Kinh hoàng nạn xả thịt thú ở chùa Hương

Chùa Hương (Hà Nội), đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, chỉ trong duy nhất cái ngày khai hội thôi, đất Phật đã đông đến kỷ lục: 6 vạn lượt khách/ngày! Bên cạnh tắc đường, trộm cắp, chèn ép khách..., nạn xả thịt thú rừng diễn ra ngang nhiên và kinh hoàng.
Suốt nhiều chục ngày lễ và hội, cứ là tắc đường như nêm cối, cáp treo đang chạy bỗng dưng “chết lặng” 90 phút dằng dặc, khách hành hương bị treo trên đỉnh trời.
Từ quận Hà Đông, cách chùa 50km, đội quân cò mồi vãn cảnh, chèo đò đã đeo bám khách hãi hùng; nạn trộm cắp, chèn ép khách hoành hành... Nhưng, kinh hoàng nhất, phải là nạn xả thịt thú.
Để thấy rõ thịt tươi, đỏ, thơm, người ta lóc xương, treo nguyên “bộ khung” đầy máu me khủng khiếp của hươu, nai ra trước mắt người đi đường. Để nguyên cả bộ da, lông của hươu, nai, hoẵng... thì người ta mới biết là "hàng xịn" chứ...
Chỗ nào trót cạo lông, thui vàng, thì treo biển ở mũi, ở đầu thi thể loài thú xấu số rằng: “nai rừng”; “hươu rừng” (chứ không phải hươu, nai nuôi!)... Dù là động vật rừng, hay động vật nhà, cứ hành quyết rồi treo lên “hăm doạ” như thế, vẫn là điều không thể chấp nhận được.
Khách mua đông lắm, ai thích, giá cả thoả thuận xong, chủ quán chui vào... bụng dưới con nai, con hươu đang bị treo ngược mà xả thịt, trước sự thèm thuồng của nhiều thực khách.
Khách mua đông lắm, ai thích, giá cả thoả thuận xong, chủ quán chui vào... bụng dưới con nai, con hươu đang bị treo ngược mà xả thịt, trước sự thèm thuồng của nhiều thực khách.
Chủ quán, ngoài việc vẫy khách, nhử khách, họ còn khoanh tay chửi bới, hoặc tay dao tay thớt, khi thấy ai có ý định chụp ảnh.
Những hình ảnh này có thể gây sốc vì không thể tưởng tượng được là việc vi phạm quy định về bảo tồn động vật hoang dã lại có thể diễn ra hiên ngang ngay giữa thanh thiên bạch nhật như vậy. Thật không còn lời nào để nói, ngoài từ "Kinh hoàng!" |
* PV Lao Động phải chụp lén bằng thiết bị chuyên dụng của các chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã (toàn bộ ảnh chụp chiều ngày 7.3.2010).
Đỗ Doãn Hoàng (Theo Lao Động)
- Bản sắc hóa và quốc tế hóa vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Nhật Từ
- Khánh Hòa: Trao bằng công nhận cây di sản tại chùa Thiên Tứ Quảng Ấn
- Bất bình đẳng tôn giáo trong thông tư của Bộ Tài chính về quản lý tiền công đức TT. Thích Nhật Từ
- GHPGVN góp ý về Dự thảo Thông tư Bộ Tài chính liên quan đến quản lý, thu chi tiền công đức Admin
- Làm sao để vượt qua cảm giác bất an? Thầy Viên Minh
- Loạt ảnh đặc biệt cung nghinh Xá lợi Phật từ Ấn Độ - Phần 2: Ngập tràn hạnh phúc tại sân bay Nội Bài Võ Văn Tường (theo giacngo.vn)
- Loạt ảnh đặc biệt cung nghinh Xá lợi Phật từ Ấn Độ - Phần 1: Bước chân trên vùng đất thiêng Võ Văn Tường - Xuân Loan (theo giacngo.vn)
- Tiền lẻ "tấn công" tượng Phật trong di tích quốc gia Lãng Quân (Theo Tuổi Trẻ)
- Nhớ tổ tiên một ngàn năm trước Ngô Nhân Dụng
- Phật giáo trước mùa lễ hội tâm linh Chu Minh Khôi
- Đức Di Lặc và mùa xuân: Nên chăng xây dựng biểu tượng nhân vật truyền thông? Minh Thạnh
- Tản mạn về văn hóa Phật giáo Việt Nam Phan Đại Doãn
- Ảnh hưởng của Phật giáo với con người Việt Nam chungta.com
- Phật giáo Việt Nam và Dân tộc Việt Nam HT. Thích Chơn Thiện
- Đạo Phật trong đời sống văn hóa dân tộc Trí Bửu Nguyễn Thừa
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Ảnh hưởng của Phật giáo với con người Việt Nam 03/02/2010 11:39:00 |
![]() |
Kinh hoàng nạn xả thịt thú ở chùa Hương 09/03/2010 02:55:00 |
![]() |
Phật giáo Việt Nam và Dân tộc Việt Nam 02/02/2010 07:39:00 |

Những hình ảnh không đẹp và còn có thể gây cảm giác nhớp nhúa nơi một chốn tôn nghiêm.Làm ảnh hưởng đến thanh danh Phật Giáo và với những ai thành tâm viếng cảnh chùa đúng theo tinh thần con nhà Phật .
Vấn đề này đã xảy ra khá lâu nơi Chùa Hương,không một ai giải quyết dứt điểm,cứ để mỗi năm vết đau lại tiếp tục xuất hiện !
Cái đáng thống trách việc này là do Phật giáo chúng ta mà ra, nhất là Phật giáo miền Bắc.
Không biết quý Thầy ngoài đó hoằng pháp và giữ đạo như thế nào, mà thông qua tin tức và hình ảnh, phần lớn tín đồ ngoài đó mê tín hết tả nổi. Họ làm người nghe hoặc thấy ngớ ngẩn cả lòng.
Đợt cung nghinh Xá lợi vừa qua lộn xộn và bát nháo hết nói. Ừ, thì cũng ùn ùn kéo nhau đi cung nghinh, rồi cũng ùn ùn kéo nhau ra về, rồi cũng rầm rộ đi chùa vãi tiền lên tượng, vuốt ve cho gãy tay tượng ở chùa Bái đính luôn. Một ngôi chùa lớn, một chỗ cũng xảy ra đủ thứ tệ nạn, thì nơi ấy chỉ là chỗ trang trí cho vui mắt vậy thôi. Thoáng đến, chợt đi cũng rầm rộ, bát nháo thì rồi trước sau cũng vậy, chẳng thay đổi được chi sự thăng hoa tâm thức. Nghe nói xây ngôi chùa lớn nhất Đông nam á, ừ thì cũng vui. Nhưng rồi cũng chẳng khác gì cái vui khi lần đầu tiên đi chơi suối tiên và đầm sen. Trong khi ấy, hãy vào trường đại học xem tín đồ Ki tô giáo họ đoàn kết, tập hợp dưới nhiều dạng thức để gây thanh thế, để phát triển. Hãy vào trường đại học mà xem chủng sinh làm giảng viên trợ giảng, như Nguyễn Anh Thường ở khoa triết- DHXHNV TPHCM, trong khi học chưa chắc đã bằng tu sĩ Phật giáo.
Riêng về phần tin tức xả thịt thú ở chùa Hương, tôi thấy thế này.
Phần lớn người ta lầm lẫn ăn mặn với sát sinh. Người Phật tử phạm giới sát khi mà tự tay giết, bảo người giết, hoặc vui vẻ thấy người khác giết. Ngoài ra không phải sát sanh. Giới luật của Phật rất rõ ràng với khai, già, trì, phạm. Đối tượng và động lực vi phạm được ấn định cụ thể mới qui định phạm như thế nào, có sám hối được hay không... Thứ nữa, tùy theo đối tượng: Bồ tát tại gia, thập thiện, ngũ giới hoặc tam qui mà khác nhau. Đa số quí vị tại gia cứ lấy giới của mình thọ mà nhìn người khác, hoặc tự mình đồng hóa giới của người khác vào bản thân minh. Ví dụ, ngũ giới và thập thiện giống nhau một chỗ là không được làm ác. Nhưng, khác nhau là đối với Thập thiện thì thấy việc thiện mà ít, nhiều bỏ qua không làm thì liền phạm giới.
Rồi nữa, có người giữ việc ăn chay rất kỹ, cứ sợ ăn mặn là phạm tội sát sanh, nhưng buồn cười là rất coi thường giới uống rượu. Có chỗ tự mình bày vẽ ra là ăn mặn thì không nên đến chùa lễ Phật.
Tuy nhiên, tùy theo đạo đức, phong tục mà giới nào của Phật được tôn trọng. Có địa phương rất ghét nói dối thì giới vọng ngữ được tôn trọng hơn giới khác...
thế thì, được biết phần lớn quí Thầy ở Bắc ăn mặn thì việc xả thịt thú ở chùa Hương mới diễn ra được. Tuy vậy, việc làm này mà xảy ra phải trách quí Thầy là chính. Chùa Hương thờ ai? Thờ Phật và chư Tổ. Quí Thầy thờ ai? Chuyện quí Thầy đáng làm, đáng nói thì phải làm và nói trước hoặc ngay khi sự việc xảy ra. Không lẽ cứ đợi người khác ý kiến này nọ thì mới làm mới nói hay sao. Không lẽ máu chúng sanh chảy nơi Thánh địa mà quí Thầy ngoài đó không thấy không biết hay sao? Nếu vậy, thì chúng ta chẳng cần phải nói, vì nói việc này cũng chẳng tránh được việc khác, khi mà chính họ thiếu tâm.
Chúng ta nghĩ sao khi Phật tử đội mũ mà đảnh lễ tác bạch với quí Thầy. Trong khi đó, trên tay quí Thầy cầm nhang hướng lên Phật mà trên đầu lại bịt cái đầu trọc bằng mũ len. Ai giải thích giùm. Mình nghĩ ngoài 3 loại mũ Tỳ lô, Hiệp chưởng, Quan âm mang tính nghi lễ, thì không nên đội mũ mà đứng trước Phật, Tổ.
Ngoc Tu song o ngoai Bac hon 2 nam, thay rat ro la nguoi Bac that su me tin, di den chua nao cung vai tien, toan khan cau danh loi.
Tang doan thi khong lam guong, khong hoang phap cho Phat tu dung phap Phat!
Phap su Tinh Khong co khai thi rang " truoc cua dia nguc, nguoi xuat gia xep hang day", de thay rang neu nguoi xuat gia khong lam dung theo loi day cua Phat, khong giup cho Phat giao phat trien dung tinh than cua Phat, lam dieu sai trai thi chang phai ' nhan qua hien tien" hay sao?
Chung ta quy y " Phat, Phap, Tang" voi muc dich quay ve nuong tua noi Phat, Phap, Tang; vay ma nhieu su thay, su co bay gio bien chat qua roi!
Thanh that xin loi quy ban, Ngoc Tu khong go duoc chu tieng Viet ( co loi gi do ma goi mail cung khong go duoc dau?
A DI DA PHAT!
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)