Danh ngôn chùa Thiên Khánh

1- Con người sống không thể không có niềm tin, nhưng niềm tin đó phải là chánh tín nhân quả, được xây dựng trên cơ sở có chánh kiến, chánh tư duy bằng sự thấy biết chân chính nhờ biết từ bi hỷ xả.
2- Chúng ta nên nhớ khi con người có quyền và tiền trong tay thì hạnh phúc tinh thần sẽ mất đi. Vì lo sợ mất mát, sợ người chiếm đoạt và sợ kẻ thù, những thứ không thuộc về mình mà cố nắm giữ chỉ gây thêm phiền muộn khổ đau.
3- Người Phật tử chân chính hãy cho qua hết mọi đam mê có hại đến người và vật, biết phát huy tinh thần giúp đỡ sẻ chia bằng tình người trong cuộc sống.
4- Chúng ta nên biết không tranh thì an ổn, không giết không hại người vật thì an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh. Người hay giúp đỡ sẻ chia thì tâm từ bi rộng lớn mà sống đời an vui, hạnh phúc.
5- Người Phật tử phải siêng năng tinh tấn làm việc để vượt qua nghèo khó, không vui chơi sa đọa phóng túng dưới mọi hình thức và biết tiết kiệm.
6- Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc nhất vì không thấy thiếu thốn, người tham lam ích kỷ, hà tiện keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo nhất thiên hạ vì tâm toan tính sợ mất mát.
7- Người Phật tử phải học hỏi lời Phật dạy để mở rộng sự hiểu biết, làm lớn thêm thương yêu, chuyển hóa tất cả mọi khổ đau và tạo dựng một đời sống bình yên, hạnh phúc trong giờ phút hiện tại.
8- Mọi người hãy nên làm chủ khen chê, vì khi được khen ai cũng thích thú vui vẻ, khi bị chê ai cũng cảm thấy mình bị xúc phạm. Vượt qua mọi khen chê mà an ổn sống đời hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
9- Người Phật tử cho đi những điều tốt đẹp thì sẽ nhận lại những điều tốt đẹp, chúng ta cho đi những điều xấu ác thì sẽ nhận lại những quả báo xấu ác. Nhân quả rất công bằng, chỉ đến sớm hay muộn khi đủ duyên.
10- Chúng ta sống phải có niềm tin chân chính về nhân quả thiện ác do chính mình tạo ra, niềm tin này không phải là tin vào một đấng thượng đế, có khả năng ban phước giáng họa, hay tin vào một điều gì mà mình không hiểu, không biết.
11- Người Phật tử phải có hiểu biết, có yêu thương, có trí tuệ, có từ bi và làm lợi ích cho nhiều người, mà không bao giờ tính toán, so đo, nhờ vậy ta sẽ sống bình yên và hạnh phúc.
12- Chúng ta phải biết buông bỏ những kiến chấp sai lầm và các tạp niệm xấu ác. Nhờ vậy cuộc sống lúc nào bình yên hạnh phúc trong từng phút giây.
13- Người Phật tử cần phải thiền trong đi đứng nằm ngồi, trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp cho chúng ta nhận biết được rõ ràng những ý nghĩ, lời nói, hành động để ta sửa sai điều xấu ác và biết phát huy điều tốt đẹp.
14- Mọi người không nên tiếc nuối về quá khứ tốt xấu, đúng sai mà đánh mất chính mình trong hiện tại, vì ta đang sống hạnh phúc trong từng phút giây của thương yêu và hiểu biết.
15- Người Phật tử khi đến chùa đọc kinh nghe pháp, khi hiểu rõ lời Phật dạy sau đó mới đem áp dụng vào cuộc sống của mình để có được hạnh phúc cho bản thân, và đem lại lợi lạc cho gia đình xã hội.
16- Một niềm tin thiếu hiểu biết gây tác hại, ảnh hưởng xấu, làm trở ngại cho sự phát triển, tiến bộ của xã hội, gieo bất an, khổ não cho nhiều người thì đó không phải là niềm tin đúng đắn, chúng ta cần loại bỏ.
17- Người Phật tử khi đi chùa phát tâm cúng dường phải biết nhu cầu ở trong chùa là gì, để việc phát tậm cúng dường của chúng ta có được lợi ích thật sự mà không lãng phí xa hoa.
18- Chúng ta phải sống có trách nhiệm đối với gia đình người thân, biết hướng con cháu mình tin sâu nhân quả, sống mẫu mực đạo đức thì trong tương lai gia đình, xã hội, đất nước mới được hạnh phúc tốt đẹp.
19- Người Phật tử hãy cho qua hết việc buồn đau, được mất, hơn thua không gieo oán giận thù hằn để tâm an ổn mà sống đời hạnh phúc, ngay tại đây và bây giờ.
- Từ Việt Hán đến Ngữ Văn – Nghĩ về một danh xưng hợp lý cho môn học tiếng Việt Trần Kiêm Đoàn
- “Tiếng Việt từ TK 17: tay mặt/hữu - tay tả/trái – tay đăm/chiêu” (phần 31) Nguyễn Cung Thông
- Nguồn gốc cụm từ "khoa học" trong tiếng Việt (p. 27) Nguyễn Cung Thông
- Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Văn Khuông Việt, Pháp Thuận và Vạn Hạnh HT. Thích Thắng Hoan
- “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes - quan tiền xưa với nhận xét mới” (phần 21B) Nguyễn Cung Thông
- Một Vài Điển Ngữ Được Lồng Trong Văn Thỉnh Cô Hồn Thích Trung Nghĩa
- Vài Ngộ Nhận Về Albert Einstein Nguyễn Xuân Xanh
- Vấn Đề " Khu Thích Dĩ Nhập Nho " Và " Dĩ Nho Giải Phật " Trong Tác Phẩm Cung Oán Ngâm Khúc Của Nguyễn Gia Thiều Phạm Kim Ngân
- Vì Những Trái Việt Quất Lạnh Lẽo Tuệ Uyển
- Tìm đọc “Chú tiểu Pháp Đăng” của Nhà Sư Trẻ Giác Minh Luật Tuệ Nghiêm
- 9 Cuốn Sách Phật Gíáo Bạn Nên Có Admin
- Vai trò của Viện đại học Vạn Hạnh trong hệ thống giáo dục bậc đại học ở Việt Nam Thích Giác Chinh
- Xuân cảnh (Phật hoàng Trần Nhân Tông) Trí Bửu
- Khai thác giá trị di sản Hán-Nôm Phật giáo Chu Minh Khôi thực hiện (Giác Ngộ Online)
- Những nét đặc trưng trong thơ Thiền Trần Nhân Tông Thích Bổn Huân
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Nhân quả không phụ người tốt
- Tu như cứu lửa cháy dầu
- Tình Yêu Chân Chính Đã Giúp Con Người Hướng Thiện
- Phân Biệt Giai Cấp Khinh Thường Mọi Người
- Thanh Hóa: Kinh Phật và các nghi thức chùa Thiên Khánh
- Bậc Hiền Tài Xem Trọng Việc Học Để Thành Tựu Sự Nghiệp
- Đừng ỷ lại vào một ai?
- Cơ Hội Và Thách Thức Về Những "Biến Dạng" Trong Văn Hóa Tâm Linh Các Lễ Hội Đền Chùa Phủ Miếu Ở Việt Nam
- Sáu Điều Cần Biết Đạo Đức Phật Giáo Việt Nam
- Đạo Đời Tính Sao Cho Phải Lẽ?
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)