Vài cứ liệu về nguồn gốc Pāli trong kho tàng tiếng Việt

Đã đọc: 2559           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tiếng Việt là một thể loại ngôn ngữ được định hình cùng với lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong quá trình phát triển, Tiếng Việt đã kế thừa và tiếp nhận nhiều cơ sở ngôn ngữ của các quốc gia có liên hệ về giao thương, tín ngưỡng, văn hóa...

Nói rõ hơn, có nhiều cứ liệu cho thấy trong kho tàng Tiếng Việt nói chung chứa đựng nhiều yếu tố ngôn ngữ đặc thù, do bị ảnh hưởng hoặc vay mượn các thành tố ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Điều này, các nhà nghiên cứu chuyên ngành về ngôn ngữhọc đã chứng minh với những bằng chứng khoa học, xác đáng.

Từ những liên hệ mang tính gợi mở đó, chúng tôi rất ngạc nhiên vì trong khi nghiên cứu, đối khảo kinh điển Phật giáo từ Pāli và Hán tạng, đã phát hiện nhiều trường hợp tương đồng giữa ngôn ngữ Pāli và tiếng Việt. Do chưa đủ thẩm quyền về ngành ngôn ngữ học (linguistics), nên chúng tôi chỉ xem khảo cứu này như là một đề xuất mang tính gợi mở, về những tương hợp lạ lùng giữa Tiếng Việt và ngôn ngữPāli.

1.  Cơ sở làm tiền đề từ các mối liên hệ giao thương, tín ngưỡng…

Do vị trí địa lý vừa thuận lợi về đường biển và cả đường bộ, nên trong lịch sử ở nhiều thời kỳ, Việt Namtừng là điểm dừng chân của nhiều đoàn thương buôn trên biển, và là nơi tiếp đón nhiều bậc danh Tăngthạc đức đến từ các nước Phật giáo phương Nam[1]. Chỉ xét riêng hành trạng của một vài bậc cao tăngđã cho thấy điều đó.

Trước hết, theo Cao Tăng truyện, quyển thứ nhất. Ngài Khương Tăng Hội (康僧會) là dân nước Khang Cư (康居), sau đó vì công việc buôn bán nên cha mẹ ngài chuyển đến sống ở Giao Chỉ (交趾). Khương Tăng Hội trưởng thành ở Giao Chỉ từ bé, vì khi mười tuổi cha mẹ ngài đã qua đời. Sau khi mãn tangsong thân, ông xuất gia, tinh tấn tu học và đã minh giải tam tạng, tỏ tường sáu kinh (明解三藏. 博覽六經). Vào niên hiệu Xích Ô (赤烏) năm thứ mười (247) ông đến Kiến Nghiệp và giáo hóa Ngô Tôn Quyềnquy y Tam Bảo. Ngài viên tịch vào niên hiệu Thái Khang nguyên niên (太康元年: 280)[2]. Tác phẩm còn lại của Khương Tăng Hội gồm bảy bộ kinh, gồm hai mươi quyển. Trường hợp của ngài Khương Tăng Hội đã góp phần cho thấy, Phật pháp phát triển ở Giao Chỉ rất sớm và từ đó đã truyền sang Đông Ngô[3].

Thứ hai, ngài Đàm-ma-da-sá (曇摩耶舍) có một vị đệ tử tên là Pháp Độ (法度). Sau khi sư phụ Đàm-ma-da-sá trở về cố quốc, ngài Pháp Độ tận hành theo pháp Nam truyền. Cụ thể, tôn giả chủ trương chuyên học tập Tiểu thừa, cấm đọc kinh Phương đẳng[4], chỉ lạy ngài Thích-ca, không lạy mười phươngPhật.  (專學小乘禁讀方等. 唯禮釋迦. 無十方佛). Trong số những vị đệ tử theo tuân hành theo ngài Pháp Độ có ni cô pháp danh là Phổ Minh (普明尼), vốn là con gái của Thứ sử Giao Châu (交州刺史) tên là Trương Mục (張牧)[5].

Theo Nam Tề Thư (南齊書)[6], quyển thứ 58, Thứ sử Giao Châu Trương Mục (交州刺史張牧) mất vào năm đầu niên hiệu Thái Thủy (泰始), tức năm 465 của triều Lưu Tống Minh Đế (劉宋明帝: 439–472).

Thứ ba, đất Giao Chỉ từng là nơi xuất hiện nhiều bậc cao tăng như Thích Đàm Hoằng (釋曇弘)[7]chuyên tâm trì tụng kinh Vô Lượng Thọ và kinh Quán Vô Lượng Thọ. Vào niên hiệu Hiếu Kiến (孝建) năm thứ hai (455)  ngài đã tự thiêu ở chùa Tiên Sơn (仙山寺) thuộc quận Giao Chỉ (交趾). Các ngài như Thích Tuệ Thắng (釋慧勝)[8], Thích Đạo Thiền (釋道禪)[9] vốn là người Giao Chỉ  và cùng tu ở chùa Tiên Châu Sơn (仙洲山寺). Đặc biệt, vào thời Nam Tề (南齊:479-502), có Thái Nguyên Vương Diễm (太原王琰)[10], là tác giả của tác phẩm Minh Tường Ký (冥祥記)[11] nổi tiếng còn lưu lại đến ngày nay. Đáng chú ý là khi còn bé (年在幼稚), Vương Diễm từng thọ năm giới với một pháp sư của Giao Chỉ tênlà Hiền (於交阯賢法師所受五戒) vào niên hiệu Kiến Nguyên năm đầu (建元初: 479)[12].

Thứ tư, dân tộc Việt vốn dĩ có một nếp sống thuần thiện, ôn hòa, dễ dàng chấp nhận và nâng đỡ những dân tộc lân bang vì những lý do khác nhau mà cùng chung sống. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quyển bảy, thời vua Trần Hiến Tông (1319-1341) có một xóm người Chiêm Thành gần kinh đô, gọi là thôn Bà-già. Sử ghi:

Thôn này hồi Lý Thánh Tông đánh chiếm Chiêm Thành, bắt được người Chiêm cho ở đấy, lấy tiếng Chiêm đặt tên là Đa Gia Ly, sau gọi sai thành “Bà Già”[13].

Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, quyển bảy, Trần Nhật Duật (1255-1330) thường cỡi voi sang chơi với xóm người Chiêm này vì ông giỏi nhiều ngôn ngữ trong đó có tiếng Chiêm.

Có thể nói, ngay từ thời nhà Trần, đã có những dấu ấn của ngôn ngữ Chiêm Thành trong trong kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt.

Thứ năm, thực tế lịch sử ghi nhận rằng, dãi đất khu vực miền Trung đã từng tồn tại nhiều đô thị cổ mà sớm nhất là nhà nước Lâm Ấp được thành lập vào năm 192[14]. Đặc thù của nhà nước này mang ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ và Phật giáo. Nhiều bằng chứng lịch sử hiện còn đã chứng tỏ điều này. Các dấu tích còn lại của vương quốc cổ này như Thành Lồi ở Huế, những di chỉ ở làng Trà Kiệu, Phật viện Đồng Dương ở Quảng Nam, di tích thành Đồ Bàn ở Bình Định.  Khảo cứu lịch sử cho thấy, thành Đồ Bàn đã chấm dứt vai trò lịch sử của mình vào năm 1471[15].

Gần mười ba thế kỷ tồn tại, với ảnh hưởng văn hóa chủ đạo là Ấn giáo và Phật giáo, nước Lâm Ấp, Chiêm Thành hay Chămpa, đã có những đóng góp đáng kể về nhiều lãnh vực cho các thế hệ mai saucủa dân tộc Việt Nam. Theo chúng tôi, một trong những đóng góp phi vật thể, chính là những dấu ấn của ngôn ngữ Pāli trong kho tàng Tiếng Việt.

