Học Viện PGVN tại TP.HCM với 28 năm nhìn lại

Đã đọc: 2469           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tọa lạc tại địa chỉ 750 Nguyễn Kiệm, F.4, Q. Phú Nhuận, TP.HCM. Học viện PGVN tại TP.HCM ngày nay đã trải qua nhiều giai đoạn và phát triển.

Trong những ngày này, toàn bộ hệ thống hội đồng điều hành Học viện, hội đồng khoa, phòng hành chánh và đạo tạo, phòng công tác sinh viên, bộ phận giám thị,… tất bật lo cho ngày lễ tốt nghiệp tân cử nhân khóa VII và khai giảng khóa IX. Trong không khí chung vui ngày dành riêng cho tất cả những Tăng Ni sinh viên miệt mài với bốn năm đèn sách. Ta thử nhìn lại bộ máy hoạt động của một tôn giáo đã đồng hành cùng dân tộc qua bao thế kỷ qua.

Tọa lạc tại địa chỉ 750 Nguyễn Kiệm, F.4, Q. Phú Nhuận, TP.HCM. Học viện PGVN tại TP.HCM ngày nay đã trải qua nhiều giai đoạn và phát triển.

Giai đoạn I: (1983 – 1997), kế thừa Đại học Vạn Hạnh (1964 – 1975), Học viện được khai sinh với tên gọi là trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam do, UBND TP.HCM cấp giấy phép hoạt động số 160/QĐ UB ngày 17/10/1983.

Giai đoạn II: (1997 – 2005); Năm 1997, trường Cao cấp Phật Học Việt Nam tại TP.HCM được chính thức đổi tên thành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.

Giai đoạn III: (2005 – 2009): Kể từ niên học 2005 của khóa VI trở đi, Học viện thay đổi chương trình học niên chế với mỗi năm hai kỳ thành hệ thống tín chỉ theo hệ thống giáo dục tiên tiến và phổ quát trên thế giới.

Cho đến nay (2011), Học viện đã đào tạo được 7 khóa cử nhân Phật học, với hàng ngàn Tăng Ni sinh đã được tốt nghiệp.

Khóa I (1983 – 1987) có 60 sinh Tăng Ni sinh tốt nghiệp

Khóa II (1988 – 1992) có 100 sinh viên tốt nghiệp

Khóa III (1993 – 1997) có 234 sinh viên tốt nghiệp

Khóa IV (1997 – 2001) có 287 sinh viên tốt nghiệp

Khóa V (2001 – 2005) có 343 sinh viên tốt nghiệp

Khóa VI (2005 – 2009) có 545 sinh viên tốt nghiệp

Khóa  VII (2007 – 2011) có 810 sinh viên tốt nghiệp

Khóa VIII (2009 – 2013) có 556 sinh viên hệ chính quy và 410 sinh viên hệ đào tạo từ xa đang theo học.

Khóa IX (2011 – 2015) có khoảng 550 sinh viên đang theo học.

Từ năm đổi sang hệ thống học tín chỉ, Tăng Ni sinh viên sẽ học 2 năm đại cương và 2 năm chuyên ngành. Tùy sở thích của từng Tăng Ni sinh viên sẽ chọn ngành và các cổ ngữ sau:

Ngành Pàli Đông Nam Á, cổ ngữ Pàli

Ngành Phạn Tạng, cổ ngữ Sanskrit/Tây Tạng

Ngành Phật giáo Trung Quốc, cổ ngữ Hán cổ

Ngành Phật giáo Việt Nam, cổ ngữ Hán cổ, chữ Nôm

Những chuyên ngành sau chọn một trong 3 cổ ngữ: Pàli, Sanskrit, Hán cổ

Ngành Lịch sử Phật giáo.

Ngành Triết học Phật giáo

Ngành Hoằng pháp

Ngành Anh văn Phật pháp

Ngành đào tạo từ xa

Với mục đích đào tạo giới trí thức trẻ Phật giáo về các lãnh vực như: lịch sử, địa lý, tôn giáo, triết học và văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đáp ứng về đời sống đạo đức, tâm linh, chuyển hóa cộng đồng đưa quốc gia phồn thịnh, phát triển, bình yên,…

Nỗ lực của toàn thể Hội đồng điều hành Học viện PGVN nhằm xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo chư Tăng Ni tài cho Phật giáo Việt Nam. Hàng trăm sinh viên sau khi tốt nghiệp Học viện đã du học nhiều quốc gia trên thế giới, tốt nghiệp Thạc sĩ và Tiến sĩ của nhiều khoa và chuyên ngành khác nhau. Đã có rất nhiều Tăng Ni sinh viên sau khi du học trở về nước, hết lòng phục vụ giáo hội tại địa phương, tại trường, tại ban trị sự các tỉnh, thành phố, các quận, huyện,… Phật giáo Việt Nam từ đó ngày thêm một khởi sắc.

Hiện nay, để tạo điều kiện cho những Tăng Ni sinh viên nào không đủ duyên du học tại các nước trên thế giới. Hội đồng điều hành học viện đã mở thêm chương trình hậu đại học (Thạc sĩ) để tiếp tục nâng cao kiến thức, đào tạo chuyên sâu, nhằm giải quyết rốt ráo mọi vấn nạn từ xã hội.

28 năm là khoảng thời gian không dài lắm so với một đời người. Nhưng nó đã thật sự đánh dấu bước đột phá khá ngoạn mục của ngành giáo dục Phật giáo Việt Nam nói chung và Học viện PGVN tại TP.HCM nói riêng. 28 năm là cả một quá trình cống hiến không mõi mệt của chư vị tôn túc Tăng Ni, chư vị giáo phẩm lãnh đạo giáo hội. Với đà tiến này, trong tương lai, Phật giáo Việt Nam sẽ vươn mình để tiến xa hơn nữa hành trình tự độ, độ tha, đồng tìm về Bảo sở.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập