Hấp dẫn du lịch tâm linh Đà Nẵng

Đã đọc: 2721           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nằm tại bán đảo Sơn Trà với độ cao 693m so với mực nước biển, chùa Linh Ứng Bãi Bụt là ngôi chùa “trẻ” nhất trong 3 ngôi “Linh Ứng tự” ở Đà Nẵng. Tại đây, chùa Linh Ứng Bãi Bụt có tượng phật Quán Thế Âm được xem là cao nhất Việt Nam (cao 67m, đường kính toà sen 35m, tương đương tòa nhà 30 tầng). Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển như là biểu tượng đem đến sự an bình cho những ngư dân đang ở ngoài vươn khơi xa.

Ngôi chùa Linh Ứng thứ hai nằm trên đỉnh Bà Nà thuộc khu du lịch sinh thái Bà Nà với độ cao gần 1.500m - nơi được ví như “Đà Lạt của miền Trung”. Được khánh thành vào đầu năm 2004, ngôi chùa này có một bức tượng Đức Bổn Sư uy nghi, cao 27m, màu trắng. Từ TP. Đà Nẵng, vào những ngày nắng ráo, có thể nhìn thấy bức tượng trắng nổi bật trên nền xanh của khu du lịch nổi tiếng Bà Nà - Núi Chúa.

Ngôi chùa Linh Ứng thứ ba nằm trên hòn Thủy (một trong 5 ngọn Ngũ Hành Sơn) là ngôi chùa cổ nhất của TP. Đà Nẵng với niên đại 300 năm, có giá trị lịch sử cao được người dân nơi đây gọi là chùa Linh Ứng Non Nước. Ngôi chùa ở tầm cao nhất của di tích Ngũ Hành Sơn nên đứng ở đây, du khách có thể dễ dàng thưởng ngoạn toàn cảnh. Ngôi chùa Linh Ứng này được vua chúa nhà Nguyễn ban sắc tứ là chùa của quốc gia.

Những ngày trời trong xanh, đứng ở một trong 3 vị trí, bằng mắt thường du khách có thể định vị được vị trí tam giác của 3 ngôi chùa. Cả 3 ngôi chùa đều tọa lạc ở vị trí rất đẹp, bao quát toàn cảnh thiên nhiên hữu tình nhất Đà Nẵng. Chính vì vậy, đây là 3 địa điểm không thể bỏ qua khi đến du lịch Đà Nẵng.

Vào đầu xuân, tại quận Ngũ Hành Sơn có lễ hội Quan Thế Âm tổ chức ngày 19/2 âm lịch hàng năm tại chùa Quan Thế Âm thu hút rất đông du khách. Lễ hội gắn với truyền thuyết hình thành Ngũ Hành Sơn, phật tích Bồ Tát Quan Thế Âm, lịch sử ông tổ nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước cũng như tinh thần đấu tranh dựng nước, giữ nước của người dân nơi đây.

Lễ hội Quan Thế Âm lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quan Thế Âm ở động Hoa Nghiêm. Sau đó, vì nhiều lý do, lễ hội không được tổ chức trong một thời gian khá dài. Mãi đến năm 1991, lễ hội mới được khôi phục trở lại. Từ đó, hàng năm, cứ đến ngày 19/2 âm lịch, lễ hội lại được tổ chức. Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hóa trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, họa, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng, triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay...

Theo dulichvn

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

2.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập