Phục dựng Phật viện Đồng Dương

Tỉnh Quảng Nam mới đây xây dựng kế hoạch tái hiện khu Phật viện lớn nhất nhì Đông Nam Á một thời có tên là Phật điện Đồng Dương (875 - thế kỷ 14).
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam, tỉnh sẽ quyết tâm xây dựng đảm bảo bảo tồn và phát huy hết các giá trị của di tích này; đồng thời, tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội, qua đó tích cực cùng với chính quyền và ngành chức năng bảo tồn, phát huy các giá trị của di tích Phật viện Đồng Dương.
![]() |
Dấu tích Phật viện Đồng Dương. (Ảnh tư liệu) |
Di tích Phật viện Đồng Dương nằm trên địa phận làng Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 65 km về phía Tây Nam.
Theo nội dung tấm bia tìm thấy tại nơi này, năm 875, vua Chăm pa Indravarman 2 đã cho xây dựng một tu viện Phật giáo và đền thờ vị Bồ Tát bảo hộ cho vương triều là Laskmindra Lôkesvara Svabhyada. Dưới triều đại của Indravarman 2, kinh đô của vương quốc Chămpa lại được dời từ vùng Panduranga trở ra vùng Amaravati, văn bia này cho biết tên của kinh đô mới là Indrapura, theo một số nhà nghiên cứu thì địa điểm xây dựng kinh đô Indrapura là khu vực làng Đồng Dương ngày nay.
Khu Phật viện bao gồm nhiều đền tháp, có thành vây quanh dài 326m, rộng 155m mang dáng dấp một kinh thành đăng đối với thành ngoài thành trong, cổng chính cổng phụ và bên trong là những toà tháp, ngôi nhà nhiều công năng khác nhau (như Angkor ở Campuchia hay Borobudur ở Indonesia cũng là một Phật viện cùng thời với Đồng Dương).
Năm 1901, L.Finot, một học giả người Pháp, đã công bố việc phát hiện 229 hiện vật ở Đồng Dương, trong đó có một tượng Phật bằng đồng cao 108cm (hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM), tượng Phật đứng trên tòa sen, Phật mặc áo cà sa để hở vai bên phải, các nếp áo uốn cong xếp theo hình các luống cày, 2 tay bắt ấn đưa về phía trước. Theo các nhà nghiên cứu, pho tượng này mang nhiều yếu tố của nghệ thuật Ấn Độ.
Tiếp đó, năm 1902, nhà khảo cổ học người Pháp H.Parmentier cũng đã khai quật khu Đồng Dương và tìm thấy khu kiến trúc chính của Thánh địa cùng với nhiều tác phẩm điêu khắc quí giá... Hiện, phần lớn các hiện vật này đang được trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Champa Đà Nẵng...
Đáng tiếc là khu di tích quan trọng vào bậc nhất của kiến trúc Phật giáo Champa đã bị tàn phá nặng nề bởi thiên nhiên và chiến tranh, hiện nay trong khu di tích này chỉ còn một mảng tường tháp, mà nhân dân địa phương thường gọi là "Tháp Sáng", cùng với nền móng các công trình kiến trúc và một số đồ trang trí kiến trúc.
Nguồn: Báo Đất Việt
- Khánh Hòa: Trao bằng công nhận cây di sản tại chùa Thiên Tứ Quảng Ấn
- Bất bình đẳng tôn giáo trong thông tư của Bộ Tài chính về quản lý tiền công đức TT. Thích Nhật Từ
- GHPGVN góp ý về Dự thảo Thông tư Bộ Tài chính liên quan đến quản lý, thu chi tiền công đức Admin
- Làm sao để vượt qua cảm giác bất an? Thầy Viên Minh
- Tinh thần chấn hưng Phật giáo của Hòa thượng Bích Liên - Thích Trí Hải Thích nữ Lệ Nhiên
- Di tích quốc gia Phật viện Đồng Dương: Phục dựng từ hoang tàn Tấn Vũ
- Bạo lực ở chùa Thắng Quang Nguyễn Trọng Thắng
- Chùa Một Cột cứ mưa là... dột Đức Lợi - Ngọc Sơn
- Qua miền di sản: Tiếng ‘kêu cứu’ từ lòng đất Đoàn Nguyên
- Rằm tháng bảy, tiền tỷ lại hóa tro Minh Ngọc
- Nếu đốt vàng mã mà tâm được an thì nên làm Khoa Học & Đời Sống
- Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu nói về nhân vật Mục Kiền Liên và Mục Liên trong nghệ thuật sân khấu Phật giáo Dương Kinh Thành
- Tổ chức Gia đình Phật tử một hoạt động cần được quan tâm, góp ý xây dựng và phát triển Hoà Thượng Thích Hải Ấn
- Du lịch tâm linh - Được cả hai Nguyễn Mạnh Hùng
- Còn đâu chùa Hoằng Phúc Uông Ngọc Tân - Lê Oanh
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)