Tìm hiểu công thức truyền thống trong một số bài ca dao mới Nam bộ về hình ảnh Bác Hồ

- Đệ nhất minh quân Lê Thánh Tông - nhà văn hóa lớn của đất nước Đại Việt
- Về phương thức tiếp cận không gian trong thơ Đường
- Truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải
- Phật giáo Việt Nam – con đường đồng hành cùng dân tộc
- Những ghi chép chữ nghĩa khi đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
- Thăng Long – Hà Nội trong sáng tác của một số nhà văn dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975)
- Phật giáo và văn học Phật giáo trên vùng đất mới Nam Bộ (từ thời kỳ đầu khai phá đến nửa đầu thế kỷ XX)
- Thăng Long - Hà Nội với sự tiếp nhận và truyền bá tư tưởng thi học mới từ Trung Hoa: trường hợp thuyết tính linh (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX)
- Phật giáo thời Lý – Trần với bản sắc dân tộc Đại Việt
- Vai trò của Phật giáo đối với việc thành lập , phát triển kinh đô Thăng Long và nước Đại Việt thời Lý - Trần và những triều đại về sau
- Tìm hiểu công thức truyền thống trong một số bài ca dao mới Nam bộ về hình ảnh Bác Hồ
- Giá trị về văn hóa của triết học Phật giáo thời Lý và ý nghĩa lịch sử
- Thưởng thức danh tác “Tụng Tây Hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng
- Ngôn ngữ và tính cách Thúy Kiều
- Danh nhân Nguyễn Trãi: sự hội tụ những tinh hoa của văn hóa Thăng Long thời Lý – Trần (Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và 630 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi)
- Nguồn gốc Phật giáo của mô típ tái sinh trong truyện kể dân gian Việt Nam
- Cảm hứng “vô thường” trong một số bài văn tế trung đại Việt Nam
- Một số suy nghĩ về vai trò của Phật giáo đối với đời sống tinh thần nhân dân Đại Việt
- Con người giải thoát và con người mộng huyễn như là nguồn cảm hứng lớn trong thơ Thiền Lý-Trần (so sánh với thơ Thiền Đường-Tống)
- Tăng ban trong bộ máy nhà nước thời Lý – Trần
- Lực lượng sáng tác văn học Phật giáo thời Lý – Trần
- Hà Nội với quá trình hiện đại hóa văn học và Hà Nội trong văn học hiện đại (trước 1945)
- Ba bài chiếu đời Lý – một tầm cao văn hóa mở đầu cho kỷ nguyên Thăng Long – Đại Việt
- Vai trò của Phật giáo đối với việc thành lập, phát triển kinh đô Thăng Long và nước Đại Việt thời Lý Trần và những thời đại về sau
- Văn học Phật giáo đã viết nên chương mở đầu xuất sắc của nền văn học Việt Nam
- Trúc Hà, nhà văn Hà Tiên khởi nghiệp trên đất Bắc
- Một số quan điểm triết lý nhập thế của các vị thiền sư góp phần xây dựng dân tộc trong giai đoạn triều đại nhà Lý
- Những nét tương đồng giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc
- Người Nguyễn Đức viết về Hà Nội (Ngàn năm bái tạ đất Thăng Long)
- Về việc xây dựng chùa tháp và mô hình vua Phật thời Lí (Khảo sát qua hệ thống văn khắc thời Lí hiện còn)
- Phật giáo – một sức mạnh tinh thần thời Đại Việt
- Vai trò của giáo lý Thiền tông trong sáng tác thơ Thiền Lý- Trần
- Giao hoà giữa Phật giáo với thơ ca cổ điển
- Thăng Long Hà Nội ngàn năm thương nhớ trên những trang thơ An Giang
- Tác gia hoàng đế - thi nhân Lý Nhân Tông trong tiến trình văn học sử thời Lý
- Sự đốn ngộ của bậc chân tu qua thơ Thiền thời Lý-Trần
- Tư tưởng Phật giáo Việt Nam thời Lý- Trần qua vở kịch “Rừng trúc”
- Khuông Việt thiền sư hay phức thể dung hội Nho- Phật
- Vai trò của đội ngũ tăng quan([1]) đối với sự phát triển của Đại Việt dưới triều Lý (1010 - 1225)
- Văn học thời Lý – Trần và công cuộc dựng nước, giữ nước
- Ngộ và hành trình trải nghiệm đời sống của thiền nhân đời Trần
- Khởi sùng Nho bất như Thích chi thâm tai!
- Cảm hứng thiền trong thơ thiên nhiên đời Trần
- Chính sách nội trị và ngoại giao của nhà Tiền Lê qua thi pháp của thiền sư Đỗ Pháp Thuận
- Lý Thái Tổ và chiến lược xây dựng đất nước
- Văn bia chùa Huế (thành phố Huế) thể hiện tiến trình phát triển Phật giáo ở Đàng Trong
- Phật giáo Bình Dương đầu thế kỷ 20 qua tác phẩm Hán Nôm “Lưu hương diễn nghĩa bảo quyển”
- Đôi thi sĩ đất Hà Tiên và Thăng Long – Hà Nội
- Vạn Hạnh thiền sư và công cuộc khởi nghiệp của triều Lý
- Nhận thức mới về Phật giáo của Hải Lượng thiền sư Ngô Thì Nhậm qua Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh
- Trí Nhu và sự nối kế Thiền Trúc Lâm Yên Tử
- Hội thảo khoa học “Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”
- Chùm ảnh: Hội thảo khoa học "Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long"
- Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long- Hà Nội – một tập sách quý chào mừng Đại lễ kỷ niệm Thủ đô 10 thế kỷ
Ca dao Nam bộ ra đời ở một miền đất mới. Vì thế, so với ca dao Bắc Bộ và Bắc trung bộ, Ca dao Nam bộ đã là mới, là trẻ. Và những bài ca dao Nam bộ nói về Bác Hồ thì lại càng mới, càng trẻ; cụ thể là phải từ sau Cách mạng tháng Tám, khi hình ảnh Bác Hồ trở nên gần gũi và quen thuộc trong trái tim đồng bào cả nước và nhất là đồng bào miền Nam.
Đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hình ảnh Bác trở nên thân thương hơn bao giờ hết đối với đồng bào miền Nam ruột thịt. Vì thế, những sáng tác văn học của người bình dân, nơi chứa đựng những tâm tư tình cảm của quần chúng nhân dân lao động, hướng về Bác, với các sắc thái nội dung phong phú cũng là điều dễ hiểu. Trong không khí đấu tranh dầu sôi lửa bỏng, quần chúng nhân dân lao động ứng tác bài ca dao mới có dấu ấn của thời hiện đại và do chưa có độ lùi thời gian để sàng lọc, các bài ca dao mới nói chung và ca dao về Bác Hồ nói riêng còn thiếu sự trau chuốt nhưng lại thừa sự mộc mạc tự nhiên. Tuy nhiên, những motip, những mẫu đề, những công thức truyền thống quen thuộc của ca dao xưa vẫn in dấu và làm nên chất dân gian trong những bài ca.
Trong phạm vi bài viết nhỏ này, chúng tôi không đi sâu vào nội dung của các bài ca dao mới nói về Bác – vì thật ra nội dung các bài ca ấy thật sự giản dị, dễ hiểu. Chúng chinh phục đối tượng tiếp nhận bằng chính sự mộc mạc và hồn nhiên của mình. Ở đây, chúng ta thử đi tìm những dấu ấn tình cảm dân gian trong bài ca dao qua một số công thức truyền thống quen thuộc của ca dao truyền thống.
1. Mẫu đề “chiều chiều”
Trong các hình thái biểu hiện của công thức truyền thống thì mẫu đề giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Nó tạo ra văn cảnh cụ thể và trực tiếp cho mỗi bài ca. Ở mỗi mẫu đề có sự tập hợp nhiều công thức chi tiết. “Chiều chiều” trong ca dao là một mẫu đề thời gian quen thuộc. Lấy thời điểm cuối ngày với nhiều tâm trạng, ca dao truyền thống đã có hàng trăm bài lựa chọn công thức thời gian này để thể hiện tâm tư tình cảm của mình, ở đây là nỗi nhớ thương da diết sâu nặng. “Chiều chiều” là thời khắc của sự tụ họp trở về gặp gỡ đoàn viên, nên thời khắc này như chạm vào dây tơ lòng vốn đang rất nhạy cảm của tâm hồn nhân vật trữ tình. Hình ảnh chim bay về tổ, làn khói hoàng hôn gợi bao thương nhớ như nỗi nhớ nhà nhớ quê (Bâng khuâng nhớ mẹ chín chìu ruột đau), nỗi nhớ người yêu (Nhớ người áo trắng khăn điều vắt vai), nỗi nhớ bạn (Ta đây nhớ bạn bạn rày nhớ ai?)…Và giờ đây trong ca dao mới, một nỗi nhớ rất mới, rất hiện đại được chuyển tải và làm phong phú thêm cho nỗi nhớ “chiều chiều” trong ca dao nói chung.
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ câu Bác dặn, nhớ điều Bác khuyên
Những lời vàng ngọc không quên
Con đường thống nhất càng bền đấu tranh.
2. Mẫu đề “đêm nay”
Cũng là công thức thời gian nghệ thuật, nhưng “đêm” là một yếu tố thời gian biểu thị một trạng thái xúc cảm khác của nhân vật trữ tình. Đêm là thời khắc vạn vật đã đi vào giấc ngủ, cảnh vật yên ắng tĩnh mịch. Con người thấy rõ mồn một tâm trạng của mình như được phơi bày ra trong đêm. Đêm để thương nhớ cũng có (Đêm năm canh anh ngủ được một canh đầu, Còn bao canh nữa buồn rầu không nguôi), đêm để cô đơn cũng có (Đêm nằm lưng chẳng bén giường, đêm nằm vuốt bụng thở dài…), đêm để hò hẹn gặp gỡ, để thề nguyền ước hẹn (Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng…)…
Trong bài ca dao dưới đây, nhân vật trữ tình xưng “con” cho ta thấy nỗi lòng của một người con nhớ cha, khát khao ước muốn được gặp cha, nhân dịp rất đặc biệt là ngày 19 tháng 5 – ngày sinh nhật của người Cha kính yêu. Lấy tâm hồn ví như ánh trăng sáng để đối lập với màn đêm, nhân vật trữ tình – hẳn là một người dân đang bị cầm tù, cất tiếng nói đại diện cho hàng triệu đồng bào miền Nam ruột thịt chúc thọ Bác Hồ; hướng về Bác và cảm nhận như chính hình ảnh Bác đã soi sáng vào tâm hồn mình, nhớ Bác để lòng mình được thanh lọc trong sáng hơn.
Đêm nay mười chín tháng năm
Hồn con sáng tợ trăng rằm trung thu
Con đang chúc thọ trong tù
Con đang dựng một rừng cờ trong tim
Đêm nay mộng hóa thành chim
Tung qua lưới sắt con tìm đến Cha
3. Công thức so sánh “đẹp nhất”
Từ mẫu đề địa danh, ca dao Nam bộ hình thành các công thức chi tiết để ca ngợi phong cảnh, sản vật, con người ở địa danh đó. Chẳng hạn địa danh A đi kèm với một tính từ so sánh nhất (chẳng hạn như: đẹp nhất, cao nhất, sâu nhất, dài nhất…); tương tự địa danh B cũng có cách diễn đạt theo cấu trúc nêu trên. Hai dòng ca dao với hai hình thức cấu trúc này nằm cạnh nhau tạo ra sự so sánh bằng.
Có lẽ trong số các bài ca dao mới của mảnh đất phương Nam dành cho Bác, bài ca dao dưới đây là quen thuộc và nổi bật hơn cả, có sức sống lâu bền và phổ biến sâu rộng hơn cả trong mọi tầng lớp đồng bào miền Nam ruột thịt.
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Công thức so sánh rất mộc mạc giản dị mà rất gợi – gợi nghĩa, gợi cảm đã thực sự tạo ra một bài ca dao rất hay và hết sức độc đáo. Không chỉ tạo ra công thức so sánh A đẹp nhất là A’ / B đẹp nhất là B’, bài ca dao còn có một sáng tạo rất ý nghĩa và sâu sắc so với các bài ca dao truyền thống. Đó là mối quan hệ ẩn dụ giữa A’ (bông sen) và B’ (Bác Hồ) để từ đó mở ra những liên tưởng giàu mỹ cảm về hình tượng Bác Hồ được ca ngợi một cách hết sức tự nhiên mà thâm thúy.
4. Công thức “chữ trung, chữ hiếu, chữ nghĩa, chữ tình”
Trong ca dao chủ đề tình yêu đôi lứa, ta thường bắt gặp công thức truyền thống đối đáp, trong đó nhân vật trữ tình là chàng trai hoặc cô gái có thổ lộ lòng mình bằng nhóm chữ chữ trung, chữ hiếu, chữ hòa, chữ nghĩa, chữ tình. Ví dụ như là
Đêm nằm day mặt trỏ ra
Ngày nay mới biết cô Ba thương mình
Mình giữ chữ trung, chữ hiếu, còn thiếu chữ tình…
Hay
Thấy em hay chữ anh hỏi thử đôi lời
Chữ trung chữ hiếu chữ hòa
Chữ nào em để thờ cha
Chữ nào thờ mẹ, còn chữ thứ ba em để làm gì ?
Điểm đặc sắc là từ chủ đề tình yêu nam nữ, người bình dân ngày sau đã sáng tạo thành những bài ca dao mới ca ngợi Bác. Thông qua công thức này, ta thấy ý tưởng của tác giả dân gian rất rạch ròi, minh bạch, rõ ràng giữa tình cảm chung và tình cảm riêng, giữa cái quan hệ cá nhân với quan hệ cộng đồng. Ta đọc bài ca dao sau để thấy cái tình của người dân Nam bộ dành cho Bác, đó là tình cảm thiêng liêng và cao quý hơn hết thảy các loại tình cảm thông thường, tình cảm ấy vượt lên và dẫn dắt định hướng cho tình cảm cá nhân để hòa vào cái chung của cộng đồng dân tộc.
Cắt tấm lụa đào em đề ba chữ
Chữ trung với Bác, chữ hiếu với mẹ, chữ nghĩa với anh.
Dù xa xôi em vẫn giữ lòng thành
Có Bác chỉ đường dẫn lối thì hai đứa mình sẽ gặp nhau.
Mới hay, cái làm nên tình tự dân tộc thì muôn đời vẫn không bao giờ xưa cũ dù là để thể hiện một tình cảm rất ư là hiện đại, là tình cảm của người dân với vị lãnh tụ yêu quý của mình.
5. Mẫu đề “ai ra”
Trong ca dao Nam bộ, nhóm chủ đề ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ta gặp rất nhiều những công thức quen thuộc như ai đi, ai về. Các mẫu đề này thường đứng ở đầu câu, gắn với một địa danh cụ thể. Và câu ca dao như một lời mời gọi, lời rủ rê, “dụ dỗ” ai đó về với quê mình. Để từ đó, mở ra một loạt các hình ảnh về phong cảnh, sản vật, con người… như để chỉ ra nét đặc trưng rất riêng làm nên màu sắc, làm nên dấu ấn địa phương.
Có một điều thú vị là để tăng tính giao lưu, cặp từ “đi – về” được sử dụng lặp lại như một cấu trúc điệp quen thuộc để tạo dấu nối các vùng miền. Dường như ở đâu, đi rồi sẽ có về, về rồi lại dong ruổi ra đi để mở rộng tầm mắt, để yêu hơn quê mình, để có thêm tình cảm tự hào, tình yêu thăm thiết dành cho quê hương đất nước.
- Ai đi Bình Thới Trà Ôn
Ruộng đồng lai láng, gái khôn trai hiền
- Ai đi Châu Đốc Nam Vang
Ghé qua Đồng Tháp, bạt ngàn bông sen
- Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
Thế nhưng, trong ca dao mới Nam bộ viết về Bác, có một chút khác biệt. Ta bắt gặp công thức “Ai ra” vừa lặp lại (ai + hành động lên đường di chuyển) vừa không lặp lại (“ra” thay vì “đi – về”) của bài ca. Nó tạo nên sự sáng tạo riêng dù rằng rất khiêm nhường nhưng cũng tạo ra cách diễn đạt mới, duyên dáng và ý nhị.
Ai ra miền Bắc thưa với cụ Hồ
Lòng miền Nam vẫn tròn vành vạnh như chiếc nón bài thơ đội đầu.
6. Công thức kết cấu “thấy…thì nhớ…/ thấy… thì thương…”
Cũng nói về địa danh – phong cảnh, sản vật, con người, ca dao nói chung và ca dao Nam bộ nói riêng còn có công thức liên tưởng “thấy…thì nhớ…/ thấy… thì thương…”. Ca dao mới Nam bộ, mượn toàn bộ công thức này của bài ca, biến thành thể hứng để tạo ra sự liên tưởng mới. Ta có thể thấy câu
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười
Hay từ câu ca dao:
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy bông lúa đẹp thương về Cần Thơ
Ta có cả bài ca dao mới dưới đây được sáng tạo thêm hai dòng từ bài ca dao quen thuộc nêu trên:
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy bông lúa đẹp thương về Cần Thơ
Miền Nam mong nhớ Bác Hồ
Dừa Bến Tre nước ngọt , luá Cần Thơ trĩu vàng.
Dù chất gắn kết nội dung trong toàn bài có phần chưa chặt chẽ, nhưng có hề gì. Bởi lẽ cái giản dị mộc mạc nhiều khi mang lại cho bài ca dao rất nhiều nét nghĩa. Ta có thể hiểu, từ thể hứng nói về nỗi nhớ và gợi sự liên tưởng giữa địa danh và sản vật, tác giả dân gian đã lồng vào bài ca cũng sắc điệu của một nỗi nhớ, ở đây là nỗi nhớ Bác. Và nỗi nhớ cùng hình ảnh của Bác lúc nào cũng hiện hữu bên cạnh các địa danh đặc trưng miền Nam, làm cho địa danh thêm đẹp thêm giàu, thêm tình, thêm nghĩa…
7. Công thức kết cấu “…nào cao bằng… / … nào sâu bằng…”
Cũng xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước, xuất phát từ những tình cảm tự hào về quê mình, về cảnh và người quê mình; một cách rất tự nhiên, lời ăn tiếng nói của dân Nam bộ đã biến thành lối nói có vần có điệu, thành những bài ca trữ tình tự nhiên và nóng hổi hơi thở của đời sống. Dù cách nói có chút phô trương cường điệu, có chút phóng đại khoa ngôn nhưng chỉ có bằng cách nói đó thì tính đề cao nội dung biểu đạt mới được phát huy tối đa tác dụng.
Cầu nào cao bằng cầu Cái Cối
Gái nào giỏi bằng gái Bến Tre
Hay
- Đèn nào cao bằng đèn Thủ Ngữ
Gió nào dữ bằng gió Đồng Nai
- Trai nào khôn bằng trai Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Ba Tri
Nhưng ít ai nghĩ, từ cách nói ấy mà tác giả dân gian đã có một sự liên tưởng hết sức bất ngờ. Cái cao, cái đẹp, cái giỏi, cái khôn… đó ít nhiều đều phát lộ ra bên ngoài và dễ nhận thấy (nhận thấy mới đáng được đề cao như là một niềm tự hào vô biên). Còn cái sâu của ơn cụ Hồ, theo cách diễn đạt đề cao “ơn nào sâu hơn” như một thách đố, quả thật đã trở thành cách so sánh nhất. Rằng không còn có ơn nào có thể sâu hơn ơn cụ. Tính từ “sâu” để đo chiều hữu hạn (sông sâu, ruộng sâu, vực sâu…) giờ đã trở thành chiều kích để đo cái vô hạn của ơn Bác. Thế mới thấy sự sáng tạo của tác giả dân gian thật giản dị mà không thô sơ, mộc mạc mà vô cùng thâm thúy. Điều này cho thấy tình cảm chân thành đã dẫn dắt sự sáng tạo đến thật tự nhiên và đi vào trái tim người tiếp nhận bài ca dao một cách đầy thuyết phục
Đồng nào cao bằng đồng Thi Phổ
Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ
Ơn nào sâu bằng ơn Cụ Hồ
Nguồn bao nhiêu nước ơn Cụ Hồ bấy nhiêu
Có lẽ sẽ còn nhiều nữa những bài ca dao như thế. Ở đây, như đã nói trong bài viết nhỏ này, chúng tôi chỉ muốn liên hệ từ những công thức truyền thống đến một số các bài ca dao mới ca ngợi Bác để thấy sự sáng tạo của dân gian vừa quen vừa lạ, vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa có những ý nghĩa nội dung mới mẻ nhưng không hề đứt đoạn mà vẫn liền mạch một cách tự nhiên với tâm tư tình cảm của những người bình dân từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai.
T.T.C
Tài liệu tham khảo:
Các bài ca dao sử dụng trong bài viết này lấy từ:
-
Tục ngữ Ca dao dân ca – Vũ Ngọc Phan – NXB GD. H. 1998
-
Ca dao dân ca Nam bộ - Nhiều tác giả - NXB tp Hồ Chí Minh – 1988
-
Trang Web: http://cadaotucngu.daitudien.com/ca-dao-tuc-ngu-mien-nam
ThS. Trần Tùng Chinh
(Đại học An Giang)
- Từ Việt Hán đến Ngữ Văn – Nghĩ về một danh xưng hợp lý cho môn học tiếng Việt Trần Kiêm Đoàn
- “Tiếng Việt từ TK 17: tay mặt/hữu - tay tả/trái – tay đăm/chiêu” (phần 31) Nguyễn Cung Thông
- Nguồn gốc cụm từ "khoa học" trong tiếng Việt (p. 27) Nguyễn Cung Thông
- Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Văn Khuông Việt, Pháp Thuận và Vạn Hạnh HT. Thích Thắng Hoan
- “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes - quan tiền xưa với nhận xét mới” (phần 21B) Nguyễn Cung Thông
- Thăng Long - Hà Nội với sự tiếp nhận và truyền bá tư tưởng thi học mới từ Trung Hoa: trường hợp thuyết tính linh (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX) ThS. Nguyễn Thanh Tùng
- Phật giáo và văn học Phật giáo trên vùng đất mới Nam Bộ (từ thời kỳ đầu khai phá đến nửa đầu thế kỷ XX) TS. Lê Ngọc Thúy
- Thăng Long – Hà Nội trong sáng tác của một số nhà văn dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975) TS. Phạm Thanh Hùng
- Những ghi chép chữ nghĩa khi đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi Nguyễn Hùng Vĩ - Trần Trọng Dương
- Truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải Ngô Thị Hy
- Thiền Tông chỉ nam của Trần Thái Tông Nguyễn Đức Vân - Băng Thanh dịch
- Cành Mai Trước Sân Vĩnh Hảo
- Bước đầu nhìn lại sinh hoạt dịch thuật, biên khảo về Phật học của giới trí thức miền nam thời kỳ 1955-1975 Đào Nguyên
- Vô thường và thường qua bài kệ Cáo Tật Thị Chúng Thích Nữ An Trí
- Đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du Thích Nguyên Hiền
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải 23/07/2010 21:19:00 |
![]() |
Văn học thời Lý – Trần và công cuộc dựng nước, giữ nước 16/08/2010 10:52:00 |
![]() |
Cảm hứng thiền trong thơ thiên nhiên đời Trần 17/08/2010 11:42:00 |
![]() |
Đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du 13/11/2009 03:09:00 |
![]() |
Tìm hiểu công thức truyền thống trong một số bài ca dao mới Nam bộ về hình ảnh Bác Hồ 24/07/2010 09:32:00 |
![]() |
Ngôn ngữ và tính cách Thúy Kiều 24/07/2010 10:12:00 |
![]() |
Vô thường và thường qua bài kệ Cáo Tật Thị Chúng 13/11/2009 03:15:00 |
![]() |
Những ghi chép chữ nghĩa khi đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi 23/07/2010 21:30:00 |
![]() |
Thưởng thức danh tác “Tụng Tây Hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng 24/07/2010 09:53:00 |
![]() |
Thiền Tông chỉ nam của Trần Thái Tông 28/05/2010 20:13:00 |
![]() |
Cành Mai Trước Sân 17/11/2009 04:19:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)