Bộ VHTTDL yêu cầu: Phải phục hồi nguyên trạng di tích chùa Trăm Gian

Đã đọc: 1748           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trước những sai phạm nghiêm trọng trong việc trùng tu di tích quốc gia chùa Trăm Gian, ngày 27.8, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải đã ký văn bản gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội thực hiện ngay một số biện pháp nhằm “cứu” lấy di sản vô giá này...

Theo tinh thần của công văn, những biện pháp cần làm ngay là đình chỉ việc thi công; bảo vệ toàn bộ cấu kiện gỗ, chân tảng, ngói lợp cũ của nhà Tổ, gác Khánh và đá bậc cấp cũ trước sân tiền đường; nhanh chóng xây dựng phương án phục hồi nguyên trạng nhà Tổ, gác Khánh và đá bậc cấp cũ trước sân tiền đường trên cơ sở tái sử dụng tối đa các cấu kiện cũ của công trình và thiết kế đã được thỏa thuận...

Thực trạng ở chùa Trăm Gian hiện nay theo kết luận của đoàn kiểm tra Bộ VHTTDL (gồm thanh tra và Cục Di sản văn hóa) thì  công trình nhà Tổ, gác Khánh và bậc cấp từ gác chuông lên sân tiền đường đã bị nhà chùa dỡ bỏ hoàn toàn và đang được xây mới. Nhà Tổ cơ bản đã được lợp mái, gác Khánh đã lắp dựng xong bộ khung gỗ.

Điều đáng nói là kiến trúc hai công trình trên được nhà chùa cho thi công không dựa trên thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Toàn bộ cấu kiện gỗ, ngói lợp và chân tảng cũ của nhà Tổ và gác Khánh đã bị nhà chùa loại bỏ, để chất đống phía sau chùa và không được bảo quản tốt...Như vậy, có thể hiểu, để phục hồi nguyên trạng nhà Tổ, gác Khánh thì chỉ có cách là lại dỡ bỏ hoàn toàn công trình sắp hoàn thiện này để làm lại.

Nhưng vấn đề là liệu có cứu được di sản không, khi cả “hồn lẫn cốt” của nó đã bị  người ta triệt hạ tận gốc như vậy? Cơ sở nào để phục dựng trong khi quá trình hạ giải toàn bộ công trình cũ không có lấy một nhà quản lý hay chuyên gia nào giám sát, theo đúng luật?Hay là sự phục hồi nguyên trạng sẽ chỉ dừng ở mức độ “tái sử dụng tối đa các cấu kiện cũ của công trình” để “vá víu” vào cái công trình mới toanh này?

Sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của các cơ quan quản lý từ cấp xã đến huyện, tỉnh thật đáng ngạc nhiên. Và ngạc nhiên hơn nữa là chỉ có sư trụ trì chùa Trăm Gian nhận trách nhiệm trong vụ việc này, những người khác thuộc cơ quan quản lý đều kêu “không biết” hoặc chỉ “biết mang máng”!

Phải chăng những người quản lý đã cố tình lờ đi một sự việc xâm hại nghiêm trọng đến tài sản quốc gia đang xảy ra trên địa bàn phụ trách? Hay là trình độ hiểu biết của họ quá kém để không nhận biết được rằng đó là một việc làm sai pháp luật?

Nguồn: Lao Động

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập