Đôi dòng suy nghĩ của CLB Tuổi Trẻ Giác Tuệ - Dresden - Đức quốc về dự án Nghĩa trang Phật Giáo
Thử hỏi, nếu không có một phần đất cho những linh hồn người Việt sẽ già đi, sẽ vĩnh viễn nằm xuống, tất cả đều quay trở lại quê hương, xa con, xa cháu, xa rời vĩnh viễn với những thế hệ tiếp theo, thì con cái của chúng ta phải chăng sẽ mãi mãi chẳng ý thức được mình là ai, mình từ đâu tới, tại sao mình lại sinh ra và lớn lên ở xứ này?
Các bạn ơi,
Mẹ tôi thường nói với tôi, người xưa có dạy rằng: "Sống vì mồ vì mả, không ai sống vì cả bát cơm đầy", lúc còn nhỏ dại, tôi chưa thấm nhuần lời mẹ nhắc nhở, nhưng khi lớn khôn hơn nhiều và đặc biệt lại theo cha mẹ sống cuộc đời viễn xứ, tôi chợt suy ngẫm hơn bao giờ trước lời mẹ tôi từng nhắc nhở.
Chính bởi lẽ đó, khi biết Trung tâm văn hoá Phật Giáo sau một thời gian dài dùng tâm huyết miệt mài để thuyết phục thành phố cấp đất và chính thức tiến hành việc xây dựng một nghĩa trang đầu tiên cho Phật tử cùng những người yêu mến đạo Phật tại thành phố Dresden, khiến cho lớp trẻ chúng tôi rất vui mừng, biết ơn cùng trân trọng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các cô chú trong ba năm ròng rã.
Có rất nhiều tranh luận phức tạp được đặt ra đối với dự án nghĩa trang này, người nhìn theo kiểu phiếnn diện thì cho rằng Trung tâm đang trục lợi, đang buôn bán trao đổi các giá trị tâm linh, người có thiện cảm sẽ thường hỏi rằng: tại sao cứ phải đặt tên là nghĩa trang Phật giáo, đặt một cái tên đậm chất tôn giáo như vậy thì liệu những người Việt không tín ngưỡng sau này có được phép an nghỉ trên mảnh đất đó không?
Tất cả những câu hỏi được đặt ra và cũng đã được các cô bác trong ban dự án trả lời rất rõ ràng, tường tận trong một diễn đàn về công việc xây dựng nghĩa trang hồi đầu tháng 2/2015.
Điều tuổi trẻ chúng tôi sinh sống chính tại nơi đây quan tâm đến dự án nghĩa trang không phải bằng cái nhìn phức tạp như thế hệ cha anh đi trước. Chúng tôi đối với dự án bằng một trái tim biết ơn và một sự cảm phục không thể nói hết thành lời.
Cảm ơn các bác, các cô, các chú... cảm ơn sự nhiệt thành của thế hệ đi trước muốn nối dài sợi dây gắn kết cội nguồn cho thế hệ chúng tôi, thế hệ con, cháu cùng lớp lớp con cái người Việt như cây non đang sinh trưởng trên mảnh đất này. Từ nghĩa trang đó, mãi về sau, khi lớp người cha anh đi trước nằm xuống, chúng tôi vẫn còn cơ hội nói với con cháu mình khi chúng có hỏi tại sao chúng lại được sinh ra trên đất này, tại sao chúng nói thứ ngôn ngữ này, tại sao màu da mái tóc chúng không giống người bản địa....bởi vì chúng ta có cội có nguồn, có một lớp người đi trước bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ đấu tranh sinh tồn để cho chúng ta một quê hương mới, một cuộc sống mới tốt đẹp hơn, văn minh hơn...
Chúng tôi được phép tự hào và biết ơn khi đưa con cháu ra thăm phần mộ ông bà đã khuất, chỉ vào những tấm bia mộ rồi nói với chúng tất cả về quá khứ có thấm bao mồ hôi, nước mắt của cả một thế hệ đã hy sinh rất nhiều vì con, vì cháu.
Thử hỏi, nếu không có một phần đất cho những linh hồn người Việt sẽ già đi, sẽ vĩnh viễn nằm xuống, tất cả đều quay trở lại quê hương, xa con, xa cháu, xa rời vĩnh viễn với những thế hệ tiếp theo, thì con cái của chúng ta phải chăng sẽ mãi mãi chẳng ý thức được mình là ai, mình từ đâu tới, tại sao mình lại sinh ra và lớn lên ở xứ này?
Có rất nhiều bài báo viết về những đứa trẻ được đưa đi khỏi đất mẹ Việt Nam trong chiến dịch Babylift năm 1975 của Mỹ, khi quân đội họ rút hoàn toàn khỏi niềm Nam Việt Nam. Những đứa trẻ khi đó còn rất nhỏ, có những cô bé cậu bé chỉ vừa mới ra đời được một vài tháng, hầu hết là những đứa trẻ bị bỏ rơi, nhưng ba mươi năm sau, họ trưởng thành, họ vẫn trở về và liên tục tìm kiếm gốc gác của bản thân, mặc dù biển người thì rộng lớn, thông tin trải qua bao năm tháng cũng vơi cạn đi dần, nhưng họ vẫn không ngừng nỗ lực....
Khi đọc những bài báo như thế, phần lớn tôi đều liên tưởng đến thế hệ con cháu chúng tôi sau này. Thiết nghĩ, chúng ta có tổ có tông, có gốc có rễ, có cội có nguồn, vậy thì chẳng có lý do gì lại từ chối cơ hội không cho con Lạc cháu Hồng phát huy truyền thống hiếu đạo của cha ông đi trước.
Có thể vẫn có nhiều người chọn trở lại quê hương, chọn được nằm xuống bên cạnh những người thân đã khuất của mình. Nhưng thế hệ chúng tôi chọn nơi này để lớn lên, để làm việc và sinh tồn, cũng vẫn sẽ chọn nơi này làm nơi an nghỉ, vì không muốn làm khó dễ con cháu mình, càng không muốn quanh năm hương lạnh khói tàn, không ai hỏi han chăm sóc cho phần mộ.
Chúng tôi cũng hiểu, người ta sống không phải chỉ để nghĩ về cái chết. Chỉ tiếc thời gian thoi đưa ngang cửa, mười lăm hai mươi năm nữa, những lớp người như cha mẹ chúng tôi đều sẽ phải thay nhau nằm xuống, phận làm con, nghĩ về đạo hiếu ngàn đời, dù sống hay đã khuất vẫn muốn gần bên cha mẹ. Chính vì thế, dự án nghĩa trang cứu nguy cho suy nghĩ của lớp người chúng tôi sau vài chục năm tới, khi cha già mẹ héo.
Không cảm ơn sao được khi lớp người đi trước đấu tranh và lo lắng cho tất cả những thế hệ đi sau, không xúc động sao được khi họ nói cũng là họ đang chuẩn bị cho chính họ, thực chất họ chỉ đang trực tiếp giảm bớt gánh nặng cho tất cả chúng tôi và không chung tay sao được khi chúng tôi đang hưởng lợi từ chính những nỗ lực không ngừng không nghỉ ấy.
Được sự đồng ý từ các bạn khác trong ban điều hành, câu lạc bộ tuổi trẻ Giác Tuệ chúng tôi ủng hộ bằng tất cả sức người và sức của mà chúng tôi hiện có, cụ thể chúng tôi xin đóng góp 1000€ cho dự án xây dựng nghĩa trang và phát nguyện đóng góp công ích khi ban dự án cần đến sức trẻ chúng tôi.
Đôi dòng chúng tôi viết, xin tri ân công đức âm thầm của biết bao người, vì có sự nhiệt thành ấy, sau này con cháu chúng ta, ít nhất có một ngày như Totensonntag (Tảo mộ) sẽ đến đứng trước linh vị của tiền nhân để bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc, đốt nén hương thơm tưởng nhớ về những người quá cố!
Xin kêu gọi sự phát nguyện của các bạn trẻ, các bạn hãy chung tay với chúng tôi để cùng cha anh xây dựng nơi đi về sau này cho bao lớp thế hệ người Việt sinh sống trên mảnh đất này!
- Bản sắc hóa và quốc tế hóa vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Nhật Từ
- Khánh Hòa: Trao bằng công nhận cây di sản tại chùa Thiên Tứ Quảng Ấn
- Bất bình đẳng tôn giáo trong thông tư của Bộ Tài chính về quản lý tiền công đức TT. Thích Nhật Từ
- GHPGVN góp ý về Dự thảo Thông tư Bộ Tài chính liên quan đến quản lý, thu chi tiền công đức Admin
- Làm sao để vượt qua cảm giác bất an? Thầy Viên Minh
- Sống chánh niệm, chết chánh niệm - Làng Mai từ một góc nhìn Ly Hoàng Ly
- Trở về đạo Phật nguyên chất để phụng sự nhân sinh Thích Nhật Từ
- Âm nhạc mừng xuân Di Lặc với những nốt lặng khiêm tốn Dương Kinh Thành
- Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam TT. Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM
- Nhu cầu và giải pháp cho việc truyền bá Phật Pháp đến vùng sâu vùng xa SC. Đồng Hoà
- Văn hóa báo chí Minh Mẫn
- Suy nghĩ về Quyết định xử lý kỷ luật đối với ĐĐ. Thích Giác Nhàn Linh Thuần (PhatTuVietNam.net)
- Một lễ hiến xác cho khoa học đông nhất từ trước đến nay Giác Hạnh Hoa
- Có Một Lễ Cưới Như Thế Giác Hạnh Hoa
- Lễ Hằng thuận đôi uyên ương Vũ Khánh và Kim Ngân Giác Hạnh Hoa - Bá Cường
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)