Phật giáo Hòa Hảo

Phật giáo Hòa Hảo là một hệ phái của Phật giáo chính thống, phát sanh do thời cuộc, mục đích hướng dẫn quần chúng Học Phật tu Nhân hành thiện, giải trừ mê tín dị đoan. Một tôn giáo nội sinh mang sắc thái thuần túy dân tộc, ảnh hưởng màu sắc Nam bộ, thích hợp với quần chúng bình dân.
Trên mãnh đất Việt Nam, ngoài Tam giáo đồng lưu, năm thế kỷ qua, sự có mặt của Kyto giáo được tồn tại trong một cơ chế chặt chẽ cũng xác định một vị thế khiêm tốn trong lòng dân tộc. Trong khi đó, Phật giáo tồn tại hàng ngàn năm trên mãnh đất màu mỡ, cũng phát triển qua nhiều hình thức tông môn chi phái, trong đó, Phật giáo Hòa Hảo là một trong những tôn giáo nội sinh thuần túy dân tộc tính, đâm chồi bén rễ sâu rộng trong khu vực miền Tây Nam bộ.
Giáo chủ:
Đức Huỳnh Phú Sổ, sinh 15/11/1920 ( 25/11/Kỷ Mùi) tại làng Hòa Hảo. Thân phụ là Huỳnh Công Bộ. Tín đồ thường gọi là Đức Thầy. bẩm sinh là một cậu bé ốm đau bệnh hoạn. Ngài được thân phụ cho ăn học đến bậc sơ học Pháp Việt tại trường Huyện. Ngài tính trầm lặng, thích chốn thanh vắng, có tài thi phú. Thông minh và bén nhạy. Ngài lên núi Cấm tìm thầy chữa bệnh, do duyên lành, ngài thụ giáo với Đức Phật thầy Tây An, tục danh là Đoàn Minh Huyên, nguyên là giáo chủ phái Bửu Sơn Kỳ Hương.
Hoàn cảnh xã hội:
Đầu thế kỷ XX, đất nước đang bị hai thế lực Pháp- Nhật xâm chiếm. Xã hội bất an, tôn giáo như Phật Khổng đứng trước nguy cơ đen tối bởi áp lực của văn hóa phương Tây và tôn giáo La Mã bành trướng. Giới trẻ nghiêng về Tây học, nho giáo co cụm, các đồ Nho và sư sãi gắn bó nhau để tìm lối thoát thích ứng với trào lưu. Các chùa am đa phần còn lại các sư cụ chỉ biết chữ Hán.Tín đồ vì cuộc sống mới và kinh tế căng thẳng cũng ít đến chùa.Phật giáo biến thành tôn giáo phục vụ cho ma chay, vì thế, các sư biến thành thầy tụng để không bị loại trừ ra khỏi sinh hoạt cộng đồng. Muốn duy trì ngôi chùa tồn tại với thôn làng, các sư không có người thừa kế, buộc phải lập gia thất, sống tự lập trên những thửa ruộng có sẳn; dần dà, các sư biến thành hình ảnh quen thuộc khi quá thân cận gần gủi với quần chúng trong đám cúng làng xã, ma chay tộc họ. Càng ngày, Phật giáo càng chìm sâu vào mê tín, Lúc bấy giờ tu sĩ Phật giáo chưa bắt kịp trình độ thế học, không đủ cơ hội phổ biến sâu rộng trong lớp trẻ tân học, vì thế khó thích nghi với sinh hoạt xã hội mới. Trước những áp lực lớn về chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo trong buổi giao thoa tân cựu, để linh hoạt hóa và xã hội hóa đạo Phật, Đức Huỳnh Phú Sổ thừa mệnh thiên cơ đứng ra hành đạo, lập đạo, hướng dẫn quần chúng trì niệm Lục Tự Di Đà theo pháp môn Tịnh độ.Ngái áp dụng lối truyền bá rất bình dị bằng thơ văn dễ hiểu. Nhân lúc trị bệnh cho quần chúng, ngài khuyến phát nhân dân tu tập, chẳng bao lâu, Phật giáo Hòa Hảo phát triển sâu rộng tại miền Tây Nam bộ.
Ngài chọn ngày 18/5/kỷ Mão làm ngày khai đạo, tức vào năm 1939. Ngài là vị giáo chủ trẻ nhất khi chưa tới 20 tuổi, Từ đó, làng Hòa Hảo tỉnh An Giang là nơi khởi xuất của đạo Phật Việt Nam, gọi là Phật giáo Hòa Hảo hay còn gọi là Đạo Hòa Hảo.
Xu thế chính trị:
Giữa hai thế lực ngoại xâm, Ngài tạm thời chọn giải pháp thân Nhật để chống Pháp, vì thế có lần bị Tây bắt nhốt; Ngài liên kết được một số nhân vật chính trị thân Nhật ủng hộ lực lượng Hòa Hảo. Sau khi Ngô Đình Diệm chấp chánh, lực lượng của Ba Cụt ( Lê Quang Vinh), Năm lửa ( Trần văn Soái ) lần lượt bị tiêu diệt. Sau 1963, Phật Giáo Hòa Hảo củng cố tổ chức, hệ thống hóa cơ sở từ Trung ương trở xuống cấp huyện xã. Năm 1946,Đức Thầy cũng thành lập tổ chức chính trị để đáp ứng nhu cầu thời cuộc như Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, Việt Nam quốc gia độc lập đảng, Thành lập đội quân mang tên Nghĩa quân Cách Mạng Vệ Quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực…Do nội bộ bất đồng mà Phật Giáo Hòa Hảo chia làm ba nhóm, một do Lương Trọng Tường, một do Huỳnh văn Nhiệm, rồi Lê Quang Liêm tách ra từ nhóm Lương trọng Tường vào năm 1972. Tuy vậy, Phật Giáo Hòa Hảo cũng đã thành lập được một Đại học Hòa Hảo và sáu trường trung học phổ thông cùng hai bệnh viện.
Hệ thống giáo lý:
Ngài soạn cuốn Thi Văn giáo lý Sấm giảng gồm 6 tập:
Sấm khuyên người đi tu niệm
- Kệ giảng người khùng
- sấm giảng
- Giác mê tâm kệ
- khuyến thiện
- những điều sơ học cần thiết của người tu hiền.
Nội dung là học Phật tu nhân. Phần giáo lý được giản lược dễ hiểu để hướng dẫn tín đồ ăn ở hiền lành làm thiện. Chủ trương thực hiện tứ ân của Tứ Ân Hiếu nghĩa do Đức Phật thầy Tây An khởi xướng,- ân tổ tiên – ân đất nước – ân đồng bào nhân loại và ân Tam bảo. Chủ trương vừa học Phật vừa tu nhân để lập công bồi đức thành bậc hiền nhân. Đạo Hòa Hảo chủ trương hành thiện xã hội hơn là đi chùa lễ bái. Ngày nay tín đồ bắt tay vào công tác từ thiện như bếp ăn tình thương, làm cầu đóng giếng, cấp học bổng, cứu trợ bệnh nhân nghèo, xây nhà tình thương…vì thế nghi lễ tôn giáo rất đơn giản và việc ma chay cưới hỏi cũng đơn giản. Họ dồn lực lượng thực hiện việc công ích thực tiển hơn.
Hòa Hảo là một tôn giáo không có tu sĩ, không có giáo phẩm. Đồng đạo đề cử người đứng ra lo việc đạo tại các cơ sở địa phương gọi là chức sắc. Cũng không có thờ thượng cốt. Tín đồ tin Phật và thờ cúng tổ tiên hoặc các anh linh tiền hiền có công với đất nước mà không nặng về thần thánh. Ngoài bàn thờ chính trong nhà còn có bàn thờ Thông thiên, chỉ cúng hoa và nước trắng. Đọc Sấm giảng và niệm Di Đà để tĩnh tâm.
Ngày lễ trong năm:
Tết Nguyên Đáng
Rằm Thượng Nươn
Lễ Phật Đản
Lễ khai đạo 18/5
Rằm tháng bảy
Vía Đức Phật thầy Tây An 12/8
Rằm tháng 10
Vía Di Đà rằm tháng 11
Sinh nhật Đức Thầy 25/11
Phật thành đạo 8/12
Tóm lại, Phật giáo Hòa Hảo là một hệ phái của Phật giáo chính thống, phát sanh do thời cuộc, mục đích hướng dẫn quần chúng Học Phật tu Nhân hành thiện, giải trừ mê tín dị đoan. Một tôn giáo nội sinh mang sắc thái thuần túy dân tộc, ảnh hưởng màu sắc Nam bộ, thích hợp với quần chúng bình dân. Thời gian ngắn đã củng cố giáo quyền lẫn chính quyền có quân đội.Mang tinh thần dân tộc. Sau ngày thống nhất tổ quốc, Hòa Hảo chuyên tu và làm từ thiện xã hội. Tín đồ phần lớn phát triển quanh vùng Tứ giác Long xuyên và một số vùng phụ cận ở miền Tây Nam bộ.
- Bản sắc hóa và quốc tế hóa vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Nhật Từ
- Khánh Hòa: Trao bằng công nhận cây di sản tại chùa Thiên Tứ Quảng Ấn
- Bất bình đẳng tôn giáo trong thông tư của Bộ Tài chính về quản lý tiền công đức TT. Thích Nhật Từ
- GHPGVN góp ý về Dự thảo Thông tư Bộ Tài chính liên quan đến quản lý, thu chi tiền công đức Admin
- Làm sao để vượt qua cảm giác bất an? Thầy Viên Minh
- Các điểm An cư kiết hạ năm 2010 của Tỉnh Đồng Tháp TN. Như Nhân
- Đại đàn chẩn tế Tây Nguyên (tiếp theo) Minh Mẫn
- Đại đàn chẩn tế Tây Nguyên Minh Mẫn
- Kinh hoàng nạn xả thịt thú ở chùa Hương Đỗ Doãn Hoàng
- Loạt ảnh đặc biệt cung nghinh Xá lợi Phật từ Ấn Độ - Phần 2: Ngập tràn hạnh phúc tại sân bay Nội Bài Võ Văn Tường (theo giacngo.vn)
- Loạt ảnh đặc biệt cung nghinh Xá lợi Phật từ Ấn Độ - Phần 1: Bước chân trên vùng đất thiêng Võ Văn Tường - Xuân Loan (theo giacngo.vn)
- Tiền lẻ "tấn công" tượng Phật trong di tích quốc gia Lãng Quân (Theo Tuổi Trẻ)
- Nhớ tổ tiên một ngàn năm trước Ngô Nhân Dụng
- Phật giáo trước mùa lễ hội tâm linh Chu Minh Khôi
- Đức Di Lặc và mùa xuân: Nên chăng xây dựng biểu tượng nhân vật truyền thông? Minh Thạnh
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Còn về nhận xét Ngài ấy có là Phật hay không? Có còn trong luân hồi hay không? thì đành chịu vì vượt quá hiểu biết của cá nhân tôi. Và cũng không có ý nghĩa lắm với cá nhân tôi.
Nếu không có Phật Giáo Hòa Hảo thì hiện nay người miền Tây sẽ thế nào?
Nếu dùng văn tự như Phật thừa thì làm sao truyền giảng đây?
Về những thiếu sót bạn đề cập, có lẽ thời điểm xuất hiện đã nói lên tất cả chăng? Và liệu những mẫu chuyện ứng xử của Ngài ấy có thể là những bổ sung chăng?
" đúng ra cùng chung 1 nguồn gốc tâm linh , ko nhìn nhận nhau, lại đi phản bác Phật Pháp chánh thống là ko đúng rồi." Khó hiểu câu này. Sao lại phản bác nhỉ?
cho hỏi huynh được bao nhiêu tuổi rùi? tu trì được nhiu năm?
giáo pháp của Đức Giáo Chủ uyên thâm mà bình dị dùng lời lẻ đơn sơ để giáo hóa con người về với phật.
đã khi chuyển sanh làm người rồi thì sao thoát khỏi sanh tử, đến như Đức Như Lai khi nhập duyệt còn để lạ thân nơi trần thế thì có mấy ai tránh khỏi, nhưng khi chuyển thế Ngài đã dung giáo pháp cao siêu của Đức Như Lai thuyết giảng lại phù hợp với thời kỳ và cơ duyên của mỗi người. điều sơ đẳng như vầy mà huynh còn ko rỏ nữa là sao lại dám bình phẩm giáo pháp của phật hay tôn giáo khác.
xem ra tui ko cần nói nhiều đọc xong bài của bác tui cũng biết như thế nào rùi.
Trên thới gian nầy chẳng ai dám nói đã tìm hiểu hết giáo pháp của phật đâu huynh ơi! ko hiểu j thì đừng post bậy , những tưởng là khi post lên có người đánh giá cao về sự hiểu biết trí lực uyên thâm, nhưng thực ra là nói sàm.
Trong quyển “Phật Tông Nguyên Lý”, khi Đức Thích Ca sắp viên tịch, đệ tử của Ngài là Ananda rơi lụy hỏi rằng:
- "Khi Tôn Sư nhập Niết Bàn rồi ai dạy bảo các con?"
Đức Phật đáp:
- "Ta chẳng phải vị Phật đầu tiên hay cuối cùng, ngày giờ đến, sẽ có một Đấng khác xuất hiện cứu đời, một Đấng Chí Thánh, một Đấng Đại Giác, cực kỳ cao thượng, một Đấng dẫn Đạo vô song, một Đấng Chúa Tể Thánh Thần và loài người, Đấng ấy sẽ truyền dạy các con một mối Đạo vinh diệu buổi sơ khai, vinh diệu buổi thạnh hành, vinh diệu buổi kết cuộc, Đấng ấy sẽ xướng xuất một đời sống đạo đức hoàn toàn thuần khiết".
Đấng Chúa Tể Thánh Thần và loài người chỉ có thể là Đức THƯỢNG-ĐẾ mà thôi.đấng thượng đế đó đã mở đạo kỳ ba.mong các vị hãy lo tu hành thì sau này đức cha trời sẽ dưa mọi chúng sanh về ngôi xưa vị cũ.
chu Giao Chu dao huu, con chua hieu. Thi noi chi den nhan thuoc.De toi noi them cho DAO HUU ro hon
GIAO CHU LA GIAO CHU CUA DAO HOA HAO, TRONG SAM GIANG CUA NGAI , NGAI DA NOI
TA LA DE TU TRUNG KIEN CUA PHAT THICH CA. NGAI DAY TIN DO L;AM LANH TRANH DU AN TRAI NIEM PHAT.BAN NGHI DUC THAY LA AI??? THANH SI LA DE TU CUA DUOC HUYNH GIAO CHU MA CA NUOC NHAT CON TON TRONG THI DAO HUU NGHI SAU VE DUC THAY.TOI LA DAO PHAT NHUNG HOA HOA CUNG LA DAO PHAT. CO NEN MOI GOI LA PHAT GIAO HOA HOA .DAO HUU LA PHAT TU PHAI NEN SUY NGHI TRUOC MOT VIEC GI ROI MOI NHAN XET.
GIAO CHU HAY TO SU CUA MOT PHAI DEU GIONG NHAU CHI KHAC O CAI CHU.
SO TO TONG THIEN THAI VA GIAO CHU PHAT GIAO HOA HOA DEU GIONG NHAU .
CHUC DAU HUU SOM THOAT KHOI CHUONG CHAP.
Kính xin quí vị bình luận dùm câu đối của Ông Trần Duy Nhất.
Phật Giáo
Môn Pháp
Dục Cầu
Nhập Tu
Tiên Yếu
Khai Ngộ
Tâm Tánh
Môn Pháp
Tức Kỳ
Phật Giáo
Hòa Hảo
Chân thành cám ơn!
Mong bạn suy kỹ và đùng giận.
Thân
26-6-2011
ThanThanhVy
Theo kinh phật thì vào thời mạc pháp các vị Alahan, bồ tát sẽ xuất hiện để khen ngợi Phật Pháp nhưng trọng đời sẽ ko cho biết mình là một vị Alahan cho đến khi chết, và không sửa đổi giơi Luật của Phật.
Chỉ có Phật Di Lặc mới là Phật tiếp theo ra đời.
Xuất gia, có tăng đoàn, hành trì giáo pháp của như lai là đúng đắn nhất.
Suốt đời quy y Phật Pháp Tăng là đúng nhất.
Không có Tăng tức Phật Pháp suy vong.
Vì vậy tu vào thời mạc pháp này nếu không đi đúng hướng , mê muội tà đạo, còn nguy hiểm hơn người tu.
Vì thế nên biết Học Phật phải biết những điều này, phải cân nhắc.Nếu ko sẽ bị đọa.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Vật ở trần như bọt nước làng mây
Thân ta còn rày đó mai đây
Của ấy cũng khi tan khi hiệp.
(Đức Thầy)
Giống sanh tử nếu không đem gieo rắc
Mầm thế gian không thể mọc được đâu
Đường vãng sanh Cực Lạc một lòng cầu
Kiếp thống khổ mau lâu rồi cũng khỏi.
(Thanh Sĩ)
Những lời khai thị mang đậm hồn dân tộc VIỆT, ngắn gọn, rõ ràng nhưng ý nghĩa vi diệu khôn lường.
Các bạn thân mến ! Hôm nay, tôi chỉ muốn mượn trang wed này để bày tỏ tâm sự của mình mà thôi, không hề có ý hơn thua với ai cả. Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống tu theo Đạo PGHH và tôi cũng là một tín đồ nhưng tôi chỉ chuyên nghiên cứu Kinh Điển của nhà Phật và chỉ nghe lời thuyết giảng của các Sư. Sự tôn kính của tôi về Đức Thế Tôn và Kinh Điển của Ngài là điều không phải bàn cãi. Thế rồi một hôm, tôi vô tình đọc được những vần thơ ở trên, tôi thực sự xúc động, nếu không phải là một Thánh Nhân làm sao có thể đem đạo lý vi diệu của Đức Phật trình bày rõ ràng và đúng đắn đến thế. Tôi bắt đầu đọc qua tác phẩm KHUYẾN THIỆN của Đức Thầy. Tôi không nhớ là mình đã khóc mấy lần, khóc vì vui mừng, vì đã tìm ra chân pháp cho chính mình. Chân lý thì mãi là chân lý dù mình có thừa nhận hay bác bỏ đi chăng nữa, tôi không dám có vọng tưởng rằng các bạn sẽ tin tưởng lời tôi nói, lời tâm sự của tôi cũng chính là lời hối lỗi và hối tiếc, hối lỗi vì trước đây không đánh giá đúng vị trí và vai trò của Đạo PGHH, hối tiếc vì đã bỏ lỡ nhiều cơ hội học tập giáo lý PGHH. Tôi rất tự hào và sung sướng vì mình là một tín đồ của đạo PGHH được sống trong ánh sáng từ bi của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, của Đức A Di Đà Phật, của Đức Thầy kính yêu.
Các bạn thân mến ! Dù không theo Đạo PGHH, nhưng hãy dùng lòng thanh tịnh mà xem qua các giáo lý PGHH, các bạn sẽ học được nhiều điều bổ ích. Điều đó hay hơn là so sánh sự thấp cao giữa Đạo này với Đạo nọ điều đó sẽ làm ta thêm phiền não mà thôi.
Các Đạo Hữu của tôi thân mến ! Mong các bạn hãy vững tin rằng mình đã đi đúng hướng và hãy quyết tâm cùng nhau trở về quê hương thật sự của mình đó là QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC.
Tùy vào từng giai đoạn lịch sử và yếu tố địa lỹ cũng như tự nhiên mà hình thành và phát triển những tôn giáo khác nhau. Mỗi tôn giáo có các Danh xưng chức sắc khác nhau, người đứng đầu lãnh đạo không nhất thiết phải gọi là Giáo Chủ hoặc Giáo Chủ có thể đặt theo thứ tự từng người kế vị, và người đầu tiên luôn được xem là người Khai Sáng, Tạo dựng nên tôn giáo đó .
Ở đây, trong giai đoạn biến động của thời cuộc bấy giờ, khi tất cả những người tu hành khác phải Hoàn Tục hoặc chuyển sang làm Thầy Cúng... là người tu hành, trên nền tảng Phật Giáo truyền thống (xin tạm dùng những thuật ngữ và từ ngữ thông thường để dễ trao đổi mạn đàm cùng quí vị) ông đã giản lược những vấn đề phức tạp của đời sống Tu Hành Phật Pháp để đưa vào cuộc sống. Ông lấy cái cốt lõi, cái thuần túy, dễ hiểu trong giáo lý nhà Phật, thông qua những công việc thông thường như Chữa Bệnh mà hoành dương Phật Pháp.
Như vậy trong thời điểm lịch sử đó, Phật giáo có phần suy thoái thì ông là người Có Công vì đã bằng 1 cách gần gũi hơn để đưa Phật giáo gần gũi hơn đối với người dân thông qua hình thức sáng lập nên Đạo Hòa Hảo, Ồng chuyển thể những Kinh, Văn, Pháp giáo sang thể loại văn vần, thơ dễ đọc, dễ nhớ để giáo hóa người dân học đạo, hiểu đạo ... trên cơ sở đó có thể thấy, Phật giáo HH đã hình thành như 1 Pháp tu trong vô số Pháp tu của Đạo Phật. Pháp tu này đã gắn liền và trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho đồng bào ở địa phương cho đến ngày nay. Vì thế, coi ông là Giáo Chủ sáng lập ra Giáo Pháp Hòa Hảo là hoàn toàn đúng .
Hơn nữa, trong giáo lý nhà Phật có chỉ rõ : Người Tu Hành tức là làm tròn, hoàn thiện thân tâm ý của mình trước tiên phải ngay tại gia đình. Có nhận diện chính mình sẽ biết yêu thương mình, yêu chính mình mới biết trân trọng và yêu kính ông bà, cha mẹ, yêu thương anh em, bạn bè, đồng loại và con người. Ta có yêu chính ta chỉ khi ta hiểu được giá trị hình thành ra thân ta : Dẫu là do Nghiệp ác hoặc Duyên lành mà ứng khởi với Thân Quyến, nhưng Thân quyến là ông bà, cha mẹ đã vì cái Ứng khởi đó mà Âm, Dương giao hòa tái sinh ra ta.. thì điều đầu tiên : Cha Mẹ là Phật tại gia hoàn toàn đúng. Huống chi cái Thân trung ấm của chúng ta lại được Khai Sáng bởi Ân Sư Dưỡng Dục... như ông Huỳnh Phú Sổ thì người học đạo, ngoài việc kính các Chư Phật, Đức Thế Tôn thì Tôn kính ông là Phật ngay trong cuộc đời của mình cũng là lẽ đương nhiên .
Phật Pháp là vô biên, dẫu rằng con đường tu đạo không phải dễ mà thành, dẫu có duyên nhưng dẫu tu kiếp kiếp cũng chỉ mới là Khai Nhãn, Khai Trí trên đường tu Phật mà thôi (chính vì thế mà khi người ta được vãng sanh về Tây Phương cực lạc hay cung trời an bình nào đó là Phúc báu để được tiếp tục nghe các Chư Phật giảng Pháp..mà thêm trọn đường tu) Nếu là người Phật tử lại Nói rằng : Tôi đã hiểu Phật giáo là gì ? hoặc nhận định Ông nọ là Nhà Nho, Bà kia không phải đạo hữu ..v..v..v... đồng nghĩa với việc Tôi đã rơi vào Ngả Mạn, khó tránh khỏi vướng bận những lục dục thấp hèn. Cho nên, theo thiển nghĩ nông cạn của tôi, dù tu theo Pháp nào của Phật cũng hướng chúng ta từng bước hướng đến sự tốt đẹp của cuộc sống và tùy theo nhân duyên tu hành mà chúng ta đang bước từng bước vững chắc trên bậc thang Pháp đi về Xứ Tiên, Cõi Phật .
Chúc quý Phật tử muôn phương luôn an lành và ngày một tinh tấn hơn trên con đường học Đạo !
Vanngoc ưa trang TGVH tìm trong mục đạo VN xem thử coi có giúp được tí nào ko.
theo tui thì đạo nào cũng tốt chỉ có điều nó bị biến tướng qua các giai đoạn và thời kì cùng với sự nhận thức của mỗi người thôi.
tất cả điêù mong muốn con người làm lành lánh dữ, đạt được liễu sanh thoát tử.
Theo quy luật vô thường
Nếu hiểu rõ điều ấy
Tranh luận sẽ tự buông
Kinh Pháp Cú, số 6
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)