽ bị tấn công dữ. Tôi vẫn giữ nguyên hết.[83] Tôi biết, tôi sẽ bị công kíchvà phán xét, tôi sẽ có cách biện hộ.”

III- KẾT QUẢ CHÍNH SÁCH PHILASTRE : HIỆP ƯỚC 1874

Một sự yên tỉnh tuơng đối xuất hiện vì Philastre và Nguyễn Văn Tường rời Bắc kỳ đi Sài Gòn (2-1874) . Trong những ngày cuối cùng ở Hà Nội, y không có phút nào yên tỉnh, bị các áp lực qua các nài nĩ của các giám mục, bị ám ảnh vì những lời tố cáo các quan và người bạn đối thoại Việt nam, bị ông này phá rầy vì ông thôi thúc y buộc các con chiên phải khuất phục. Trong tình thế rất khó khăn đó, y phải làm dịu các giám mục, khuyên các con chiên ôn hòa vì họ lại tấn công khi thấy được ủng hộ, khuyến khích và hăm dọa, Nguyễn vă Tường vì ông nầy ít tin tưởng vào uy quyền của y nên đã bị buộc phải nể nang các nhà nho hăng hái và mưu chuyện đối với họ nữa.[84]

Đô đốc Dupré nóng lòng chờ đợi hai “tác giả hòa bình” trở về để nối lại cuộc thương lượng bị gián đoạn vì chuyến trở về kinh đô của Nguyễn văn Tường. Y phải kết thúc mau chóng bản hiệp ước vì y không có nhiều thì giờ : Ngày y đáp tàu về Pháp đã được chỉ định và người thay y cũng đã bổ nhiệm rồi.

Các cuộc thương lượng tiến hành mau. Chỉ có vấn đề đạo Thiên Chúa là có sóng gió trong các buổi họp. Trợ Giám mục Sài Gòn là Colombert cũng dự cuộc thương thuyết  về vấn đề này, ông tin các nhà thương thuyết Huế nhường tất cả, “vì bị tình thế thúc ép” và người Pháp “ở trong hoàn cảnh thuận lợi để điều đình”[85] Vì thế ông bác bỏ điều khoản buộc các quan có đạo phải đúng nghi lễ hiện hành ở triều đình , Các người thương thuyết Việt Nam phải chịu bỏ, chỉ còn những khoản có lợi cho các kẻ truyền đạo là được giữ lại.

Hiệp ước được ký ngày 15-3-1874 , Dupré đã chạy rút và đã thắng cuộc.

1/- NHỮNG ĐIỂM LỢI CHÍNH TRỊ, BUÔN BÁN VÀ TÔN GIÁO CỦA HIỆP ƯỚC 15-3-1874 : Nước Pháp thấy chủ quyền mình được thừa nhận trên ba tỉnh miền Tây Nam kỳ mà họ chiếm từ 1867 dù vi phạm hiệp ước 1862. Thế là việc nhường toàn thể Nam kỳ chính thức hiệu lực hóa. Một cảng ở Trung (Qui Nhơn) và hai cảng ở Bắc (Hải Phòng và Hà Nội) cũng như sông Hồng được mở ra để buôn bán . Ở mỗi cảng có một viên lãnh sự Pháp được một toán nhỏ binh sĩ bảo vệ. Một Công sứ pháp đóng tại Huế. Chính sách đối ngoại, lý do tồn tại của một nước có chủ quyền, theo điều 3, triều đình Huế cam kết theo đúng chính sách Pháp.

Trong số các điểm hình như có lợi cho Tự Đức, cũng như điều 3 đó quy định rằng Việt Nam không thay đổi gì về các liên lạc ngoại giao hiện giờ, như thế các liên lạc hiện hữu giữa Việt Nam và Trung Quốc không bị hiệp ước đả động đến (đến năm 1883-84 người pháp lại giải thích ngược điều 3 này) . Ngoài ra theo điều 2, Chính phủ pháp thừa nhận “chủ quyền của Vua An Nam và sự hoàn toàn độc lập của ông đối với bất cứ một nước ngoài nào”; họ hứa “viện trợ và giúp đở” ông và cam kết “theo lời yêu cầu ông và ông không phải bồi hoàn gì, mang lại cho ông một sự ủng hộ cần thiết để duy trì trật tự và bình yên trong nước, để bảo vệ ông chống lại mọi cuộc tấn công, và để tiêu diệt giặc biển đang phá hoại một phần bờ biển của vương quốc”. Do điều đó, Tự Đức có thể tin chắc rằng nước Pháp sẽ không chiếm Bắc kỳ, và không ủnh hộ các kẻ truyền đạo trong cố gắng lật đổ triều đình ông và tách rời Bắc kỳ ra khỏi Trung kỳ.

Để đổi lại sự “bảo hộ”, danh từ rất mơ hồ trong điều 3, lại một lần nữa, Tự Đức cam tâm hy sinh quyền lợi đất nước.

Về lãnh thổ, về kinh tế, về chính trị, Việt nam lại chịu một sự chia cắt mới. So sánh với các điều kiện mà Paris dự liệu trước hiệp ước 1874 lại còn có lợi hơn. Từ lo âu, Dupré nhày qua nỗi vui sướng mãnh liệt. Trước đó y sợ một tai họa ;sau rốt y đạt thắng lợi quan trọng. Thắng lợi bất ngờ này là công lao của Philastre. Nhưng phần đóng góp của Garnier phải nói rõ, cũng không kém lớn lao. Rút cục, chính sách của Garnier và của Philastre không chống đối nhau mà bổ túc cho nhau : tr6n trước dùng vũ lực để tên sau thương thuyết . Nhờ kết hợp khéo léo vũ lực và thương thuyết, mỗi lần Pháp lại có những đất đai mới để rồi cuối cùng làm chủ cả nước.

Các mối lợi về tôn giáo cũng không kém phần quan trọng. Điều đem lại cho các kẻ truyền đạo và tín đồ một sự tự do tuyệt đối và không giới hạn, đôi khi đi ngược lại luật lệ hiện hành trong nước .

Điều đó như sau:

“ Vua An Nam, vì thừa nhận rằng đạo Thiên Chúa dạy người làm điều thiện, hủy bỏ tất cả mọi sự cấm đoán đạo đó và để cho tất cả thần dân được tự do theo và hành đạo.

Vì thế, các tín đồ Thiên Chúa nước An nam có thể tụ họp đông đảo không giới hạn tại các nhà thờ để làm lễ, Không còn bất cứ cớ gì mà họ bị buộc phải làm những gì trái với đạo họ, họ cũng không còn bị kiểm tra đa75c biệt nào. họ có quyền tham dự mọi kỳ thi và được làm mọi công vụ mà không vì thế phải làm những điều mà đạo họ cấm.

Vua cam kết tiêu hủy sổ sách kê khai số con chiên từ 15 năm nay và đối xử với họ như mọi công dân khác về vấn đề kiểm kê và thuế má. Ngoài ra Vua cũng cam kết cấm dùng lời nói cũng như trong chử viết các danh từ nhục mạ đối với đạo và sửa lại các điều  trong bản Thập điều đã dùng những danh từ như thế.

Các giám mục và các nhà truyền giáo được tự do đi vào trong vương quốc và đi khắp các giáo khu bằng một thông hành của Thống đốc Sài Gòn, được Thượng thư Bộ Lễ hay quan đầu tỉnh chiếu khán. Họ có quyền giảng đạo khắp nơi. Họ không phải chịu kiểm saót đặc biệt nào, vào các làng xóm không còn phải trình với các quan về việc họ đến, họ ở hay họ đi.

Cũng như các nhà truyền đạo, các linh mục An Nam được tự do thi hành quân sự mình . Nếu hành vi của họ đáng bị trừng trị và nếu căn cứ vào luật pháp, tội của họ đáng bị đánh bằng gậy, bằng roi, hình phạt này sẽ cải hoán thành một hình phạt tương đương .

Các giám mục, các nhà truyền giáo và các giám mục Việt nam có quyền mua và thuê đất đai, nhà cửa, xây dựng nhà thờ, bệnh viện, trường học, nhà trẻ mồ côi và tất cả những cơ sở dùng để phụng sự đạo của họ.

Các tài sản lấy của con chiên vì lý do tôn giáo hiện đang còn giữ, sẽ được giao trả cho họ.

Tất cả mà điều khoản trên không trừ điều khoản nào đều được áp dụng cho các nhà truyền đạo Tây Ban Nha cũng như Pháp.

MỘt chỉ dụ của Hoàng đế được công bố ngay sau khi trao đổi sự phê chuẩn, sẽ tuyên bố khắp mọi thôn xã quyền tự do mà hoàng Đế đã ban cho các con chiên trong vương quốc mình.”

Ngoài ra, theo điều 8 các con chiên phạm tội phản quốc sẽ được hưởng đại xá :

“ Tổng thống Cộng hòa Pháp và Hoàng đế sẽ ban hành đại xá hoàn toàn với việc giải tỏa sự cầm giữ các tài sản của công dân mình đã tự hoại vì phụng sự cho phía ký kết bên kia, cho đến ngày ký hiệp ước và trước kia.”

Đô đốc Krantz làm toàn quyền ở Nam kỳ được vài tháng sau khi Dupré bổ túc hiệp ước chính trị đó bằng một hiệp ước buôn bán, cũng do phái đoàn cũ thương thuyết tại Sài Gòn, nhưng chỉ có mỗi một mình Nguyễn Văn Tường ký ngày 31-8-1874 , vì viên đệ nhất sứ giả Việt Nam là Lê Tuấn chết nơi cư ngụ của phái đoàn hai ngày sau khi hiệp ước chính trị được ký, ngày 17-3, lúc 3 giờ sáng, có tin đồn ông uống thuốc độc tự tử.

2/- HIỆP ƯỚC 1874 và QUỐC HỘI PHÁP:

Quốc hội Pháp luôn luôn chống đối các cuộc viễn chinh thực dân ở xa.

Sau các thảm họa của chiến tranh 1870 -1871 , và các cuộc bùng nổ của công xã, nước Pháp cảm thấy thắm thía, cần phải tập trung lực lương dể tái thiết xứ sở và cũng để chuẩn bị cho một cuộc phục thù của đất nước để thu phục lại uy tín thế giới của nó đã lu mờ vì thất bại và để thu phục lại các tỉnh đã mất.

Vì thế mọi bộ thuộc giới tinh thần cùng nhau cấm đoán các bành trướng quốc ngoại để tập trung lực lượng quốc gia về biên giới phóa Đông .

Cánh hữu Quốc hội cho rằng xâm lăng và đi chiếm đất đai ngoại quốc chỉ có thể làm yếu xứ sở, đã được cánh cực tả gồm những người cộnh hòa bị đế chế đuổi bắt, và tức là những kẻ thừa kế tư tưởng Jocobines ủng hộ trong đường lối này. Sự liên kết giữa hai phe này, dù là thù địch nhau trong mọi vấn đề chính trị khác, hết sức bền vững và vẫn tiếp tục sau khi giới tinh thần sụp đổ.

Cái chết của Garnier có nhất thời gây nên một sự thay đổi thái độ trong cánh hữu về vấn đề Bắc kỳ. Quả thật, cái chết “vinh quang” của người “anh hùng dân tộc” đó có làm dấy động lên tinh thần yêu nước trong công luận và trong quốc hội, tình cảm mà chính phủ khai thác đến cùng dể dành sự ủng hộ cho chính sách ở Bắc kỳ và cho việc phê chuẩn hiệp ước mới.

Hiệp ước 1874 được đưa ra quốc hội trong khóa họp 5-8 để phê chuẩn, Chính phủ không gặp khó khăn ở cánh hữu, vì hiệp ước chỉ có mang lợi cho Pháp và đạo Thiên Chúa mà không c ónguy cơ chiếm đất hay chiếm thuộc địa nào. Cánh tả, cấp tiến, trái lại chống hiệp ước. Trong một lần can thiệp mỗi tiếng trước quốc hội, Georges Bèrin, phát ngôn viên, đã trình bày hai lý do chính buộc họ, ông ta và bạn hữu ông ta, không thể đầu phiếu tán thành việc phê chuẩn.

Trước hết, hiệp ước mới có thể đưa đến các cuộc xuất chinh mới rất nguy hiểm và rất tốn kém. Quả vậy, do điều 2, nước Pháp cam kết bảo đảm trật tự và bình yên cho nước của Vua Tự Đức nếu ông nầy yêu cầu. Nhưng “về điểm nầy chúng ta đã cam kết quá liều lĩnh …Chúng ta cam kết giữ trật tự và bình yên cho một xứ khác có một dân số quá đông trong khi chúng ta đã gặp khá nhiều khó khăn để duy trì trật tự bình yên ở nước chúng ta trong một dân số tương đối bé nhỏ ở các tỉnh không quá 2 triệu người của chúng ta !”

Vì tình hìng đặc biệt xáo trộn ở Bắc kỳ, người Pháp muốn đóng vai sen đầm ở đế quốc An Nam nhất định phải chiến tranh với thần dân vua Tự Đức, với giặc biển quấu phá ở cửa sông Hồng, và với những kẻ phản loạn Trung Hoa bị nhà cầm quyền Vân Nam đẩy qua biên giới Bắc kỳ. các cuộc chiến đó sẽ dài lâu và đẫm máu và có thể đưa nước Pháp đến những rắc rốigiống như rắc rối mà Garnier đã gặp phải.

Kế đến, điều 9 chứa đựng quá nhiều nguy hiểm vì nó ban cho những kẻ truyền đạo một thế lực và một sự độc lập quá lớn !

“ Thật vậy, do điều 9, xin các vị lưu ý, các vị đã đem lại cho các nhà truyền đạođi đến vương quốc Huê! Và Bắc kỳ một tình trạng mà rốt cục, vua tự Đức không còn quyền hành gì đối với họ về bất cứ việc gì mà họ làm ở chổ họ ở.”

Tại sao ? Bérin nói, Bởi vì các kẻ truyền đạo không bao giờ từ bỏ việc làm chính trị, bởi vì họ tạo ra những âm mưu trường kỳ được che đậy dưới bức màn tôn giáo để lật triều vua; bởi vì họ công khai công nhận là họ không thể sống hòa bình được với Tự Đức. Và diển giả trưng dẫn, Đô đốc Jauréguiberry, giám mục Retord,  các “kỷ yếu truyền giáo” để ủng hộ cho những khẳng định của mình. “Tôi thấy rằng, trong hoàn cảnh như thế, nếu các vị muốn thi hành điều 9 của hiệp ước, quý vị sẽ thường phải rút kiếm ra, và quý vị sẽ phải thực hiện những cuộc chinh phạt tàn khóc !”

Tiếp tục can thiệp, Bérin cố chứng tỏ  “thế nào là người An Nam, đó là một dân tộc mà người ta tưởng đặt dễ dàng lên đầu lên cổ họ sự thống trị của các nhà truyền đạo.” Sauk hi chứng tỏ rằng người Việt Nam không phải là kẻ man rợ, không có ý thức về quyền hạn và bổn phận mình, không biết được bất công và chống lại, diển giả kết luận :

“Quy vị hãy tin rằng Tự Đức, các quan, khó mà chịu nỗi quyền hoàn toàn tự do truyền đạo mà quý vị muốn đem lại cho các nhà truyền giáo. Không chịu bằng lòng với việc đòi quyền tự do tuyệt đối cho các nhà truyền đạo đối với luật pháp trong nước, quý vị lại còn mở rộng quyền đó cho các con chiên của họ, cho các người An nam bỏ đạo họ mà theo đạo Thiên Chúa. Quy vị không muốn thừa nhận cho vua An Nam quyền đối xử với các công dân Ki tô đó khác với các người khác, nếu việc đó làm ông ta vui lòng.”

Lập tức cuộc thảo luận trở nên sôi nổi.

Quận công De Barante nói : Chúng tôi muốn người ta tôn trọng tự do tín ngưỡng.

Georges Bérin nói : Thưa ngài, tôi cũng vậy, nhất là đối với người Pháp, và tôi sẽ chứng minh với ngài rằng hiệp ước đó mà ngài cho là bảo đảm tự do tín ngưỡng cho người An nam sẽ đưa ngài đến chổ vi phạm tự do của người Pháp.

Ông nói với tôi rằng vua Tự Đức không có quyền cấm đoán dân ông theo đạo, dù ông ấy muốn thế, khi làm thế, ông ta đã vi phạm tự do tín ngưỡng và ông ta muốn thế.

“A ! nếu ông đạt được kết quả đó bằng thuyết phục thì thật là tốt; tọi cũng thế, xin ông tin cho tôi cũng chủ trương tự do tín ngưỡng, nhưng tôi biết rằng đế quốc An Nam - thật là buồn, tôi công nhận – ngày nay vẫn còn những tình trạng bất bao dung tôn giáo, là tình trạng của nước Pháp cách đây không bao lâu ( có tiếng xôn xao chống đối). Những đồng bào Tin Lành của chúng ta không quên rằng mới cách đây 100 năm, đồng đạo họ trong nước ta bị đàn áp. Vậy tôi xin giả thuyết lúc đó, một vua nước nào, vua nước Anh chẳng hạn, can thiệp vào muốn cưởng bức vua nước Pháp, điều mà ông muốn cưởng bức vua Tự Đức, ông có tin rằng vua nước Pháp chịu nghe theo không ? ( có tiếng đòi cắt đứt) . Điều mà vua Pháp không chịu làm, vua An Nam không buồn muốn làm.

Phía bên hữu : Đây không phải dùng bạo lực cưỡng bức mà chỉ ký hiệp ước !

Ông Georges Bérin : Tôi nói rằng các ông bị buộc phải dùng sức mạnh để làm cho hiệp ước được thi hành . Đó cũng là ý kiến của các nhà truyền đạo như tôi chứng minh.

Vì thế các ông dùng sung nổ để cho hiệp ước được thi hành, thế là chiến tranh tôn giáo thật sự (có vài hàng ghế bác bỏ) .

Tôi nói rằng trong Quốc hội này, không một kẻ theo đạo Tin lành nào, không một người Do thái nào, không một nhà tưtưởng tự do nào lại có thể phê chuẩn một hiệp ước mà ngày mai có thể bắt buộc binh sĩ Pháp đổ máu để bảo vệ tự do Ki tô giáo.

Một dân biểu bên hữu : Người Anh cũng làm như thế để ủng hộ các nhà truyền đạo của họ !

Ông Georges Bérin : Không, đó là một sai lầm cực kỳ ; Người Anh ủng hộ các nhà truyền giáo của họ như là những kiều bào chứ không phải là những người giảng đạo.

Một dân biểu bên hữu : Thì cũng vậy.

Ông G. Bérin : Không ! không phải cũng vậy, và nước Pháp đã sai lầm to lớn nếu không bảo vệ các nhà truyền đạo như nó có nghĩa vụ bảo vệ tất cả kiều bào mình; nhưng xem các nhà truyền giáo như là những nhân viên chính quyền có quyền được bảo vệ hết sức đặc biệt, và mọi hành vi họ ràng buộc chính phủ lại là chuyện khác. Nhưng chính đó lại là điều người ta đề nghị các vị chấp nhận một lần nữa và chính đó là điều các vị không nên làm, dù có nhân danh tự do tín ngưỡng như hồi nảy có người nêu lên.

        Sau lần can thiệp của Đô đốc Jaurès, việc phê chuẩn hiệp ước được đem biểu quyết. viên báo cáo dự luật tán thành hiệp ước mới đã biện hộ nồng nhiệt cho các kẻ truyền đạo. là những k ẻtheo y “chỉ biết giảng Phúc Âm và tuân phục đạo” và cho các đồng nghiệp ông ta thấy các triển vọng sáng chói mở ra cho thương mại Pháp và Châu Âu do hiệp ước mang lại. Ông ta nói để kết thúc bài diển văn, “Nước Pháp khi thi hành hiệp ước chỉ có đầy triển vọng trước mắt cho quyền lợi chung của Văn minh và nhân đạo”[86]

3/- LA MÃ, CÁC KẺ TRUYỀN ĐẠO và HIỆP ƯỚC 1874.

Trước đó, các khoản về tự do tôn đạo Thiên Chúa đã được đem trìng bày cho tòa thánh qua trung gian Đại sứ Pháp ở La mã là De Corselle, Giáo hoàng hết sức tán đồng. Theo lời nhận xét của Bộ trưởng Hải Quân và Thuộc địa, chưa bao giờ một hiệp ước nào lại có những bảo đảm cho việc truyền đạo và việc hành đạo gia tô như thế.

Nhưng các Giám mục và các kẻ truyền đạo ở Bắc kỳ công khai biểu lộ sự chống đối hiệp ước cùng chính sách Pháp, lúc nào họ cũng tin rằng nước Pháp phải chiếm lất Bắc kỳ hay ít nhất thì cũng xui dân chúng địa phương nỗi dậy, đưa ra và che chở một số người thuộc triều trước muốn dòm ngó ngôi vua.

Theo ý kiến viên Bộ trưởng hải quân và thuộc địa  “Đó thật là một sai lầm, phương thức hành động mà chúng ta đã theo là cách duy nhất để bảo đảm các kết quả tốt. Quả vậy, ở Bắc kỳ đa số dân chúng đều còn chưa theo đạo. Xứ này đầy nhóc các tên trộm cướp từ Trung Hoa sang, đầy nhóc các nhà nho bị phế thải, kẻ thù của con chiên, Sự thành công của một cuộc nỗi loạn không chắc gì bảo đảm được an ninh lâu dài. Mà trái lại. Thay vì các hiệp ước rõ ràng và đem quyền lợi cho chúng ta cũng như nghĩa vụ cho một chính phủ có sẳn và được thừa nhận, chúng ta lại chỉ có trước mắt các kẻ phiêu lưu. Tình trạng hổn loạn trong xứ rất nguy hiểm cho các giáo khu lại vẫn cứ tiếp tục không biết bao giờ chấm dứt….

Với sự bình yên ở Bắc kỳ, sự che chỡ của nước Pháp cũng như của chính phủ An Nam, chắc chắn tôn gíáo sẽ đạt được nhiều thắng lợi lâu dài. Đoàn kết với nước Pháp và Vua An Nam, dân chúng theo đạo sẽ bảo đảm cho chính mình cũng như cho xứ sở một sự bình yên và một sự thịnh vượng mà cho đến nay họ được hưởng rất ít.

Một thái độ trái nghịch chỉ khiến cho chính phủ An Nam có những hận thù hợp lý và không phai mờ đi được, không đem lại chohọ một tình thế tốt đẹp hơn để đương đầu với người Trung hoa, với những kẻ không theo đạo và các tên trộm cướp, trong trường hợp – không lấy gì làm chắc - nước An nam được chúng ta giúp đở, không kiểm soát lại được hoàn toàn các tỉnh miền Bắc.”[87]

Vì thế y đề nghị đồng nghiệp ở Bộ ngoại Giao lưu ý Tòa thánh về vấn đề nầy và yêu cầu tòa thánh gởi những chỉ thị mới cho các đại diện của nó ở Việt Nam để vạch đường lối cho họ.

Do thư ngày 28-10- 1874, De Corselle cho Bộ trưởng y biết là tòa thánh tán thán hoàn toàn chính sách nước Pháp và hứa giúp đở tận tình, y viết :

“Tôi không thể có nghi ngồ nào về việc Đức ông (Hồng y ngoại vụ)hân hoan tiếp nhận ý kiến của vị Bộ trưởng Hải quân. Ngài cho tôi thấy ngài tán thưởng biết bao tinh thần hiệp ước 15-3 và nhắc lại rằng Giáo hoàng cảm thấy rất thỏa thích. Bộ truyền giáo đã được tin cho biết và khi Hồng y Franchi trở về, tôi sẽ vận động ngài đừng lơ là, bỏ qua một sự đề phòng nào để tránh cho các giám mục khỏi sa vào đường lối nào có thể làm nguy hại cho chính sách đầy khôn khéo của chúng ta, đã được chính Giáo hoàng tán thành.”[88]

Các kẻ truyền đạo ở Bắc kỳ sẽ từ bỏ chính sách mình và chịu sống hòa hợp với chính quyền Việt nam như chính phủ Pháp hy vọng ?

Chỉ những ai không biết gì về những tham vọng của những kẻ truyền đạo mới có thể tin được một chuyện bất ngờ như thế. Vì kẻ thù của các kẻ truyền giáo không phải chỉ có Tự Đức và triều đình của ông mà còn và nhất là các nhà Nho, tức là toàn thể giới có học, giới trí thức, tinh hoa của đất nước, tinh thần của kháng chiến, người bảo vệ nhiệt thành di sản văn hóa . Giữa ý muốn thống trị của các kẻ truyền đạo và  ý muốn kháng chiến của một xứ mà nền độc lập bị đe dọa, không thể có hòa giải được.       

 

 

 Ghi Chú

 


[1] - Báo La Sentinelle du Midi số 842, 19-2-1984 , tờ Courrier Saigon , số 23 , 5-11-1873

[2] - Trước đó y có viết thư cho Dupuis và nhờ Phái bộ Thjiên Chúa ở Hải Dương chuyển, đặc biệt y viết : “….công tác của tôi không phải chỉ có thế, Đô đốc muốn chấm dứt tình trạng mù mờ về việc buôn bán của người ngoại quốc ở Bắc kỳ và đóng góp theo khả năng mình sự bình định vùng này. Tôi tin tưởng nhiều vào kinh nghiệm của ông về xứ này để giúp tôi thấy rõ giải pháp tốt đẹp nhất cho vấn đề khó khăn này. Nhưng tôi có thể quả quyết một cách rõ ràng với ông rằng Đô đốc không chịu từ bỏ một quyền lợi buôn bán đã có nào. Mặt khác, ngài đã bày tỏ cảm tình nồng nhiệt về việc làm của ông”. Thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại A 60 (3) hộp 24.

[3] - J.Marquet và J.Norel. Pháp chiếm Bắc Kỳ (1873-1874).

[4] - Millot dẫn , Bắc kỳ 1888

[5] - như trên

[6] - Dupré gởi Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa 12-12-1873. Thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại A 30 (19) hộp 12.

[7] - Bô trưởng Hải quân và Thuộc địa gởi Bô trưởng Ngoại giao 11-12-1873 . Thư khố Bộ Pháp quốc hải ngoại , cùng chỉ dẫn

[8] - Bộ trưởng hải quân và thuộc địa gởi Dupré  23-10-1873 .Thư khố Bộ Bộ Pháp quốc hải ngoại  , A 30, (18) hộp 12

[9] - cùng người gởi, người nhận, cùng ngày, cùng chỉ dẫn

[10] - Điện tín 14-12-1873 , cùng chỉ dẫn

[11] - Trước đó Dupré có thảo luận với Millot  một kế hoạch can thiệp để ủng hộ phe cánh họ Lê  (đối chiếu Chesneaux , Thư khố trung ương Đông dương , tr 122)

[12] - Dupré gửi cho Garnier 4-12-1873 . cùng chỉ dẫn

[13] - Dupré gửi cho Bộ trưởng 1-12-1873 , cùng chỉ dẫn

[14] - Thư của Harmand gửi cho Esmez, 1-1-1874 do Dupuis dẫn “Bắc kỳ” từ 1872-1886, Paris, A.Challamel. 1910 , các trang 233 và kế tiếp

[15] - Harmand gửi cho Maybon do J.Marquet và J.Norel dẫn , Thảm kịch Bắc kỳ (1873-1874) Hà nội, 1938 tr 195

[16] - “Vung vải tiền bạc”Garnier nói với Harmand , đối chiếu báo cáo của Harmand .15-1-1874 , Thư khố trung ương Đông Dương, Đô đốc 11-689, số 2

[17] - Balézeaux gửi cho viên chỉ huy tàu Décrès, 4-1-1874 . Thư khố trung ương Đông Dương , Đô đốc 11689/9.

[18] - do J.Marquet và J.Norel dẫn, sách đã dẫn tr 107.

[19] -                              như trên

[20] - Harmand gửi Testard du Cosquer, Thư khố Bộ pháp quốc Hải ngoại, A 00 (10) hộp 1

[21] - Garnier gửi Puginier (bản thảo) , Ke-Mot 26-101873. Thư khố trung ương Đông Dương, Đô đốc 12491 / 1

[22] - Gm Puginier gửi Dupré , Hà Nội, 13-11-1873. Thư khố trung ương Đông Dương , Đô đốc 12491 / 2

[23] - Gauthier gửi cho Garnier, miền Bắc Nam kỳ , 7-11-1873 dp J.Marquet và J.Norel dẫn , sách  đã dẫn.

[24] - Các tu sĩ Tây Ban Nha dòng Dominicain từ Manille đến Bắc kỳ năm 1673 theo lời kêu gọi của các giám mục Pháp, họ quản trị 4 địa phận : Bùi Chu, Kẻ Sặt, Bắc Ninh, Thái Bình, tức là vùng Bắc bộ sông Hồng.

[25] - Giám mục Colomer gửi cho Dupré ( bằng tiếng Tây Ban Nha)  17-11-1873 . Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 12491 / 3. bản dịch củ J.Marquet va J.Norel , sách đã dẫn , tr 50

[26] - Giám mục Colomer gửi Garnier ngày 18-11-1873

[27] - Garnier gửi giám mục Colomer, thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 12491.

[28] - Giám mục Colomer gửi cho Garnier (bằng tiếng Tây Ban Nha) .Thư khố trung ương Đông Dương, Đô đốc 12491 / 7

[29] - Giám mục Colomer gửi Garnier 4-12-1873 (bằng tiếng Tây Ban Nha) Thư khố trung ương Đông Dương . Đô đốc 12491 / 9 bản dịch của J.marquet và J.Norel, sách đã dẫn , tr 52-53-54

[30] - Đoạn này viết sai tiếng việt  ( le traducteur)

[31] - Giám mục Riano Hoa gửi Garnier 6-12-1873, Thư khố trung ương Đông Dương, Đô đốc 12491 / 10  bản dịch J.Marquet và J. Norel , sách đã dẫn, các tr 54-55

[32] - xin xem các báo cáo của Balny gửi Garnier  6-12 và 9-12 1873 trong J.Marquet và J. Norel , sách đã dẫn.

[33] - Giám mục Cézon gửi Harmand  15-12-1873 ( bằng tiếng việt) . Thư khố trung ương Đông Dương , Đo dốc 12491/ 13

[34] - các sĩ quan Pháp gọi bất cứ ai chống lại họ là đồ ăn cướp

[35] - Harmand gửi Testard, 16-1-1874 . Thư khố trung ương Đông Dương , Đô đốc 11689 , số 32 Thư khố Bộ Pháp quốc hải ngoại , A00 (100 hộp 1

[36] - Báo cáo của Harmand gửi Garnier ngày 22-12-1873 do J.Marquet và J.Norel dẫn, “L’occupation francaise au Tonkin” tr 112

[37] - Harmand gửi Garnier 23-12-1873 do J.Marquet và J.Norel dẫn . Thư khố trung ương Đông Dương , tr 115

[38] - Philastre gửi Dupré 15-1-1874 . Thư khố trung ương Đông Dương , Đô đốc 11689, số 30

[39] - Harmand gửi Garnier , 20-12 và 22-12-1873. J.Marquet và J.Norel, sách đã dẫn tr 112, 113

[40] - Rheinart gửi Dupré , 14-4-1874 . Thư khố trung ương Đông Dương, Đô đốc 13506 số 4

[41] - Philastre gửi Dupré , 14-4-1874. Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốd 11689 số 69

[42] - Philastre gửi cho Dupré  19-1-1874 , Thư khố trung ương Đông Dương , Đô đốc  11689 số 39

[43] - Ví dụ Phái bộ Goudard ở Kẻ Sở , tên sĩ quan này sung sướng vì đã san bằng làng Kim Lư. Đối chiếu báo cáo của Goudard, chỉ huy phân đội Kẻ Sở , 29-1-1874 , Thư khố trung ương Đông Dương, Đô đốc 11689 / 54

[44] - Báo cáo Harmand ngày 24-1-1874 Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 11689 / 54

[45] -     …….như trên…..

[46] - Rheinartgửi Đô đốc Krantz 14-4-1874 .Thư khố trung ương Đông Dương, Đô đốc 13506, số 4

[47] - xin xem báo cáo của Balézeaux  4-1-1874. Thư khố trung ương Đông dương , Đô đốc 11689 / 30

[48] - Philastre gửi Dupré 7-1-1874 thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại , A 30 (19) hộp 12

[49] - J.Marquet và J.Norel dẫn . Thảm kịch Bắc kỳ , tr 15,16

[50] - Philastre gửi Dupré ngày 18-12-1873 Thư khố trung ương Đông Dương , Đô đốc 11689, số 3

[51] -  như trên

[52] -  như trên

[53] -  như trên

[54] - Philastre gửi Dupré  5-1-1874. Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 11689 , số 14

[55] -  trong văn thư trên

[56] -  trong văn thư trên

[57] -  như trên

[58] - Taboulet dẫn , sách đã dẫn  tr 731 , 733

[59] - Tổng sự vụ bản xứ, Moty gửi Giám đốc Nội Vụ ngày 25-12-1873, Thư khố Bộ Pháp quốc hải ngoại  A 30 (19) hộp 12.

[60] - Thư khố Bộ Pháp quốc hải Ngoại A 30 (19) hộp 12

[61] -  Thư Gm Puginier gửi Philastre , 18-1-1874 do J.Marquet và J.Norel dẫn , sách đã dẫn tr 150.

[62] - thư Gm Gauthier gửi 28-1-1874 do J.Marquet và J.Norel dẫn , tr 152, 153

[63] - Thư của Puginier gửi Philastre, đã dẫn.

[64] -  Puginier gởi Philastre  , 28-1-1874 . Thư khố trung ương Đông Dương , Đô đốc 11689 , số 51

[65] - Puginier gửi Philastre ngày 18-1-1874 đã dẫn

[66] - Philastre gửi Dupré , 8-1-1874. Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 11689, số 18

[67] - Philastre gửi Dupré 15-1-1874. Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 11689 số 30

[68] - Philastre gửi Dupré, 15-1-1874, đã dẫn

[69] - Puginier gửi Philastre 28-1-1874 . Thư khố trung ương Đông Dương , Đô đốc 11689 số 51

[70] - Philastre gửi Dupré , 6-1- và 2-2-1874 . Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 11689 số 76 - 79

[71] - Philastre gửi Dupré 15-1-1874 , đã dẫn

[72] - Philastre gửi Puginier , Thư khố trung ương Đông Dương , Đô đốc 11689

[73] -  như trên

[74] - Philastre gửi Dupré 2-2-1874 Thư khố Trung ương Đông Dương , đã dẫn

[75] - Philastre gửi Dupré , 23-1-1874 .Thư khố trung ương Đông Dương . Đô đốc 11689 số 44

[76] - như văn thư trên

[77]   Như trên

[78] - Philastre gửi Dupré , văn thư 15-1-1874, đã dẫn, đối chiếu thư Philastre gửi Dupré ngày 19-1-1874 . Thư khố trung ương Đông Dương , Đô đốc 11689 . số 37.

[79] - Tuyên ngôn của Nguyễn văn Tường , năm Tự Đức 26, tháng chạp ,ngày mồng 2 (19-1-1874).Thư khố Trung ương Đông Dương, Đô đốc 11689, số 40.

[80] - Philastre gửi Dupré 8-1-1874. thư khố Trung ương Đông Dương, Đô đốc 11.689, số 18, (đối chiếu Đô đốc 11,689 số 44.)

[81] - xin xem thư Giám mục Puginier, 18-1-1874 đã dẫn

[82] - Philastre gửi Dupré, văn thư 5-1-1874 , đã dẫn.

[83] -Philastre gửi Dupré ngày 19-1-1874 Thư khố trung ương Đông Dương  , Đô đốc 11689 số 39.

[84] - Philastre gửi Dupré 19-1-1874 (thư mật) thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 11689 số 37

[85] - Dupré gửi Bộ trưởng hải quân và Thuộc địa  26-2-1874 . Thư khố Bộ Pháp quốc Hải Ngoại  A30 (19) hộp 12.

[86] - Giám mục Colombert gửi Dupré ngày 23-12-1873 . Thư khố Trung ương Đông Dương , Đôđốc 10795. Dupré đã mời giám mục thảo một dự án về tôn giáo . Đã dẫn dự án của Puginier , Thư khố trung ương Đông Dương , Đô đốc 11688/ 7 , dự án của giám mục Colombert . Thư khố Trung ương Đông Dương , Đô đốc 11688 / 8

[87] - Công báo - Thảo luận nghị trường , 5-8-1874

[88] - Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa gửi Bộ trưởng ngoại giao , 29-9-1874 . Thư khố Pháp quốc Hải ngoại , A 30 (21) hộp 13

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập