Bắc Ninh: 2 pho tượng cổ được công nhận “Bảo vật quốc gia”

Đã đọc: 3004           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

2 trong số 3 cổ vật tỉnh Bắc Ninh được lập hồ sơ đề nghị công nhận là “Bảo vật quốc gia” gồm: Tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp và Tượng A Di Đà của chùa Phật Tích, đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký quyết định công nhận.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Duy Nhất - Giám đốc Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh - cho biết, thông tin mới nhất tỉnh Bắc Ninh nhận được là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã thay Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định về việc công nhận Bảo vật quốc gia đợt 1 cho 30 hiện vật, nhóm hiện vật, trong đó có 2 bảo vật tại tỉnh Bắc Ninh gồm: Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay (thời Lê Trung Hưng, hiện lưu giữ tại chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) và tượng Phật A Di Đà (thời Lý), hiện lưu giữ tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du (Bắc Ninh).

Trước đó, trong đợt lập hồ sơ đề cử đầu tiên, tỉnh Bắc Ninh quyết định đề cử 3 cổ vật đặc sắc nhất gồm 2 cổ vật trên và Cột đá chùa Dạm, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh. 

 

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay nổi tiếng tại chùa Bút Tháp.

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay tại chùa Bút Tháp do nhà điêu khắc họ Trương tạc năm 1656. Tượng cao 3,7 m, cánh tay xa nhất dài 200 cm. Tượng có 11 đầu, 42 tay lớn và 952 tay dài ngắn khác nhau. Đầu rồng đội tòa sen cao 30 cm, bệ tượng cao 54 cm. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng - nghệ thuật làm nổi bật triết lý nhà Phật bằng ngôn ngữ tạo hình hàm súc.

Tượng A Di Đà tại chùa Phật Tích được tạc bằng đá. Theo văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì năm 1057 (niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ tư), vua nhà Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lan Kha bên trong tôn trí pho tượng Phật cao sáu thước. Đây là pho tượng được phong là pho tượng Phật xưa nhất được xác định niên đại của Việt Nam. Pho tượng cao 1,86 m, tính cả phần bệ thì đạt 2,69 m.

 

Tượng A Di Đà tại chùa Phật Tích.

Tượng A Di Đà xưa được thếp vàng. Tượng ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen úp và ngửa. Trong mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn. Dưới tòa sen là một con sư tử đội lên, tượng trưng cho Phật lực quy phục được cả mãnh thú. Trang trí chân bệ là hình rồng, sóng, mây, lửa...

Trong nhóm 5 bảo vật quốc gia Phật giáo được công nhận đợt 1, ngoài 2 cổ vật nói trên còn có 3 bảo vật khác hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM và Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng gồm: Tượng Phật Đồng Dương, Tượng Bồ tát Quán âm Tara, Tượng Phật Lợi Mỹ.

Ông Nhất cho biết, sau khi nhận được danh hiệu đặc biệt cho 2 pho tượng cổ, Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh sẽ đề nghị lên các cấp công nhận danh hiệu di tích quốc gia đặc biệt với 2 bảo vật quốc gia này.

Nguồn: Dân Trí

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập