Lực lượng sáng tác văn học Phật giáo thời Lý – Trần

- Đệ nhất minh quân Lê Thánh Tông - nhà văn hóa lớn của đất nước Đại Việt
- Về phương thức tiếp cận không gian trong thơ Đường
- Truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải
- Phật giáo Việt Nam – con đường đồng hành cùng dân tộc
- Những ghi chép chữ nghĩa khi đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
- Thăng Long – Hà Nội trong sáng tác của một số nhà văn dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975)
- Phật giáo và văn học Phật giáo trên vùng đất mới Nam Bộ (từ thời kỳ đầu khai phá đến nửa đầu thế kỷ XX)
- Thăng Long - Hà Nội với sự tiếp nhận và truyền bá tư tưởng thi học mới từ Trung Hoa: trường hợp thuyết tính linh (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX)
- Phật giáo thời Lý – Trần với bản sắc dân tộc Đại Việt
- Vai trò của Phật giáo đối với việc thành lập , phát triển kinh đô Thăng Long và nước Đại Việt thời Lý - Trần và những triều đại về sau
- Tìm hiểu công thức truyền thống trong một số bài ca dao mới Nam bộ về hình ảnh Bác Hồ
- Giá trị về văn hóa của triết học Phật giáo thời Lý và ý nghĩa lịch sử
- Thưởng thức danh tác “Tụng Tây Hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng
- Ngôn ngữ và tính cách Thúy Kiều
- Danh nhân Nguyễn Trãi: sự hội tụ những tinh hoa của văn hóa Thăng Long thời Lý – Trần (Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và 630 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi)
- Nguồn gốc Phật giáo của mô típ tái sinh trong truyện kể dân gian Việt Nam
- Cảm hứng “vô thường” trong một số bài văn tế trung đại Việt Nam
- Một số suy nghĩ về vai trò của Phật giáo đối với đời sống tinh thần nhân dân Đại Việt
- Con người giải thoát và con người mộng huyễn như là nguồn cảm hứng lớn trong thơ Thiền Lý-Trần (so sánh với thơ Thiền Đường-Tống)
- Tăng ban trong bộ máy nhà nước thời Lý – Trần
- Lực lượng sáng tác văn học Phật giáo thời Lý – Trần
- Hà Nội với quá trình hiện đại hóa văn học và Hà Nội trong văn học hiện đại (trước 1945)
- Ba bài chiếu đời Lý – một tầm cao văn hóa mở đầu cho kỷ nguyên Thăng Long – Đại Việt
- Vai trò của Phật giáo đối với việc thành lập, phát triển kinh đô Thăng Long và nước Đại Việt thời Lý Trần và những thời đại về sau
- Văn học Phật giáo đã viết nên chương mở đầu xuất sắc của nền văn học Việt Nam
- Trúc Hà, nhà văn Hà Tiên khởi nghiệp trên đất Bắc
- Một số quan điểm triết lý nhập thế của các vị thiền sư góp phần xây dựng dân tộc trong giai đoạn triều đại nhà Lý
- Những nét tương đồng giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc
- Người Nguyễn Đức viết về Hà Nội (Ngàn năm bái tạ đất Thăng Long)
- Về việc xây dựng chùa tháp và mô hình vua Phật thời Lí (Khảo sát qua hệ thống văn khắc thời Lí hiện còn)
- Phật giáo – một sức mạnh tinh thần thời Đại Việt
- Vai trò của giáo lý Thiền tông trong sáng tác thơ Thiền Lý- Trần
- Giao hoà giữa Phật giáo với thơ ca cổ điển
- Thăng Long Hà Nội ngàn năm thương nhớ trên những trang thơ An Giang
- Tác gia hoàng đế - thi nhân Lý Nhân Tông trong tiến trình văn học sử thời Lý
- Sự đốn ngộ của bậc chân tu qua thơ Thiền thời Lý-Trần
- Tư tưởng Phật giáo Việt Nam thời Lý- Trần qua vở kịch “Rừng trúc”
- Khuông Việt thiền sư hay phức thể dung hội Nho- Phật
- Vai trò của đội ngũ tăng quan([1]) đối với sự phát triển của Đại Việt dưới triều Lý (1010 - 1225)
- Văn học thời Lý – Trần và công cuộc dựng nước, giữ nước
- Ngộ và hành trình trải nghiệm đời sống của thiền nhân đời Trần
- Khởi sùng Nho bất như Thích chi thâm tai!
- Cảm hứng thiền trong thơ thiên nhiên đời Trần
- Chính sách nội trị và ngoại giao của nhà Tiền Lê qua thi pháp của thiền sư Đỗ Pháp Thuận
- Lý Thái Tổ và chiến lược xây dựng đất nước
- Văn bia chùa Huế (thành phố Huế) thể hiện tiến trình phát triển Phật giáo ở Đàng Trong
- Phật giáo Bình Dương đầu thế kỷ 20 qua tác phẩm Hán Nôm “Lưu hương diễn nghĩa bảo quyển”
- Đôi thi sĩ đất Hà Tiên và Thăng Long – Hà Nội
- Vạn Hạnh thiền sư và công cuộc khởi nghiệp của triều Lý
- Nhận thức mới về Phật giáo của Hải Lượng thiền sư Ngô Thì Nhậm qua Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh
- Trí Nhu và sự nối kế Thiền Trúc Lâm Yên Tử
- Hội thảo khoa học “Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”
- Chùm ảnh: Hội thảo khoa học "Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long"
- Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long- Hà Nội – một tập sách quý chào mừng Đại lễ kỷ niệm Thủ đô 10 thế kỷ
Không ai phủ nhận rằng văn học Phật giáo là một thực thể tồn tại lâu dài và từngcó những cống hiến xuất sắc cho lịch sử văn học dân tộc. Một số công trình khảocứu công phu và nghiêm túc, liên tục được công bố trong mấy chục năm qua đã xácnhận điều đó. Báo cáo nhỏ này chỉ xin sơ bộ góp thêm đôi lời về lực lượng sáng tác văn học Phật giáo thời Lý – Trần.
NHÀ SƯ VÀ CÁC TÁC GIẢ GIÀU THIỆN CẢM VỚI NHÀ PHẬT
LÀ LỰC LƯỢNG SÁNG TÁC VĂN HỌC CHIẾM VỊ THẾ ÁP ĐẢO
DƯỚI THỜI LÝ (1010 – 1225)
Thực ra, vị thế này đã được xác lập từ trước thời Lý. Hễ nói tới các tác giả lớn của thế kỷ X, không ai có thể quên tên tuổi của ba bậc Thiền Sư nổi tiếng là Ngô Chân Lưu[1], Đỗ Pháp Thuận[2] và Vạn Hạnh[3]. Họ không chỉ là những cố vấn chính trị sắc sảo và giàu bản lĩnh của các Hoàng Đế đương thời mà còn là những cây bút rất tài hoa.
Tham khảo các công trình giới thiệu về văn học thời Lý Trần[4], chúng tôi thấy dưới thời Lý, lực lượng sáng tác văn học xuất thân là Nho gia chỉ chiếm một phần không đáng kể. Sau khi tiến hành thống kê và sơ bộ phân loại, chúng tôi thấy trong tổng số 52 tác giả văn học hiện vẫn còn tác phẩm lưu giữ được, có :
- 37 tác giả là Thiền Sư.
- 9 tác già là người tu tại gia.
- 3 tác giả là người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của triết lý nhà Phật.
- 3 tác giả là người giàu thiện cảm với nhà Phật.
Dưới đây là bản liệt kê họ tên hoặc đạo hiệu của từng tác gia thuộc các nhóm cụ thể. Trong bản liệt kê này không có Thiền Sư Vạn Hạnh vì sự nghiệp sáng tác của ông chủ yếu là thuộc thế kỷ X.
1. Nhóm thứ nhất : các tác giả là Thiền Sư
- Trưởng Lão Định Hương (?-1051) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Lão Thiền Sư (thời Lý Thái Tông) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Cứu Chỉ (thời Lý Thái Tông) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Viên Chiếu (999-1090) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Mãn Giác (1052-1100) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Ngộ Ấn (1019-1088) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Không Lộ (?-1119) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Giác Hải (thời Lý Nhân Tông ) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Bảo Giám (?-1173) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Đạo Huệ (thời Lý Anh Tông) : dòng Vô Ngôpn Thông.
- Thiền Sư Bản Tịnh (1100-1176) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Tịnh Không (1091-1170) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Nguyên Học (?-1174) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Đại Xả (1120-1189) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Trí Bảo (?-1190) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Tịnh Giới (?1207) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Quảng Nghiêm (1121-1190) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Minh Trí (?-1196) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Trường Nguyên (1110-1165) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Thường Chiếu (?-1203) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Hiện Quang (?-1220) : dòng Vô Ngôn Thông
- Thiền Sư Thuần Chân (?-1101) : dòng Vinitaruci
- Thiền Sư Đạo Hạnh (?-1115) : dòng Vinitaruci
- Thiền Sư Trì Bát (1049-1117) : dòng Vinitaruci
- Thiền Sư Huệ Sinh (?-1063) : dòng Vinitaruci
- Thiền Sư Khánh Hỷ (1066-1142) : dòng Vinitaruci
- Thiền Sư Giới Không (thời Lý Nhân Tông) : dòng Vinitaruci
- Thiền Sư Chân Không (1045-1100) : dòng Vinitaruci
- Thiền Sư Trí Huyền (thời Lý Nhân Tông) : dòng Vinitaruci
- Thiền Sư Trí Thiền (thời Lý Anh Tông) : dòng Vinitaruci
- Ni Sư Diệu Nhân (1041-1113) : dòng Vinitaruci
- Thiền Sư Viên Học (1072-1136) : dòng Vinitaruci
- Thiền Sư Viên Thông (1080-1151) : dòng Vinitaruci
- Thiền Sư Y Sơn (?-1213) : dòng Vinitaruci
- Thiền Sư Pháp Bảo (thời Lý Nhân Tông) : chưa rõ dòng tu
- Thiền Sư Nguyên Thường (thời Lý Cao Tông) : chưa rõ dòng tu
- Lý Huệ Tông là Hoàng Đế, đi tu 2 năm thì bị bức tử, chưa rõ dòng tu
2. Nhóm thứ hai : các tác giả là những người tu tại gia
- Hoàng Đế Lý Thánh Tông (1054-1072) : dòng Thảo Đường
- Linh Nhân Hoàng Thái Hậu tức Ỷ Lan (?-1117) : dòng Thảo Đường
- Chu Văn Thường (?-?) : chưa rõ dòng tu
- Lý Thừa Ân (?-?) : chưa rõ dòng tu
- Đoàn Văn Khâm (?-?) : chưa rõ dòng tu
- Nguyễn Công Bật (?-?) : chưa rõ dòng tu
- Hoàng Đế Lý Anh Tông (1138-1175) : dòng Thảo Đường
- Hoàng Đế Lý Cao Tông (1175-1210) : dòng Thảo Đường
- Ngụy Tư Hiền (?-?) : chưa rõ dòng tu
3. Nhóm thứ ba : các tác giả là những người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của triết lý nhà Phật
- Dĩnh Đạt (?-?)
- Hoàng Đế Lý Thái Tông (1028-1054)
- Hoàng Đế Lý Nhân Tông (1072-1127)
4. Nhóm thứ tư : các tác giả là những người giàu thiện cảm với nhà Phật
- Hoàng Đế Lý Thái Tổ (1010-1028)
- Lê Văn Thịnh (?-?) [5]
- Lý Thường Kiệt (1019-1105)
Trong số 52 tác giả thuộc 4 nhóm nói trên, có tác già đã để lại cho đời không ít những tác phẩm thực sự có giá trị lâu dài. Trong nhóm thứ nhất, nổi bật hơn cả là Thiền Sư Mãn Giác và Thiền Sư Thích Pháp Bảo.
Thiền Sư Mãn Giác vốn có thế danh là Lý Trường và pháp danh là Hoài Tín Trưởng Lão. Sau khi viên tịch, ông được Hoàng Đế Lý Nhân Tông ban hiệu là Mãn Giác nên đời vẫn thường gọi ông là Thiền Sư Mãn Giác. Hậu thế hầu như ai cũng biết đến bài CÁO TẬT THỊ CHÚNG với lời thơ rất độc đáo :
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai)
Thiền sư Thích Pháp Bảo cũng tức là Thiền Sư Giác Tĩnh Hải Chiếu, tác giả của NGƯỠNG SƠN LINH XỨNG TỰ BI MINH (bài minh khắc trên bia, đặt ở chùa Linh Xứng tại Ngưỡng Sơn) rất nổi tiếng. Bài minh khá dài này có đoạn ca ngợi Lý Thường Kiệt như sau :
Việt hữu Lý Công
Cổ nhân chuẩn thức
Mạc quận ký ninh
Chưởng sự tất khắc
Danh dương hàm hạ
Thanh chấn hà vực
(Nước Việt có Lý Công
Theo đúng phép tổ tông
Cầm quân là tất thắng
Trị nước dân yên lòng
Danh lẫy lừng thiên hạ
Tiếng vang khắp núi sông)[6]
Các tác giả thuộc nhóm thứ hai và nhóm thứ ba thường chủ yếu là để lại các bài kệ. Tuy cũng là một thể loại sáng tác quen thuộc đối với các bậc tu hành nhưng tính phổ biến của kệ không rộng lớn như các thể loại khác. Trong số những tác giả thuộc nhóm thứ tư, lừng danh hơn cả là Lý Thường Kiệt. Ông vừa là bậc đại danh tướng, vừa là cây đại bút của văn học dân tộc. Chỉ cần là tác giả của bài NAM QUỐC SƠN HÀ, tên tuổi của Lý Thường Kiệt cũng đã đủ để bất diệt với muôn đời đất nước này.
NHÀ SƯ VÀ CÁC TÁC GIẢ GIÀU THIỆN CẢM VỚI NHÀ PHẬT
LỰC LƯỢNG SÁNG TÁC QUAN TRỌNG DƯỚI THỜI TRẦN (1226-1400)
Trải một thời kỳ phát triển lâu dài của nền giáo dục và thi cử Nho học, đến đây đội ngũ Nho sĩ đã khá đông. Họ không chỉ làm việc trong bộ máy nhà nước mà còn tích cực tham gia sáng tác văn học và điều này đã khiến cho lực lượng cầm bút biến đổi rất mạnh mẽ. Xu hướng chung là Nho sĩ ngày càng chiếm ưu thế và đến cuối thời Trần thì Nho sĩ đã trở thành lực lượng áp đảo. Mặc dù vậy, các Nhà sư và Đạo sĩ vẫn tiếp tục tham gia sáng tác văn học, triết lý Phật giáo và Đạo giáo vẫn gây ảnh hưởng khá mạnh đến các tác giả đương thời. Tìm hiểu thành phần xuất thân và đặc biệt là phân tích tư tưởng thể hiện trong tác phẩm, chúng tôi thấy dưới thời Trần có 60 tác giả lớn, trong đó :
- 7 tác giả về cuối đời đã xuất gia tu hành
- 5 tác giả luôn bày tỏ thái độ thiện cảm với nhà Phật
- 48 tác giả còn lại chủ yếu bị chi phối bởi triết lý của Nho gia. Tuy là từng nhiều lần đến ngâm vịnh xướng họa ở chùa chiền và đền miếu nhưng họ ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật học và Đạo học.
Nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai với tổng số 12 tác giả, đành không phải là nhiều nhưng điều đáng nói là tác phẩm của họ đã để lại dấu ấn rất sâu sắc, chẳng những đối với văn học Phật giáo mà còn là đối với cả nền văn học dân tộc đồ sộ. Nay xin được sơ bộ liệt kê như sau :
1. Bảy tác giả về cuối đời đã xuất gia tu hành
- Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, Hoàng Đế đầu tiên của nhà Trần. Ông sinh năm 1218, lên ngôi Hoàng Đế năm 1226, ở ngôi 32 năm (1226-1258), làm Thượng Hoàng 19 năm (1258-1277), mất năm 1277, hưởng thọ 59 tuổi. Về cuối đời, ông tu theo dòng Lâm Tế. Trần Thái Tông là tác giả của KHÓA HƯ LỤC. Sáng tác của ông không chỉ dừng lại ở những xúc cảm về đức tin hay về sự cảm khái trước kho kinh sách khổng lồ của nhà Phật hoặc những bài kệ phảng phất chút cao hứng nhất thời của bậc tu hành, mà hơn thế nữa, còn thể hiện kiến thức Phật học rất uyên thâm. Lời kệ khuyên đời của ông gọn gàng mà sâu sắc :
Sinh, lão, bệnh, tử
Là lẽ tự nhiên
Cầu mong giải thoát
Càng thêm rối ren [7]
- Trần Thánh Tông tên thật là Trần Hoảng, đời Hoàng Đế thứ hai của nhà Trần, sinh năm 1240, lên ngôi năm 1258, ở ngôi Hoàng Đế 20 năm (1258-1278), làm Thượng Hoàng 12 năm (1278-1290), mất năm 1290, hưởng thọ 50 tuổi. Về cuối đời, Trần Thánh Tông tu theo dòng Lâm Tế và là đời tổ thứ ba của dòng này. Tác phẩm Trần Thánh Tông để lại có Hành cung Thiên Trường, Cung viên nhật hoài cực và một số bài kệ.
- Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, đời Hoàng Đế thứ ba của nhà Trần, sinh năm 1258, lên ngôi năm 1278, ở ngôi Hoàng Đế 15 năm (1278-1293), làm Thượng Hoàng 6 năm (1293-1299), xuất gia tu hành 9 năm (1299-1308), đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng, mất năm 1308, hưởng thọ 50 tuổi. Trần Nhân Tông là người khai sáng và cũng là đời tổ thứ nhất của dòng Trúc Lâm Yên Tử. Ông là tác giả của TRẦN NHÂN TÔNG THI TẬP[8], ĐẠI HƯƠNG HẢI ẤN THI TẬP[9], và CƯ TRẦN LẠC ĐẠO. Trong thơ Trần Nhân Tông, thiên nhiên luôn có một vẻ đẹp thật tao nhã và gần gũi đến đáng yêu :
Đèn soi lưng cửa, sách đầy giường
Sân thu đêm lạnh buốt hơi sương
Xóm vải canh khuya chày lặng tiếng
Cao cao hoa mộc một vầng trăng [10]
Ngay cả khi đã xuất gia tu hành, sáng tác của ông không phải lúc nào cũng đậm một màu thiền :
Đất vắng đài thêm cổ
Ngày qua xuân chửa nồng
Gần xa mây núi ngất
Nắng rợp ngõ hoa thông
Muôn việc nước trôi nước
Trăm năm lòng nhủ lòng
Tựa lan, nâng ống sáo
Đầy ngực ánh trăng lồng [11]
- Đồng Kiên Cương (1284-1330) là đời tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm Yên Tử, đạo hiệu là Pháp Loa. Tác phẩm ông để lại cho đời khá nhiều trong đó có bài kệ viết lúc cuối đời rất cảm động :
Duyên trần đã cắt, tấm thân nhàn
Bốn chục năm dư, cõi mộng tàn
Chào nhé, xin đừng vương vấn nữa
Kìa trông trăng gió trải thênh thang [12]
- Lý Đạo Tái (1254-1334) cũng có sách viết là Trần Đạo Tái. Ông là đời tổ thứ ba của dòng Trúc Lâm Yên Tử, đạo hiệu là Huyền Quang. Lý Đạo Tái xuất thân là Nho sĩ, đỗ đầu khoa Đại Tỵ (1274) [13]. Sau khi đã đỗ đạt và làm quan một thời gian, Lý Đạo Tái mới xuất gia tu hành theo Phật giáo. Thơ văn của ông lời lẽ rất thanh thoát :
Người ở trên lầu, hoa dưới sân
Khói hương, sầu muộn tự tan dần
Vạn vật có đâu lòng ganh tỵ
Hoa nở bốn phương chẳng ngại ngần [14]
- Trần Tung (1231-1291) là con của Trần Liễu, em cùng cha khác mẹ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ông từng là vị tướng đã lập được nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên nhưng khi thái bình thì ông xuất gia tu hành, đạo hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Tác phẩm lớn nhất ông đã để lại cho đời là TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC. Tuy đã xuất gia tu hành nhưng lòng ông vẫn canh cánh nỗi lo cho đời :
Thương gốc tùng xanh đã bấy nay
Chẳng tham thế đứng lệch hay ngay
Thói lạ chưa dùng làm rường cột
Phía trước cỏ hoa cứ nở đầy [15]
- Sa Môn Tùng Nhân : hiện chưa rõ thế danh, nguyên quán, năm sinh và năm mất, chỉ biết ông sống vào thời Trần. Tác phẩm mà Sa Môn Tùng Nhân để lại là một số bài kệ.
2. Năm tác giả luôn bày tỏ thái độ thiện cảm với nhà Phật
- Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải (1241-1294) là con của Hoàng Đế Trần Thái Tông (1226-1258). Sinh thời, nhờ lập được nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lại cũng là người có tài xét việc nên ông được triều đình phong tới hàm Thái Sư, chức Tướng Quốc. Ông là tác giả của LẠC ĐẠO TẬP và một số bài thơ như Tùng giá hoàn kinh, Phúc Hưng viên, Lưu Gia độ, Xuân nhật hữu cảm…Trong số này, Lưu Gia độ (Bền Lưu Gia) là bài rất được khen tụng :
Cây xanh cao ngất bến Lưu Gia
Nhớ thuở theo phò xa giá qua
Tháp cũ, đình xưa ven sông tỏ
Đền hoang, mộ cổ bóng dương tà
Ngàn dặm thái bình còn ghi đó
Trăm năm nhà Lý đã trôi qua
Đầu bạc, khách thơ cùng tương ngộ
Hoa mai, bóng nước tựa tuyết sa [16]
- Trần Anh Tông tên thật là Trần Thuyên, đời Hoàng Đế thứ tư của nhà Trần, sinh năm 1276, lên ngôi năm 1293, ở ngôi Hoàng Đế 21 năm (1293-1314), làm Thượng Hoàng 6 năm (1314-1320, mất năm 1320, hưởng dương 44 tuổi. Sinh thời, Trần Anh Tông thường lên núi Yên Tử tụ họp các Nhà sư, từng cho xây gác Ánh Vân ở núi Yên Tử và tương truyền là từng có tập THÙY VÂN TÙY BÚT nhưng trước khi qua đời thì sai người đốt đi.
- Trần Nghệ Tông tên thật là Trần Phủ, con của Trần Minh Tông, sinh năm 1321, lên ngôi năm 1370, ở ngôi Hoàng Đế 2 năm (1370-1372) làm Thượng Hoàng 22 năm (1372-1394), mất năm 1394 hưởng thọ 73 tuổi. Trần Nghệ Tông là người rất giàu thiện cảm với cả Phật giáo và Đạo giáo.
- Đỗ Nguyên Chương sống vào thời Trần. Năm 1336, ông là người lo tu sửa chùa Ông Lâu (Vũ Thư, Thái Bình) và viết bài văn bia ghi lại sự kiện này. Đọc bài văn bia ấy, Bảng Nhãn Lê Quý Đôn khen ông là bậc “văn chương ưu tú thời Trần”. Tuy sáng tác không nhiều nhưng trong tác phẩm của mình, ông luôn bày tỏ sự đặc biệt tôn kính đối với nhà Phật.
- Đặng Lan Chủng người cuối thời Trần, từng là Hàn Lâm Thị Giảng của triều đình Trần Thuận Tông (1388-1398). Cũng như Đỗ Nguyên Chương, ông là người rất giàu thiện cảm với nhà Phật.
Kể ra, thư tịch cổ còn kể tên nhiều tác giả nữa, nhưng, do chưa có điều kiện để đọc và phân tích hết tác phẩm nên chúng tôi chỉ xin sơ bộ liệt kê một danh sách như trên. Lực lượng sáng tác văn học Phật giáo chẳng những đã góp phần làm rạng rỡ cho lịch sử Phật giáo mà còn thực sự góp phần tô thắm thêm vẻ đẹp của Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Vào thời Lý và thời Trần, Phật giáo rất phát triển, các bậc tu hành luôn được triều đình và xã hội tôn kính, nhưng nếu nhìn ở chiều hướng khác, chúng ta sẽ thấy rất rõ rằng, các bậc tu hành cũng rất xứng đáng với sự tôn kính đó.
Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 5-2010
LÝ THỊ MAI
Hội Khoa Học Lịch Sử
Tp. Hồ Chí Minh
[1] Ngô Chân Lưu (933-1011) là Thiền Sư thuộc dòng Vô Ngôn Thông, nổi tiếng từ thời Đinh Tiên Hoàng, được Đinh Tiên Hoàng ban hiệu là Khuông Việt Đại Sư (bậc Đại Sư khuông phò nước Việt). Sau ông tiếp tục giúp Lê Hoàn và sống đến khi nhà Lý được thành lập mới viên tịch.
[2] Đỗ Pháp Thuận (915-990) là Thiền Sư thuộc dòng Vinitaruci. Thiền Sư đã có nhiều công lao trong việc giúp Lê Hoàn trị nước.
[3] Vạn Hạnh (?-1018) là Thiền Sư đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn, sau lại công phu chuẩn bị cả về dư luận và tổ chức để đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra nhà Lý. Ông được Lý Công Uẩn phong làm Quốc Sư.
[4] Công trình lớn nhất là THƠ VĂN LÝ – TRẦN do các học giả của Viện Văn Học thuộc Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam biên soạn. Sách gồm 3 tập. Nhà xuất bản KHXH ấn hành năm 1978.
[5] Xét về hành trạng, Lê Văn Thịnh chẳng khác gì một Đạo sĩ thực thụ nhưng xét về ứng xử thì Lê Văn Thịnh rất giàu thiện cảm với nhà Phật.
[6] Lời dịch của Nguyễn Khắc Thuần in trong DANH TƯỚNG VIỆT NAM (tập 1). Nhà xuất bản Giáo Dục. 1996. Bản tái bản lần thứ 10.
[7] Nguyên tác hán văn. Lời dịch của Nguyễn Khắc Thuần.
[8] Những tác phẩm viết lúc còn ở ngôi Hoàng Đế và ngôi Thượng Hoàng.
[9] Những tác phẩm viết lúc đã xuất gia tu hành.
[10] Bài Vịnh nguyệt trong TRẦN NHÂN TÔNG THI TẬP. Nguyên tác Hán văn. Lời dịch của Nguyễn Khắc Thuần.
[11] Bài Đăng Bảo Đài sơn trong ĐẠI HƯƠNG HẢI ẤN THI TẬP. Nguyên tác Hán văn. Lời dịch của Ngô Tất Tố.
[12] Nguyên tác Hán văn. Lời dịch của Nguyễn Khắc Thuần.
[13] Đại Tỵ cũng có quy mô và vị trí tương tự như thi Hội và thi Đình.
[14] Bài Cúc hoa (hoa cúc). Nguyên tác Hán văn. Lời dịch của Nguyễn Khắc Thuần.
[15] Bài Giản để tùng (cây tùng dưới khe). Nguyên tác Hán văn. Lời dịch của Nguyễn Khắc Thuần.
[16] Nguyên tác Hán văn. Lời dịch của Nguyễn Khắc Thuần.
- Từ Việt Hán đến Ngữ Văn – Nghĩ về một danh xưng hợp lý cho môn học tiếng Việt Trần Kiêm Đoàn
- “Tiếng Việt từ TK 17: tay mặt/hữu - tay tả/trái – tay đăm/chiêu” (phần 31) Nguyễn Cung Thông
- Nguồn gốc cụm từ "khoa học" trong tiếng Việt (p. 27) Nguyễn Cung Thông
- Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Văn Khuông Việt, Pháp Thuận và Vạn Hạnh HT. Thích Thắng Hoan
- “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes - quan tiền xưa với nhận xét mới” (phần 21B) Nguyễn Cung Thông
- Con người giải thoát và con người mộng huyễn như là nguồn cảm hứng lớn trong thơ Thiền Lý-Trần (so sánh với thơ Thiền Đường-Tống) TS. Lê Thị Thanh Tâm
- Cảm hứng “vô thường” trong một số bài văn tế trung đại Việt Nam ThS. Nguyễn Đông Triều
- Ngôn ngữ và tính cách Thúy Kiều TS. LÊ THỊ HỒNG MINH
- Thưởng thức danh tác “Tụng Tây Hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng ThS. Phùng Hoài Ngọc
- Tìm hiểu công thức truyền thống trong một số bài ca dao mới Nam bộ về hình ảnh Bác Hồ ThS. Trần Tùng Chinh
- Thăng Long - Hà Nội với sự tiếp nhận và truyền bá tư tưởng thi học mới từ Trung Hoa: trường hợp thuyết tính linh (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX) ThS. Nguyễn Thanh Tùng
- Phật giáo và văn học Phật giáo trên vùng đất mới Nam Bộ (từ thời kỳ đầu khai phá đến nửa đầu thế kỷ XX) TS. Lê Ngọc Thúy
- Thăng Long – Hà Nội trong sáng tác của một số nhà văn dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975) TS. Phạm Thanh Hùng
- Những ghi chép chữ nghĩa khi đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi Nguyễn Hùng Vĩ - Trần Trọng Dương
- Truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải Ngô Thị Hy
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải 23/07/2010 21:19:00 |
![]() |
Văn học thời Lý – Trần và công cuộc dựng nước, giữ nước 16/08/2010 10:52:00 |
![]() |
Cảm hứng thiền trong thơ thiên nhiên đời Trần 17/08/2010 11:42:00 |
![]() |
Tìm hiểu công thức truyền thống trong một số bài ca dao mới Nam bộ về hình ảnh Bác Hồ 24/07/2010 09:32:00 |
![]() |
Ngôn ngữ và tính cách Thúy Kiều 24/07/2010 10:12:00 |
![]() |
Những ghi chép chữ nghĩa khi đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi 23/07/2010 21:30:00 |
![]() |
Thưởng thức danh tác “Tụng Tây Hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng 24/07/2010 09:53:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)