Hệ số bảo hiểm của... Người Tu !
Tôi là nhân viên tư vấn bảo hiểm, có chút xíu kiến thức về ngành này lại bạo gan bàn về mối quan hệ giữa cái gọi là hệ số bảo hiểm và giới tu sĩ, Phật tử như một chuyện vừa vui vừa thật.
Về chuyên môn, giới kinh doanh bảo hiểm đều hiểu thuật ngữ HỆ SỐ BẢO HIỂM như căn bản của nghề. Nói nôm na như vầy: đấy là từ chuyên môn để chỉ đối tượng nhất định, có thể là đối tượng được bảo hiểm (khách hàng) hay chỉ là con người nói chung mà sự tồn tại, sống, sinh hoạt, lao động nghề nghiệp trong môi trường xã hội qua những phân tích tính toán có căn cứ khoa học và độ tin cậy cao, xếp theo một thang trong đó mỗi cá nhân mang một hệ số bảo hiểm nhất định chỉ độ rủi ro ít hay nhiều của cá nhân ấy. Tỉ như những người làm nghề xiếc thú có hệ số bảo hiểm xét theo nghề nghiệp tất yếu thấp hơn người làm nghề dạy học trong một điều kiện qui ước (như hành nghề dạy học ở môi trường bình thường, không có chiến tranh, thiên tai...). Người làm nghề cảnh sát hình sự tất yếu có hệ số bảo hiểu thấp hơn đồng nghiệp phục vụ ở đơn vị hành chính. Cùng là bác sĩ trong một bệnh viện, người tùng sự tại khoa nhiễm hiển nhiên có hệ số bảo hiểm thấp hơn bạn mình ở khoa khám bệnh v.v... Tất nhiên đấy chỉ mới nói ở chừng mực giản lược.
Tu sĩ và Phật tử cũng là nhân sinh bình thường như đồng loại, chịu tác động chi phối về sinh học - xã hội không khác người thường, và tất nhiên cũng được xét theo thang hệ số bảo hiểm như đã nói, vì họ cũng là khách hàng bảo hiểm hay đối tượng tiềm tàng của ngành này.
Nếu có một khảo sát khoa học nghiêm túc về đối tượng tu sĩ & phật tử dưới góc độ bảo hiểm học có lẽ khá thú vị. Xét khái quát, giới tu sĩ và phật tử sống trong giới luật và theo một giáo lý trong đó chỉ ý nghĩ bất chính cũng xem là tội, không được vọng tâm vọng ngữ, chuộng hòa bình và thân ái với hết thảy; có chế độ ăn uống sạch và thuần thực vật, sinh hoạt điều độ và đầy niềm vui... Vậy thì hệ số bảo hiểm của họ cao hay thấp?
Không ai nói rằng tu sĩ và Phật tử được miễn trừ thiên tai địch họa, bệnh tật hay tai nạn giao thông, nhưng chắc chắn hệ số bảo hiểm của họ cao hơn hẳn so với các nhóm cộng đồng vì những lẽ như đã nói: không hiếu chiến, nhẫn nhịn, điều độ và hòa ái. Trong một tình huống cụ thể có khả năng dẫn đến xung đột, người có Đạo (Phật) nếu chuyên tu và tinh tấn, hẳn giảm khả năng vào xung đột hơn do với người ấy đánh đấm là chuyện thậm chí không được nghĩ đến.
Cũng có thể nói chút đến chuyện ăn uống đang thời sự: chính chế độ ăn chay cũng giúp hệ số bảo hiểm người con Phật tăng thêm vì tránh được mối họa thực phẩm bẩn và nhiễm mầm bệnh đang hoành hành.
Lại về tài chính, sức khỏe tinh thần... cũng nghiêng tốt về phái người tu.
Sơ qua, bạn thấy tu có lọi không?
Công Nguyễn
- Khánh Hòa: Trao bằng công nhận cây di sản tại chùa Thiên Tứ Quảng Ấn
- Bất bình đẳng tôn giáo trong thông tư của Bộ Tài chính về quản lý tiền công đức TT. Thích Nhật Từ
- GHPGVN góp ý về Dự thảo Thông tư Bộ Tài chính liên quan đến quản lý, thu chi tiền công đức Admin
- Làm sao để vượt qua cảm giác bất an? Thầy Viên Minh
- Tinh thần chấn hưng Phật giáo của Hòa thượng Bích Liên - Thích Trí Hải Thích nữ Lệ Nhiên
- Đi tu có phải một nghề? Hồng Minh (Báo Pháp luật và Thời đại)
- Phỏng vấn TT. Thích Nhật Từ về ăn mặn, uống rượu, trang phục tùy tiện và phát ngôn bừa bãi Xuân Hoa (Báo Pháp luật và Thời đại)
- Thực Trạng Tín Đồ Phật Giáo Hiện Nay Trương Hoàng Minh
- Sinh hoạt Phật giáo Minh Mẫn
- Ai giết chùa Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
- Chùa chết Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
- Sự Thăng Trầm Của Phật Giáo Việt Nam Trương Hoàng Minh
- 26 Ảnh Những Ngôi Chùa Nổi Tiếng Việt Nam Võ Văn Tường
- 19 Ảnh Phật Giáo Việt Nam và Vấn Đề Bảo Vệ Môi Trường Võ Văn Tường
- Một Cách Để Đi Vào Đời Thích Quang Hướng
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)