Thứ sáu, dịch giả người Pháp G. Jeanneau, đã dịch nhiều tác phẩm thơ ca nổi tiếng của Việt Nam  như Lục Vân TiênTấm Cám…từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ, đã có những phát biểu quan trọng về cội nguồn của Tiếng Việt. Chúng tôi xin dẫn lại quan điểm của ông trích từ tác phẩm Chữ văn quốc ngữ của Nguyễn Văn Trung:

Janneau, người đầu tiên dịch “Lục Vân Tiên” bản Nôm ra chữ Quốc ngữ cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng của các dân tộc Aryen; tuy Janneau không phủ nhận tiếng Việt liên hệ với chữ nho, nhưng trong hai bài khảo cứu liên tiếp về nguồn gốc tiếng Việt, Janneau có tìm ra những yếu tố chứng minh tiếng Việt bắt nguồn từ những tiếng Aryen[16].

Các nhà ngôn ngữ học đã chứng minh, một trong những ngôn ngữ của các dân tộc Aryan chính là Pāli. Theo giáo sư Hirakawa Akira thì Pāli là một phương ngữ cổ có xuất xứ từ Vidisā hay Bhīlsa thuộc khu vực Tây nam Trung Ấn[17]. Vidisā hiện nay là một thành phố thuộc bang Madhya Pradesh, thuộc Trung Ấn Độ.

Như vậy, vào năm 247, Phật giáo từ Việt Nam đã truyền sang Trung Hoa ở thời Đông Ngô; sự kiệnVương Diễm (王琰) thời Nam Tề thọ ngũ giới vào năm 497 với pháp sư Hiền ở Giao Chỉ; trường hợpcon gái của Thứ sử Giao Châu là ni cô Phổ Minh (普明尼), xuất gia và tuân hành theo Phật giáo Nam truyền; đặc biệt, ở triều nhà Trần đã xuất hiện một xóm nhỏ Chiêm Thành cùng sinh sống gần kinh đô… đã cung cấp những bằng chứng xác thực cho thấy, vào khoảng mười thế kỷ đầu công nguyên, Phật giáo Việt Nam đã có một nền tảng vững chải mà nguồn cội của nó được tiếp nhận từ các nước Phật giáo phương Nam.

Từ những tiền đề như đã nêu, đã tạo nên những ảnh hưởng đa chiều về nhiều lãnh vực văn hóa xã hộivà một trong số chúng, chính là những dấu ấn đặc thù về ngôn ngữ Phật giáo Nam truyền mà ở đây là ngôn ngữ Pāli, đã từng bước xuất hiện trong kho tàng dụng ngữ Tiếng Việt.

2. Những từ Tiếng Việt có nguồn cội  hoặc phát âm tương đồng với ngôn ngữ Pāli.

Tiếng nói và chữ viết là hai thành tố quan trọng của ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ Pāli, nói đến cách phát âm (Pronouncation) chính là đề cập đến phương diện tiếng nói của ngôn ngữ này.

Để bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi xin được thống nhất cách viết tắt về ba bộ tự điển được sử dụngtrong đối khảo như sau:

  1. Từ điển Pāli - English của Pāli Text Society, phiên bản điện tử năm 1999, viết tắt là PTS[18].
  2. Việt Nam Từ điển của Lê Văn Đức, 1970, viết tắt là VNTĐ[19].
  3. Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, 2003, viết tắt là TĐTV[20].

Trong chuyên khảo này, chúng tôi lần lượt giới thiệu một số tương đồng giữa Tiếng Việt và ngôn ngữPāli tuân theo thứ tự của bảng chữ cái Tiếng Việt, theo ba bộ tự điển nêu trên và cả số trang liên quan.
1. ÁP: (động từ) làm cho bề mặt của một vật sát bề mặt của một vật khác (TĐTV, tr, 9). Pāli: API: (căn ngữ ap), trên bề mặt của một vật (onto), gần (close by-PTS, p.135).
2. BA LÁP (khẩu ngữ), không đứng đắn, không có nghĩa lý gì (TĐTV, tr. 22). Pāli: PALĀPA (động từ), nói chuyện bá láp, tầm phào, phù phiếm (chaff, as frivolous talk – PTS, p.1003.)
3. BÁT (danh từ), đồ dùng có dạng bán cầu để đựng cơm, canh, nước uống (TĐTV, tr.42). Pāli: PATTA(nam tính và trung tính) cái bát, bình bát của một vị Tỳ-kheo (a bowl, the alms-bowl of a bhikkhu – PTS, p.927).
4. BẮC (động từ) đặt vào vị trí để sử dụng. Bắc nồi lên bếp[21] (TĐTV, tr.43). Pāli: PACATI (động từ) nấu, đun sôi, nướng (to cook, boil, roast – PTS, p. 871).
5. BỂ (trạng từ) vỡ (TĐTV, tr.57). BHEDA (động từ, căn ngữ bhid) bể, xé nát, bất hòa, sự chia rẻ (breaking, rending, breach, disunion – PTS,p. 1154).
6. BỒ: (danh từ) bạn thân (TĐVN, tr,123). Pāli:BHO: (bất biến từ) ngài, bạn thân, bạn, người thương (sir, friend, you, my dear - PTS, p.1155).
7. BÚP: (danh từ) chồi non của cây. Nụ hoa sắp hé nở (TĐTV, tr.92). Pāli: PUPPHA (trung tính, căn ngữ puṣ) một bông hoa (a flower- PTS, p.1063).
8. BỤT (danh từ) Phật, theo cách gọi dân gian, (TĐTV, tr.92). Pāli: BUJJHATI (danh từ, căn ngữ budh), thức tỉnh, hiểu biết, nhận hiểu (to be awake, to know, recognise, - PTS,p.1110-1111).
9. CẢM (động từ), làm cho rung động trong lòng khi tiếp xúc với việc gì, có cảm tình và như chớm yêu (nói về quan hệ nam nữ ) (TĐTV, tr.106). Pāli: KĀMETI (động từ, phát xuất từ kāma ), khao khát, thèm khát (to desire, to crave – PTS, p. 487).

10.CẠP (động từ) cắn dần từ ngoài vào, gặm (TĐTV, tr. 115). Pāli: CAPPETI, (căn ngữ cabb = adana = đang ăn), nhai (to chew – PTS, p. 606).

11.CẶP (động từ, khẩu ngữ), đi đôi, quan hệ với nhau thành một đôi. Pāli: KAPPETI (căn ngữ kappa), có quan hệ tính giao (to have (sexual) intercourse – PTS, p. 452).

12.CẮT (động từ) làm đứt bằng vật sắc (TĐTV, tr. 120. Pāli: KARATI (động từ, căn ngữ kar), cắt (cut – PTS, p. 467)

13.CHÁI: (danh từ) gian nhỏ lợp một mái tiếp vào đầu hồi, theo lối kiến trúc dân gian (TĐVN, tr,131). nhà phụ, liền vách với nhà chính (VNTĐ, tr.256). Pāli:CHADA: (Danh từ, căn ngữ chad) bất cứ thứ gì che phủ, bảo vệ, hay che chỡ, một miếng che, một mái hiên (anything that covers, protects or hides, viz. a cover, an awning cover - PTS,p. 632)

14.CHẺ: (động từ) tách theo chiều dọc thành từng mảnh, từng thanh (TĐTV, tr.146. Pāli:CHEDA: (Căn ngữ chid), nghĩa là chặt  đứt, phá hủy, hao tổn (cutting, destruction, loss - PTS, p.109).

