Ngộ nhận về loài cây thiêng trên đất Huế

Đã đọc: 4090           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nhiều người cứ tưởng những cây lâm vồ vốn rất phổ biến và lâu đời ở Việt Nam nói chung, ở Huế nói riêng, là loài bồ đề gắn liền với Phật tích thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ. Do vậy, để giúp mọi người dễ phân biệt, xin gọi cây bồ đề là “bồ đề Ấn Độ” còn lâm vồ là “bồ đề Việt Nam”.

Cây bồ đề Ấn Độ đầu tiên đến đất Huế nay đã được 73 năm, phát triển xanh tươi toả bóng cả sân chùa Từ Đàm. Tấm bia đá gắn ở gốc cây bồ đề trong sân chùa cho biết: “Cây bồ đề này có nguồn gốc từ cây bồ đề chính tại Ấn Độ, nơi Đức Phật Thích Ca chứng thành đạo quả vô thượng giác. Thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, thời vua Asoka, thái tử Mahinda (con vua Asoka) đem giống sang trồng ở Sri Lanka (Tích Lan) khi qua truyền đạo tại đây. Đại đức Narada, người Tích Lan, đã cùng với bà Karpeles trong phái đoàn Phật giáo Campuchia lấy giống từ cây bồ đề ở Tích Lan tặng hội Phật học Trung phần và trồng tại đây trong dịp sang thăm Thuận Hoá năm 1939”. Đây là khởi nguồn cho việc nhiều vị thiền sư ở các chùa Huế tiếp tục dẫn giống bồ đề từ Thái Lan, Ấn Độ... về, góp phần làm gia tăng số lượng cá thể bồ đề cho quần thể chùa Huế sau này. Tính đến nay, ngoài cây bồ đề ở chùa Từ Đàm, đã có thêm gần 20 cây đủ cỡ tuổi, trong đó khoảng một nửa đã ngấp nghé tuổi 50.

Bồ đề Ấn Độ được nhiều tài liệu trong nước gọi là đề hay đa đề (để tránh nhầm lẫn với cây bồ đề thuộc chi Styrax, họ Styracaceae), tên tiếng Trung là bồ đề thụ, tên tiếng Anh là bo tree, bodhi tree, pipal tree, tên khoa học Ficus religiosa, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Người công bố tên khoa học đã dùng tính ngữ La Tinh “religiosa” (thuộc về tôn giáo) để nhấn mạnh sự liên quan của cây với truyền thuyết Đức Phật. Cây phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, Nepal, Thái Lan.

 

Ảnh trái: Bồ đề – ficus religiosa. Ảnh phải: Lâm vồ – rumphii

Còn bồ đề Việt Nam là loài cây được trồng rất phổ biến ngoài đường phố, công viên, khuôn viên công sở, trường học, bệnh viện, bến bãi, đường làng, ngõ xóm, đền đài miếu mạo, và ở khuôn viên nhiều chùa Phật giáo... là một loài cùng chi Ficus với loài bồ đề, có ngoại hình tương tự bồ đề, nhiều tài liệu trong nước gọi là lâm vồ hay đề lâm vồ, tên tiếng Trung là tâm diệp dong, tên tiếng Anh là rumpf’s fig tree hay mock bodhi tree (giả bồ đề), tên khoa học là Ficus rumphii. Cây phân bố rộng rãi ở nhiều nước Đông Nam Á, bao gồm Bhutan, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Việt Nam. Ở Huế, lâm vồ có trước bồ đề hơn cả thế kỷ.

Do cùng chi thực vật nên hai cây có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng dễ phân biệt bằng cách dựa vào hình thái lá. Lá bồ đề có mũi kéo dài thành chuôi hình kim cong, dài 2 – 4cm, hệ gân nổi rất rõ, gồm nhiều cặp gân bên gần song song, mọc gần đối, phiến lá dày với mặt trên bóng láng, mép gợn sóng, đáy thường cắt ngang, cuống lá dài tương đương chiều dài phiến lá. Lá lâm vồ có mũi nhọn 1 – 2cm, hệ gân ít nổi rõ, các cặp gân bên thưa, mặt trên phiến lá thường không bóng láng, mép phiến lá không gợn sóng, đáy phiến lá thường hình tim, cuống lá thường ngắn hơn phiến (xem ảnh).

Bài và ảnh: Đỗ Xuân Cẩm (nguyên giảng viên đại học Nông lâm Huế)

Nguồn: SGTT.VN

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập