Siêu du hành gia trong Tam Giới

Đã đọc: 827           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Như Lai (cái tâm thức đó, cái trí tuệ đó) không cần nhìn hay nghe mà thấy biết. Như Lai không cần đi mà tới. Như Lai không cần tới mà trở về.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhārtha Gautama) đã kiến giác, và kinh qua những điều quá ư như thị du hành đó, vượt xa khoa học cở 2600 năm về trước, cho nên Đức Thế Tôn (siêu du hành gia trong Tam Giới) mới gọi cái ta, vô ngã đó là Như Lai.
 
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Surangama Suttra:
 
What do I mean, Ananda, by beings and the world of time and space?
‘Time’ denotes flux and change; ‘space’ denotes location and direction...Thus, locations are tenfold – N, S, E, W, NE, SE, NW, SW, up and down.
 
Time is past-present-future making 10 directions and 3 periods of time.  Because, beings are entangled in illusion; they constantly move about in time and space, which become interconnected, "the way human activities interconnect with the environment."
 
Time is little more than positions in space.
 
Đại khái, trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Thế Tôn đã gián tiếp thuyết pháp cho chúng nhân sinh qua Ananda (đệ nhất thông thái, và về trí nhớ) về duyên khởi, lý tương sinh tương tác, ảo giác dính mắc, rối răm hệ lụy giửa chúng sinh cùng thế giới sở tại bởi thời gian và không gian.
 
Tôi xin thưa thốt, nếu vũ trụ là ảo tưởng thì thủy và chung, vật chất (với trọng lượng bởi trọng trường hay không có trọng lượng) và tốc độ, không gian và thời gian, ... là không nhị nguyên mà là bất nhị, liên kết nội tại từ nguyên thủy.  Chúng tất cả chỉ là một – Vô nhất vật mà Đức Phật đã dạy chúng ta 2600 năm về trước.
 
Điều này cho thấy, du hành trong không gian, vượt thời gian nhanh hơn tốc độ của ánh sáng không còn là điều không tưởng, và thuyết tương đối và công thức năng lượng nổi tiếng của Einstein, thay vì, e = mc2  Theo tôi, có thể hoàn chỉnh lại là E = MCn nơi, n = (+/-) 3, 4, … vô cực (infinity) nhưng 0, 1, or 2.
 
Đức Thế Tôn đã thực hiện điều này 2600 năm về trước.
 
Sau 49 ngày tham thiền nhập định dưới cội Bồ Đề, Thích Ca Mâu Ni đã đạt được Lục Thần Thông.  Ngài đã du hành trở về tận cùng của những tiền kiếp chúng sinh, và nhân sinh của Ngài trong quá khứ.  Chỉ trong khoảng khắc, ngay ở trong đêm đó, và trước khi sao mai chớm ló dạng trong buổi bình minh đó, đại sự nhân duyên lịch sử đã xảy ra cho nhân loại.  Đức Thế Tôn đã đạt vô thượng chánh đảng, chánh giác, và giác ngộ thành phật.  Đức Phật không phải ‘quá bỉ ngạn’ bằng phương tiện phi thuyền không gian (spacecraft, flying saucer, dĩa bay) mà ‘Trí Tuệ thần thông của Ngài’ đã du hành đi xuyên qua vô số sinh tử môn quan (wormholes, blackholes, vừa mới đây khoa học gia đã tìm thấy những blackholes này; có cái còn lớn hơn 100 tỷ lần so với diện tích của Mặt Trời) của mỗi kiếp chúng sinh.
 
Chúng ta đã từng nghe qua quá trình giác ngộ của Đức Thế Tôn qua kinh điển ghi lại, có thể từ kim khẩu của Đức Phật.  Tuy nhiên, qua diễn tả, và giải thích những gì mà Ngài đã trải qua trong đêm trước khi đại ngộ đó vẫn còn rất mơ hồ, huyền bí, thậm chí có vẻ thần thông qua ngôn ngữ đơn giản của tiền nhân hơn hai ngàn năm về trước.
 
Tôi mạo muội khoa học hóa “du ký diễn nghĩa” vượt không-thời gian của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi nhận được emails, Buddha@NiếtBàn.com, với địa chỉ của Ngài và của các Tổ ... trác ở bên Tây nớ;  trước khi, tôi du hành vượt không-thời gian để phỏng vấn trực tiếp các Ngài; và sau đó, tôi đã xin phép các Ngài cho phép tôi “khả lậu phật tổ cơ.”
 
Chuyện thiệt ra đơn giản, và dễ hiểu như ri:
 
Khi mà ta vượt qua tứ thiền đạt được sáu thần thông, ta mới dùng phi thuyền không gian Bát Nhã đi trở lại tương lai (back to the future).  Như Einstein, đệ tử của ta trong quá khứ, khám phá: Khi vật chất di chuyển thật nhanh gần bằng tốc độ của ánh sáng thì du hành gia sẽ có cảm giác là thời gian quay chậm lại. 
 
Chậm tới độ, ta có thể thấy được tốc độ của viên đạn bắn ra từ nòng súng di chuyển thật chậm như rùa bò cứ như trong phim quay chậm, slow motion.  Thậm chí, con muỗi bay qua ta có thể biết được nó đực, cái, hay là muỗi “bóng.” 
 
Cho đến khi ta thấy không gian, thời gian ngưng đọng; tất cả những nhân quả hoàn toàn ngừng lại.   Đó là lúc trí tuệ Bát Nhã của ta tuy nó không bao giờ di động mà nó đã vượt qua tốc độ của ánh sáng hơn "tỷ tỷ" lần. 
 
Trong lúc không gian cuộn thời gian đó, ta đã kiến giác được vô lượng kiếp của vũ trụ, tỷ tỷ thiên hà, hiện tượng, chúng sinh, và nhân sinh. 
 
Ta thấy tương lai, hiện tại, quá khứ chỉ là một, nhất như. 
 
Ta là Như Lai, không đi về quá khứ, tương lai, hiện tại mà đã đến.
 
Trước khi tạm biệt Phật và các Tổ, hẹn ngày tái tử sớm về chầu phật, chầu Tổ, tôi mới hỏi Phật, và các Tổ.
 
Tôi vì không biết tiếng Ấn Độ, và tiếng Tàu nên tôi dùng tiếng “phổ thông.”
 
Where are you guys going now?   Back to the future again?
 
Các Ngài trả lời:
 
No, we have been there.
 
Tóm lại, các Ngài đã kiến giác sau khi du hành vượt không thời-gian, xuyên vũ trụ, vượt qua vô số quá khứ vị lai, rồi thì vị lai quá khứ.
 
Các Ngài kiến tánh, không cần phải du hành vượt qua vũ trụ, mà đa vũ trụ đến, và không-thời gian đi xuyên qua các Ngài trong khoảng khắc.
 
Như Lai (cái tâm thức đó, cái trí tuệ đó) không cần nhìn hay nghe mà thấy biết.  Như Lai không cần đi mà tới.  Như Lai không cần tới mà trở về. 
 
Đơn giản, vô ngã đi đến, hay đúng ra, không có cái Ngã, vô nhất vật đến đi.
 
(Trích một chương trong, Vũ Trụ Ảo?  Tác giả Lê Huy Trứ, sẽ đăng trong dịp Tết)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập