Tìm hiểu đôi nét về chuông

Đã đọc: 3918           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tiếng chuông, trống, mõ, của Phật giáo cũng được xem như là phần tiếp thêm sức mạnh tâm linh cho các linh hồn bay lên siêu thoát.

Âm thanh của chuông, trống, mõ, trong các chùa chiền là các âm thanh nhận được từ ba giác quan : nghe, thấy, và sờ chạm. Chúng có chức năng giúp con người tự mình cảm nhận, tự mình lắng nghe, tự mình chiêm nghiệm, trong nhịp sống xô bồ, bon chen, tràn đầy các cạm bẫy cám dỗ của tội lỗi, những lòng tham lam, ghen ghét hay những điều sai trái… mà phát sanh ra lý trí và ý chí trong nội tâm để hướng mình đến ánh sáng của trí tuệ và lòng từ bi, nhằm mang lại cho tâm hồn sự thanh tịnh, an vui hạnh phúc, và cũng làm giảm bớt áp lực của công việc trong đời sống mỗi ngày.

Tiếng chuông, trống, mõ, của Phật giáo cũng được xem như là phần tiếp thêm sức mạnh tâm linh cho các linh hồn bay lên siêu thoát.

Chuông Phật trong tiếng Phạn gọi là Ghaṇṭā. घण्टा, thuộc nữ tính. Theo từ điển Hán-Việt còn gọi là Kiền trùy. Người hoa dịch là Chung, Khánh.

Chuông lúc đầu, người ta dùng làm pháp khí để gõ thông báo giờ giấc làm Phật sự và để tập hợp mọi người trong chùa và sau đó chuyển thành âm cụ cho nghi lễ cúng tế được nghiêm trang.

Sách Ngũ Phần Luật, quyển 18 có ghi : “Thời Phật Đà, có một lần tăng đoàn làm lễ bố tát chưa thể kịp thời tập hợp, bèn tới một nơi hoang vắng toạ thiền hành đạo. Khi đó Đức Phật bèn bảo rằng phải gõ Ghaṇṭā, hoặc gõ trống, thổi ốc để tập hợp.

Một chương khác trong sách này cũng có kể lại : “Các vị tỳ khiêu không biết làm thế nào để dùng gỗ làm Ghaṇṭā, vì thế bạch với Đức Phật. Đức Phật nói: trừ cây sơn và các loài cây độc ra, còn các loại cây gõ phát ra tiếng, đều có thể làm được”.

Đại Trí Độ Luận quyển 2 có viết : “Đại Ca Diếp đến đỉnh núi Tu Di gõ chuông đồng”. Đây cũng là điều có thể cho thấy được, ngày xưa người ta đã biết dùng đồng để đúc chuông.

Theo Đại Tỳ Khiêu Tam Thiên Uy Nghi, quyển hạ thì có 5 việc cần gõ chuông : Khi hội họp thường kỳ |Khi ăn sáng |Lúc ăn tối |Khi trở về cõi Niết Bàn |Mọi chuyện vô thường.

Trong Tăng Nhất A Hàm Kinh, quyển 24 có viết như sau : A Nan đi lên giảng đường, tay cầm ghanta và nói: Ta nay gõ trống của Như Lai, từ nay về sau các đệ tử của Như Lai nên tập trung đầy đủ. Bấy giờ, ông lại đọc kệ rằng:

Hàng phục ma lực

Trừ kết vô hữu dư.

Lộ địa kích ghanta

Tỳ khưu văn đương tập.

Chư dục văn pháp nhân,

Độ lưu sinh tử hải,

Văn thử diệu hưởng âm,

Tận đương văn tập thử.

Ý Việt:

Hàng phục bọn ma quái

Trừ sạch không còn gì.

Mặt đất gõ ghanta

Tỳ khiêu nghe nên đến.

Những người muốn nghe pháp,

Để qua biển sinh tử,

Nghe thấy âm diệu kì,

Tất cả nên tập hợp.

Bảng biến hóa thân từ của ghaṇṭā

 

Nữ tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

ghaṇṭā

ghaṇṭe

ghaṇṭāḥ

Hô cách

ghaṇṭe

ghaṇṭe

ghaṇṭāḥ

Cách trực bổ

ghaṇṭām

ghaṇṭe

ghaṇṭāḥ

Cách dụng cụ

ghaṇṭayā

ghaṇṭābhyām

ghaṇṭābhiḥ

Cách gián bổ

ghaṇṭāyai

ghaṇṭābhyām

ghaṇṭābhyaḥ

Cách tách ly

ghaṇṭāyāḥ

ghaṇṭābhyām

ghaṇṭābhyaḥ

Cách sở hữu

ghaṇṭāyāḥ

ghaṇṭayoḥ

ghaṇṭānām

Cách vị trí

ghaṇṭāyām

ghaṇṭayoḥ

ghaṇṭāsu

 

Chuông là một nhạc cụ, được đúc bằng kim loại và phát ra âm thanh đơn giản. Hình dáng của nó được làm theo các hình tháp hay hình chén rỗng…

Chuông có nhiều kích thước và sức nặng khác nhau, tùy theo nhu cầu thiết bị của mỗi chùa để cử hành nghi lễ. Âm thanh ngân vang của chuông thay đổi tùy theo bình phương độ dày và tỷ lệ nghịch với đường kính của nó. Do đó mỗi tiếng chuông đều có âm sắc riêng của mình.

Theo truyền thống Ấn giáo, chuông được sử dụng trong các nghi lễ (Puja) để xua đuổi tà ma hay triệu tập các vị thần linh ban phước lành cho họ và Chuông cũng  được xem như là một biểu tượng của sự sáng tạo.

Một truyền thuyết khác kể rằng nguồn gốc của các nghi thức sử dụng chuông và chùy kim cương (tiếng Phạn: वज्र - vajra) đã tìm thấy trong các những huyền thoại nói về nữ thần Durga, người lúc vừa mới chào đời đã được Indra (Devanagari: इन्द्र là vua của các vị thần trong những truyền thuyết Vệ Đà của Ấn Độ cổ) tặng cho Kim Cương chử và một cái chuông thường treo trên chiếc ngà con voi Airavata của ông ta.

Trong Phật giáo chuông được là biểu trưng cho trí tuệ và là những âm cụ  tán tụng dùng cho các sự kiện đặc biệt như đám cưới và đám tang hay những dịp lễ lớn trong các chùa.

Ở Trung Hoa, thời xưa trong các chùa chiền người ta phân Chung hay Chuông ra thành hai loại và mỗi loại đều có những tên gọi khác nhau như : Phạn chung và Hoán chung.

Phạn chung là loại chuông lớn, được làm bằng đồng xanh, có pha một ít sắt. Chuông này cũng có nhiều kích thước lớn khác nhau tùy theo nhu cầu của mỗi chùa cần mà người ta đúc theo.

Việc dùng Phạn chung có nhiều ý nghĩa khác nhau, thí dụ : Để tập hợp đại chúng hay báo thời gian sớm tối, hay khi kêu gọi mọi người đến tăng đường để toạ thiền. Một ý nghĩa sâu sắc hơn của tiếng Phạn chung trong buổi đầu hôm hay những lúc hừng sáng là sự nhắc nhở cho con người luôn thức tỉnh để tinh tấn tu hành mà vượt ra ngoài vòng tội lỗi, tối tăm khổ đau trong cuộc sống vô thường.

Ngoài ra Phạn chung còn có những tên gọi khác như : Ðại hồng chung, chuông U minh, hoa chung, cự chung. Phạn chung thường được đặt trong một cái tháp hay cái lầu nhỏ ở giữa sân chùa. Vì đây cũng là nơi chính mà đại chúng thường tụ họp trong ngày lễ.

Hoán chung, bán chung, tiểu chung, chuông nhỏ, Bảo chúng chung hay hành sự chung thường được đúc bằng đồng thau, nhưng cũng không có kích thước cố định. Chuông này người ta hay treo trong góc của chánh đường và dùng nó để báo tin cho sự bắt đầu của khóa lễ hay công việc hội họp trong chùa.

Theo dòng thời gian, các nghi lễ Phật giáo cũng phát triễn theo nhu cầu cần thiết cho việc tụng niệm tu hành tại gia hay việc đi cúng cúng đám của qúy Tăng, Ni và tâng thêm phần nghiêm trang trong lúc tán tụng tại chánh đường. Người ta mới chế ra thêm một loại chuông nhỏ và đặt tên nó là Gia trì chung. Chuông này dùng để mở đầu hay chấm dứt cho những câu kinh trong các nghi thức của những buổi lễ.

Về việc thỉnh chuông cũng tùy theo quy định của mỗi tông phái, nhưng thường thường, khi bắt đầu thỉnh 3 tiếng và kết thúc 2 tiếng đánh nhanh hay đánh 3 hồi chín tiếng cho các loại chuông nhỏ khi tán tụng kinh.

Tóm lại Chuông là một trong những pháp âm trong nhà Phật, khi âm thanh huyền diệu của nó ngân vang, sẽ làm chuyển hóa lòng người, trở nên nhẹ nhàng, thanh thản, trí tuệ được tăng trưởng vào một con đường chí tâm duy nhất sống theo lời của Đức Phật dạy, để mang ích lợi cho mình cũng như cho người trong từng khoảnh khắc hiện tại của cuộc đời vô thường

Còn tiếp

Xin xem thêm chi tiết  cập nhập tại Web site : http://chua-phuoc-binh.com/

Kính bút

TS Huệ dân

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.33

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập