Hai chiều hành hương ở hai miền đất nước

Đã đọc: 5655           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đoàn hành hương chùa Giác Ngộ mồng 2 tết hàng năm thực sự là một đoàn hành hương vừa đi lễ Phật, đi chiêm ngưỡng cảnh đẹp ở các chùa vừa đi cúng dường là chính, cúng dường là một phước báu lớn, nhất là vào đầu năm.

Vậy là chuyến hành hương về các tỉnh miền Tây của chùa Giác Ngộ đã hoàn thành viên mãn. 17 xe 45 chỗ ngồi, 3 xe 25 chỗ, chưa kể gần chục xe hơi 12 chỗ 7 và 4 chỗ ngồi của các gia đình Phật tử đi theo, làm cho cuộc hành hương rầm rộ lên tới gần 1000 người do TT. Thích Nhật Từ làm trưởng đoàn vào một ngày đầu năm mồng 2 tết.

Khó có ngôi chùa nào ở miền Tây có một giảng đường, hay nơi chánh điện chứa hết gần 1000 người. Vì vậy trong 10 chùa mà đoàn hành hương đã đi thì cũng chỉ có giảng đường chứa được đến 300 người là hết, còn lại đành đứng ở phía ngoài, bên dưới. Không phải là mọi người muốn vào giảng đường nơi chính điện chỉ để lậy Phật (vì lậy Phật thì ở bên ngoài trong, trên dưới gì lậy cũng được) mà là muốn được nghe rõ hơn các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao về Rắn và những triết lý sâu sắc của nó.

Nghĩ đến Rắn ai mà không sợ, rắn bằng nhựa, rắn chết rồi nhìn cũng muốn toát cả mồ hôi. Ấy thế mà Thượng Tọa lại sáng tác ra một bài về triết lý sâu sắc liên quan đến Rắn. Có tới 30 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về Rắn. TT đã chọn những câu thành ngữ về Rắn liên tưởng đến cuộc sống hàng ngày, để khi đến  chiêm bái mỗi chùa Thầy giảng một đến hai câu đã làm cho các Phật tử say mê đến thế. Ai cũng muốn xe mình được đến trước để có cơ hội có chỗ được ngồi trong chánh điện nghe Thầy nói.

Năm nào cũng vậy, cứ mồng 2 về, dù cho ai bận rộn thế nào thì cũng muốn giành chọn ngày để được đi lễ đủ 10 chùa, năm thì thì đi miền Đông, năm đi miền Tây. Năm nay ai cũng nghĩ chùa đang san ủi để chuẩn bị cho xây dựng lại, thì sẽ rất ít người đi, nhưng thực sự thì vẫn đông đến thế. Một ngôi chùa bé nhỏ diện tích chỉ có khoảng 700 m2, không có viết sớ, không có cầu an, giải sao, giải hạn, không có xem sao, xem quẻ… Bài kinh tụng sáng mồng một tết là bài kinh Từ Tâm và Phước Đức, Kinh Người áo Trắng .

Trong kinh Phước Đức, Đức Phật đã chỉ dậy mười phương pháp nuôi lớn phước đức lớn nhất của đời người(10 phương pháp này có trong kinh Từ Tâm và Phước Đức)

 “ Ai sống được như thế

Đi đâu cũng an toàn,

Tới đâu cũng vững mạnh

Phước đức của tự thân”.

Trong kinh Người áo Trắng Đức Phật dậy các đệ tử năm điều xa lìa: Xa lìa sự giết hại; xa lìa sự không cho mà lấy; xa lìa ngoại tình; xa lìa nói dối;Xa lìa rượu …Nếu người nào làm được như thế thì tự thân đã an lạc rồi, đâu phải cầu xin gì nữa.

Trong khi đoàn hành hương của người bạn tôi ở phía Bắc tại Hà Nội cũng ngày đầu năm, trên tay bạn tôi và cả đoàn gần 50 người ai cũng có một bài văn khấn do Phật tử in mang tới để ở chùa và bán với giá khoảng 2 đến 5 ngàn đồng. Nội dung bài văn khấn nếu để thuộc mà khấn, không bỏ sót một chữ chắc phải học mất cả ngày.

"Con niệm nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời mười phương Phật chư Phật mười phương, con lạy Thường trụ tam bảo, đức vua cha Ngọc hoàng đệ nhất đế đình, Đức vua cha Bắc hài động đình, Tam tòa đức tiên thiên thánh mẫu, cá Quan đại vương Trần triều Linh Từ Kiếp Bạc, Nhị vị Vương Bà, Nhị vị vương cô, Tứ vị hoàng tử Trần triều Linh Từ Kiếp bạc, Nhị vị vương bà, Tứ phủ ông hoàng. Con lạy mười hai cô Sơn Lâm Sơn trang trên ngàn dưới thác, Tứ phủ Tháng cậu cậu cả (hai chữ cậu), câu đôi, cậu ba, cậu bé, cô bé bản đền. Con lạy năm dinh quan lớn, mười dinh các quan, ngũ hổ thấn tướng, Quan thanh xà, Quan bạch xà, Thành hoàng bản thổ, Quan thần long mạch chứng minh cho gia đình con hôm nay là ngày...tháng... v.v”

 Nếu không tự thân nuôi lớn và tích góp phước đức mà chỉ cần học thuộc, hay cầm cả bài văn khấn này mà làm cho tâm thanh thản, cho thân tâm an lạc, cho dứt trừ khỏi khổ đau thì ai in bài văn khấn này cần phải bỏ các câu có liên quan đến Phật, đến Tam bảo ra. Phật đâu chứng cho những ai cứ sát sinh, cứ, trộm cắp, cứ bất hiếu, cứ vô cảm, cứ bủn xỉn, cứ chỉ lo cho mình, mặc kệ mọi người, chẳng cần phải chia sẻ, yêu thương ai, không cần phải có trách nhiệm với ai… rồi cứ cầu xin Ngọc Hoàng, thượng đế, Đức vua, nhị vị, tứ phủ… gì gì đó mà xin cho giầu sang phú quí, cho tiền vào như nước, cho tiền ra nhỏ giọt, cho danh, cho tình, cho quan tước, cho bổng lộc, cho sống lâu, cho mạnh khỏe, cho tâm an lạc…

Thật là buồn nếu như trên tay hàng ngàn người đang hành hương về với Yên Tử, về với Phật hoàng Trần Nhân Tông mà cũng có bài văn khấn này, chắc Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng đau lòng lắm nói chi đến Đức Phật đã mất 49 năm giảng đạo với vài chục ngàn bài kinh.

 Suốt dọc đường hành hương về Yên Tử, cũng có không biết bao nhiêu chỗ đổi tiền lẻ (tiền 500 đ và 1000 đến 2000 đồng) để rồi những người hành hương mang tiền phủ kín chân tượng an Kỳ Sinh, tiền thật, tiền vàng mã lẫn lộn để dày lớp lớp trên bàn Tam Bảo, chỗ nào cũng có tiền, tiền được nhét đầy vào  tay các bức tượng, nhiều người sợ gió bay, lấy cả gạch đè lên. Tiền lẻ có lẽ của cả nước đang dồn về Yên Tử và chùa Hương hay sao ấy. Chỉ khổ các tượng cứ phải cầm tiền, kể cả tương Phật cũng phải cầm tiền cũng may mà tới 90% là tiến mới tinh cho nên cũng sạch, không bị thấm đầy mùi tanh hôi của cá, thịt…   

Trên đường đi lên chùa Đồng người ta còn bán cả phở bò, phở heo, phở gà, thịt bò thịt heo gà luộc treo đầy cửa quán. Người ăn tấp lập. Còn tại chùa Hương người ta đã và đang hoàn thiện một dãy quán chuẩn bị bán thịt thú rừng thật và thịt thú rừng giả, bia, rượu đang được tấp lập chở về xem ra năm nay hoành tráng hơn cả các năm trước.

Trong khi đoàn hành hương của chùa Giác Ngộ tại TP. HCM và tất cả các đoàn khác khi  đi đến các chùa đều được tiếp đón bằng món ăn chay đơn giản, nhưng lại rất ngon miệng. Ai ăn cũng khen ngon, ngay đến cả những em bé đi theo chúng cũng cố gắng chọn một ngày để ăn chay theo cha mẹ. Điều đặc biệt là không có ngôi chùa nào đốt vàng mã, cũng không có ai trong một ngàn người  mang vàng mã đi để dâng cúng, ngoài việc chỉ có một lư hương rất lớn để ở ngoài sân, còn trong chính điện thì không ai đốt nhang vì vậy mà không có khói hương làm cho mọi người phải chảy nước mắt cả. Đoàn hành hương chùa Giác Ngộ mồng 2 tết hàng năm thực sự là một đoàn hành hương vừa đi lễ Phật, đi chiêm ngưỡng cảnh đẹp ở các chùa vừa đi cúng dường là chính, cúng dường là một phước báu lớn, nhất là vào đầu năm. Do đó, không có ai phải cần một lời cầu xin nào nữa hết mà tâm đã an lạc rồi. Thật ngưỡng mộ chú bé trong tấm hình trên, tên là Phước Trí mới ba tuổi, chưa biết chữ, nhưng đã thuộc bài khai kinh. Tin chắc rằng khi lớn lên bé sẽ là một người con sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Thế mới biết ở nơi đâu, người hành hương, người Phật tử được nghe pháp, nơi đó thật sự được thấy Phật đang ở trong tâm, đang ở quanh ta mà không cần phải xin.

Hai chiều hành hương ở hai miền của đất nước, nhưng sao thấy vừa vui lại vừa  buồn phiền và cứ ước gì, cứ giá như, giá như…cứ ước mơ có những nhà nhà hoằng pháp, những Hòa Thượng, những Thượng Tọa, Đại Đức hoằng pháp, không biết mệt mỏi, không ngại gian khổ, như những Hòa Thượng, Thượng tọa ở trong này. Cứ ước mơ GHPGVN có một chiến lược gì đó để những chuyến hành hương thực sự mang lại những điều an lạc trong tâm những người đi hành hương ở hai lễ hội lớn nhất của cả nước này.

 

Sài Gòn   tháng  1  năm Qúy  Tỵ

Giác Hạnh Hoa

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập