Thư của người mới đến cổng chùa: Cảm nhận trước kỳ thi tuyển sinh của HV PGVN tại TP. HCM

Con ước gì tất cả 793 thí sinh này đều trúng tuyển, con ước là ước vậy thôi chứ đã thi thì phải có người đậu, người rớt thế mới gọi là thi chứ. Nhưng con vẫn mong, vẫn mơ ước, vẫn kỳ vọng tất cả sẽ thi đậu và con còn có tham vọng là tất cả hễ những ai là Tu sĩ thì tối thiểu cũng phải có văn bằng Cử nhân Phật học còn lại là trên đại học thì càng tốt nữa.
Kính Bạch ! Các Sư Thầy; Các sư Cô
Vậy là còn mấy ngày nữa các Thầy, các Cô là những Tăng Ni sinh đi thi để vào học tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP- HCM. Ngoài đời chúng con gọi là đi thi đại học.
Con không hiểu các Thầy, Cô có hồi hộp, lo âu, căng thẳng đến mất ăn, mầt ngủ như người phàm tục chúng con không nhỉ ? Các Thầy, các Cô có ôn bài miệt mài ngày đêm không ?
Những sĩ tử ngoài đời (đại đa số) ôn bài còn có ba mẹ lo cho từng ly, từng tí cơm bưng, nước rót, không phải đụng đến bất cứ công việc gì chỉ có việc ôn bài và kết quả làm sao là phải thi đậu ngay từ năm đầu.
Còn các Thầy, Cô có được ai chăm sóc không ? Có phải làm phận sự nhiều trong những ngày ôn thi không ?
Những sĩ tử ngoài đời ngày nay đi thi được ba mẹ đưa đi và ba mẹ ngồi ngoài cổng trường cùng dầm mưa hay dãi nằng chờ con thi. Con ngồi trong phòng thi thì ở ngoài ba mẹ cũng hồi hộp, lo âu, đếm từng phút, từng giây. Hết giờ thi thì lại ngóng từ xa xem nét mặt con vui hay con ỉu xùi. Con vui thì ba mẹ cũng vui theo, con ỉu xìu thì ba mẹ cũng như tầu lá héo.
Còn các Thầy, Cô thì chắc chắn là không có ba mẹ nào đưa đi thi cả rồi.
Các sĩ tử ngoài đời khi đi thi còn có rất nhiều người quan tâm, nào là những bữa cơm từ thiện mang đưa tận tay các sĩ tử, những nhà trọ miễn phí, những thanh niên tình nguyện tư vấn, đón rước…
Còn các Thầy, Cô từ xa về thì ở đâu nhỉ ? có ai nấu cơm cho các Thầy, Cô ăn không ?
Chúng con đi thi khi bí quá chỉ mong được ai cho quay cóp hay có phao thì không còn gì bằng, chép ngay.
Còn các Thầy, Cô có quay, cop như chúng con không nhỉ ? Chắc là không dám rồi.
Làm được bài thì chúng con vui lắm mà không làm được bài khi về nhà thì không gian trong ngôi nhà như không còn oxy ấy. Đã có biết bao nhiêu sĩ tử ngoài đời đã không làm chủ được bản thân khi kết quả thi đại học bị rớt, có bao nhiêu bạn đã thấy như cách cửa cuộc đời bị đóng sập lại cộng với áp lực gia đình do thiếu sự cảm thông, chia sẻ của ba mẹ, anh chị em, bạn bè từ đó đã bị trầm cảm, chán đời, tuyệt vọng… để lại bao hậu quả đáng tiếc cho bản thân và gia đình.
Còn các Thầy Cô ! con chắc cũng vui, cũng buồn thôi( vì các Thầy Cô cũng là con người mà, đâu cứ là người xuất gia là trở thành Thánh được đâu) nhưng vui buồn của các Thầy Cô nhanh chóng được gió cuốn đi vì các Thầy Cô đã thực tập Bát Chánh Đạo rồi.
Ngày tựu trường những sĩ tử ngoài đời chúng con vui, buồn, lo âu lẫn lộn( dĩ nhiên là vui nhiều hơn). Nhà giầu thì vui nhiều lắm, nhà nghèo thì vui cũng nhiều mà lo âu cũng nhiều …
Còn các Thầy Cô chắc là cũng vui nhưng lo cũng nhiều vì vừa phải học vừa phải làm tròn bổn phận ở chùa lại vừa phải tu tập nữa.
Khi vào học rồi, chúng con toàn phải thi những môn vấn đáp, bọn con láu cá lắm cứ canh chừng lựa Thầy chấm thi nới tay (dễ, không khắt khe) một chút mới mang bài lên, có khi làm xong rồi hay còn một chút nữa mới xong cũng tìm cách ráng chờ còn Thầy chấm bài khó tính (khét tiếng) là đẩy cho mấy tay học giỏi( chúng con thông đồng với nhau là ai học giỏi thì phải như thế).
Ngày tốt nghiệp người ngoài đời chúng con xúng xính trong bộ quần áo lễ với những bó hoa và những lời chúc mừng của người thân, bạn bè chúc tụng rồi nhà giầu hay nghèo gì thì cũng là những bữa tiệc hay ly cà phê, que kem, trái sấu, trái cóc… chúc tụng, ăn mừng.
***
793 thí sinh đăng ký dự thi trong đó có 259 là quý Sư cô. Tuổi đời các Thầy Cô còn rất trẻ lớn nhất sinh năm 1970 (có một hay hai người gì đó) còn trẻ nhất là 1993. Tất cả các thì sinh dự thi ai cũng bắt buộc phải có trình độ ngoại ngữ nhưng sao Hán văn lại đông thế ? mà Anh Văn chỉ có 166 người, còn tiếng Pali thì chỉ có 6 người thôi ? như vậy là các Tăng Ni sinh nếu muốn nghiên cứu kinh sách thì toàn phải là phụ thuộc vào sách Hán văn thôi sao ?
Mới chỉ có một Học viện TP- HCM thôi mà khóa X đã có tới 793 thí sinh dự thi, nếu Học viện ở Huế và Hà Nội mỗi trường có khoảng 60% so với tp- HCM nữa thì trong cả nước năm nay có khoảng gần 2000 Tăng Ni sinh dự thi đại học. Ôi thật là vui thích quá. Thế là cái ý nghĩ của đại đa số mọi người ngoài cứ nghĩ là những ai đi tu toàn là những người chán đời, thất tình, thất học hay có vấn đề về cái đầu mới đi tu, hay đi tu thì cần gì phải học cao, cứ ngồi mà tu cho mình là được rồi, việc gì phải dấn thân nghiên cứu, giảng bài, giảng đạo, hoằng pháp… làm gì.
Khi con xem danh sách cứ nghĩ là khoảng 200 hay 300 người là hết thế mà thấy cứ dài, dài mãi làm con ngạc nhiên quá. Đi tu thích thật đấy, cũng được đi thi đại học nữa mới sướng chứ.
Nhưng nếu so với 40,000 Tu sĩ Phật giáo trong cả nước và so với mức độ đào tạo hàng năm thì con số này cũng vẫn còn là khá khiêm tốn. Còn nếu so với 70-80% dân số Việt Nam đã là Phật tử hay có cảm tình và gần gũi với đạo Phật thì lại quá nhỏ, nhỏ lắm.
Tại sao đi tu mà vẫn phải học, học càng nhiều, càng cao, càng có kiến thức Thế học, Phật học càng nhiều càng tốt chắc là mọi người hiểu hơn con rồi.
Chúng ta hãy nghe lại những câu nói của Viện trưởng Hiệu trưởng HV Phật giáo VN tại TP.HCM. HT.TS. Thích Trí Quảng tại buổi tổng kết Hội thảo khoa học: 50 năm phong trào Phật giáo ở miền Nam (1963-2013) thì sẽ thấy mức độ cấp bách và trách nhiệm người Tu sĩ phải học đến như thế nào nhé:
Câu thứ nhất “… Có Chùa, có Tăng Ni mà không học thì cũng bằng không (thậm trí là phá đạo)”...
Câu thứ hai: “… Nếu Tăng Ni trong cả nước không chịu nghiên cứu để đạo Phật phục vụ được nhu cầu đòi hỏi của xã hội thì nói đến sự tồn tại đã khó chứ đừng nói đến sự phát triển…”.
Vậy là con ước gì tất cả 793 thí sinh này đều trúng tuyển, con ước là ước vậy thôi chứ đã thi thì phải có người đậu, người rớt thế mới gọi là thi chứ. Nhưng con vẫn mong, vẫn mơ ước, vẫn kỳ vọng tất cả sẽ thi đậu và con còn có tham vọng là tất cả hễ những ai là Tu sĩ thì tối thiểu cũng phải có văn bằng Cử nhân Phật học còn lại là trên đại học thì càng tốt nữa.
Là Phật tử hay chưa là Phật tử thì chúng con có quyền mong ước và kỳ vọng như thế nhưng tránh nhiệm và bổn phận người Phật tử cũng phải tương xứng với những mong ước như vậy thì Phật giáo Việt Nam mới tồn tại và phát triển.
Con cũng ước gì nếu kiếp sau còn được làm người và được là Tu Sĩ đi thi tuyển vào Học Viện Phật giáo và được học tập trong ngôi trường này!
Cuối cùng con kính chúc các Thầy, các Cô thi tốt nhé !
Thầy, Cô hãy cố lên !
Sài Gòn tháng 7 năm 2013
Giác Hạnh Hoa
- Bản sắc hóa và quốc tế hóa vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Nhật Từ
- Khánh Hòa: Trao bằng công nhận cây di sản tại chùa Thiên Tứ Quảng Ấn
- Bất bình đẳng tôn giáo trong thông tư của Bộ Tài chính về quản lý tiền công đức TT. Thích Nhật Từ
- GHPGVN góp ý về Dự thảo Thông tư Bộ Tài chính liên quan đến quản lý, thu chi tiền công đức Admin
- Làm sao để vượt qua cảm giác bất an? Thầy Viên Minh
- Sẽ phục dựng đại Quốc tự triều Lý? Phạm Mỹ
- Ấn tượng lễ truyền đăng Làng Mai Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
- Loay hoay tìm cách quản lý tiền công đức Tùng Nguyên
- Giới trẻ lên chùa học đạo pháp Lưu Hường/Báo VOV
- Góc nhìn người Phật tử: Hội thảo khoa học: 50 năm phong trào Phật giáo ở Miền Nam (1963-2013) Giác Hạnh Hoa
- Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm: Tiền chùa là tiền “sợ” nhất! Tuệ Khanh - (thực hiện)
- Tưởng niệm 50 năm Bồ tát Thích Quảng Đức Minh Mẫn
- 50 Năm Phật Giáo Việt Nam: Bài Học Trải Nghiệm Huỳnh Kim Quang
- Bình Dương: 2557 liên đăng chào mừng đại lễ Phật đản sinh Thực hiện: Hoài Nam - Y Tâm - Ảnh: Tấn Phát
- Hãy trở về chiếc áo Lam đúng nghĩa Chánh Tâm
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Chùa Giác Ngộ: Khoá tu Thiền Tứ Niệm Xứ - lần thứ 23 (15-07-2018)
- Chùa Giác Ngộ : Khóa tu Ngày an lạc và Tuổi trẻ hướng Phật lần thứ 48
- Khóa tu ‘’Búp sen từ bi’’ lần thứ 18 Chùa Giác Ngộ
- Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 21 (17-06-2018)
- TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng tại khóa tu Thiền lần thứ 21
- Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 20(03-06-2018)
- Chùa Giác Ngộ : Khóa tu Ngày an lạc và Tuổi trẻ hướng Phật lần thứ 45
- Chùa Giác Ngộ: Ngày Tu Tập Thứ 5 Khóa Tu ‘’Xuất Gia Gieo Duyên’’ Lần Thứ 3
- Chùa Giác Ngộ: Ngày Tu Tập Thứ Tư Khóa Tu ‘’xuất Gia Gieo Duyên’’ Lần Thứ 3
- Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 18 - 06-05-2018
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)