15.CUỖM (động từ, thông tục) chiếm lấy và mang đi mất một cách nhanh chóng (TĐTV, tr, 225). Pāli: CORA (động từ, căn ngữ cur), tên trộm, kẻ cướp (a thief, a robber – PTS, p.629).

16.ĐĨ: (danh từ) người phụ nữ làm nghề mại dâm (hàm ý khinh); (khẩu ngữ) lẵng lơ (TĐTV, tr.313). Pāli: DHI: một thán từ trách móc và ghê tởm:  nhục nhã, tủi thẹn, khốn khổ (an exclanation of reproach & disgust: fie!shame!woe – PTS,p.776).

17.ĐANH ĐÁ (tính từ - người phụ nữ) không chịu nhịn ai, sẵn sàng có những lời nói, cử chỉ quá quắt, gây cảm giác khó chịu (TĐTV, tr. 285). Pāli: DANDHA (tính từ) chậm lụt, khó dạy, cứng đầu, ngớ ngẫn, ngu ngốc (slow; slothful, indocile; silly, stupid – PTS, p. 719).

18.ĐONG: (động từ) đo thể tích chất lỏng hoặc chất rời (TĐTV, tr, 331). Pāli: DOṆO: (trung tính) thường dùng để đo sức chứa (usually as measure of capacity- PTS, p. 754). 

19.ĐÙ: (động từ - lóng), tiếng chửi thề (TĐVN, tr. 494). Pāli: DU (bất biến từ), một âm tiết của thán từ duḥ, mang nghĩa xấu xa, khốn kiếp (syllable of exclamation (=duḥ) “bad, woe” (beginning the word du (j)-jīvitaŋ) – PTS, p. 740).

20.GIÀ (tính từ) ở vào tuổi có những hiện tượng sinh lý suy yếu dần, trong giai đoạn cuối của quá trình số tự nhiên (TĐTV, tr, 383). Pāli: JARA (tính từ), già yếu, suy nhược (old, decayed – PTS, p.643).

21. KHẨN (động từ) khai phá đất hoang(TĐTV, tr, 495). Pāli: KHAṆA: (động từ, căn ngữ khaṇ), đào bới (digging – PTS, p. 539).

22.KHẨN (tính từ) có tính chất cần kíp, không thể trì hoãn (TĐTV, tr.495). Pāli: KHAṆA (nam tính), một khoảnh khắc, một cái chớp mắt, trong cụm từ khaṇen'eva  thì có nghĩa không có thời gian (moment, wink of time; in phrase khaṇen'eva "in no time” - PTS, p. 539)

23. KHAM (động từ) chịu được cái nặng nề so với sức lực của mình (TĐTV, tr, 491). Pāli: KHAMA (tính từ) nhẫn nại, khoan thứ, sự chịu đựng bền bỉ (patient, forgiving, enduring, bearing – PTS, p.545).

24.KÍN (tính từ) ở trạng thái giữa trong và ngoài được ngăn cách làm cho không có gì lọt qua (TĐTV, tr. 528). Pāli: KIṆṆA (quá khứ phân từ của kirati) được che phủ (covered – PTS, p. 502)/

25. KÍP (tính từ) gắp đến mức phải làm ngay, không thể chậm trễ (TĐTV, tr.531). Pāli: KHIPPA (tính từ), nhanh, trong nghĩa văn vẻ về cách quăng ném; mang tính so sánh nhanh như tên bắn (quick, literary, in the way of throwing, compare, “like a shot” – PTS, p.551).

26. LẮP BẮP (động từ) Miệng mấp máy phát ra những tiếng rời rạc và lắp lại, không nên lời, nên câu (TĐTV, tr.551). Pāli: LAPATI, (động từ, căn ngữ lap) nói lảm nhảm, lẩm bẩm (prattle, mutter – PTS, p.1302).

27. LÈN (danh từ) núi đá có vách cao dựng đứng (TĐTV, tr.559). Pāli: LEṆA (trung tính), một cái hang (trong khối đá), một cái hang động (a cave “in a rock”, a mountain cave – PTS, p.1314).

28. (tính từ) ở trong một tráng thái cứ thế không thay đổi, bất chấp mọi tác động bên ngoài (TĐTV, tr.565). Pāli: LĪNA: bám chắc vào, gắn bó, chậm chạp, đần độn (clinging, sticking, slow, dull – PTS, p.1310).

29. MA (danh từ,) người đã chết (TĐTV, tr.603). Pāli: MARA (tính từ, căn ngữ mṛ) sự chết (dying – PTS, p.1185).

30.MẠ: (danh từ - phương ngữ), mẹ (TĐTV, tr. 605). Pāli: MĀTAR (danh từ giống cái), mẹ (mother– PTS, p. 1193).

31. NÁC (phương ngữ), nước (TĐTV, tr.655). Pāli: NADĪ (giống cái, số nhiều), chỉ cho nước (the waters- PTS, p. 786).

32.NẠT (động từ), quát to cho phải sợ mà nghe theo (TĐTV, tr.658). Pāli: NADATI (động từ, căn ngữ nad), gào thét, tạo nên một tiếng động (to roar, make a noise – PTS, p. 786).

33.NỎ (phụ từ, phương ngữ) Chẳng. Ví dụ, nỏ biết: chẳng biết, không biết (TĐTV, tr.731). Pāli: NO (bất biến từ), một cách nhấn mạnh của chữ không (na) (a stronger na – PTS, p.860).

34.PHA (động từ) trộn lẫn vào nhau theo một tỉ lệ nhất định để tạo thành một hỗn hợp vào đó (TĐTV, tr.760). Pāli: PHARAṆA (động từ, căn ngữ pharati), sự xâm nhập, tràn ngập (pervasion, suffusion - PTS, p. 1084)

35.PHA (động từ) cắt, xẻ một khối nguyên ra thành từng phần để tiện sử dụng (TĐTV, tr.761). Pāli: PHALATI (động từ, căn ngữ pha), tách ra, phá vỡ (to split, break open - PTS. 1087)

36. PHẦN (PHẬT) (tính từ) từ mô phỏng tiếng như tiếng của mảnh vải bay quật vào không khí trước làn gió mạnh (TĐTV, tr. 773). Pāli: PHANDATI (động từ) đập mạnh, xao động (to throb, palpitate – PTS. p.1084)

37.PHÈN (danh từ) chất khoáng dưới đất đóng lại như muối hoặc hòa trong nước, vị chua, có nhiều màu sắc (TĐVN, tr.1151). Pāli: PHEṆA (danh từ) bọt, cặn bã, bọt (scum, foam, froth- PTS, p.1093-1094).

38.PHÌ: (tính từ) có nhiều màu mở, giàu có (TĐVN, tr.1156). Pāli: PHĪTA: sang trọng, thịnh vượng, giàu có (opulent, prosperous, rich – PTS, p.1091)

39. PHỈ (danh từ) thỏa mãn nhu cầu thuộc về tinh thần (TĐTV, tr.778). Pāli: PĪTI: (giống cái) cảm xúc vui sướng, niềm hân hoan, vui vẻ, tràn đầy năng lượng (emotion of joy, delight, zest, exuberance – PTS, p.1053).

40.PHUN (động từ) làm cho chất lỏng hoặc chất hơi bay ra ngoài thành tia nhỏ qua lỗ hẹp (TĐTV, tr.791). Pāli: PHUNATI (động từ), nhỏ (rưới) từng giọt (sprinkle – PTS, p. 1092).

41.RÁP (động từ) đặt cho khớp vào nhau (TĐTV, tr,822). Pāli: RACANĀ (giống cái, căn ngữ )

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập