Phỏng vấn nhanh TT. Thích Huệ Thông: Vấn đề trẻ hóa Phật giáo tại tỉnh Bình Dương

Đã đọc: 6710           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tuổi đời ngoài ngũ tuần, tuổi đạo hơn bốn thập kỷ. Tính cách nói đi đôi với làm. . Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến có 01 vị Tăng phát biểu rất hùng hồn ( tại buổi Hội Nghị Sinh Hoạt Tu Chỉnh Hiến Chương Tiến Tới Nhiệm Kì VII GHPGVN ) với lời lẽ rắn giỏi - tính cách quyết đoán - mạnh mẽ.

 

Qua thông tin website phatgiaobinhduong, chúng tôi đọc và tìm hiểu về hiệu ứng cải cách nhân sự giáo hội tại tỉnh Bình Dương, cá nhân chúng tôi thấy rất phù hợp - vì xét thực tế thì gần giống như đường lối chủ trương của nhà nước đã ban hành.

 

Hoa Sen Gió: Kính bạch Thầy! Đại hội phật giáo tỉnh Bình Dương vừa qua có nhiều nét đổi mới, đồng thời tạo nhiều thuận duyên cho tầng lớp Tăng Ni trẻ phụng sự Đạo Pháp, xin Thầy vui lòng chia sẻ cho chúng con được biết rõ.

 

Thượng Tọa: Thích Huệ Thông: Phật giáo nói chung và Bình Dương nói riêng, nhất là trong giai đoạn phát triển bao giờ cũng mong muốn thế hệ trẻ là thế hệ kế thừa nối tiếp sự nghiệp của các bậc đi trước. Tuy nhiên vấn đề trẻ hóa Đạo Phật tại tỉnh Bình Dương - không có nghĩa là thay đổi bằng thế hệ mới hoàn toàn, Chúng tôi và quý tôn túc trong Tỉnh hội Phật giáo Tỉnh đã bàn bạc thống nhất chia ra làm 03 lớp.

1. Bậc niên cao, lạp trưởng có nhiều uy đức chiếm tỉ lệ 30%.

2. Độ tuổi 40 - 60 đã tham gia qua nhiều nhiều nhiệm kì, có kinh nghiệm khi điều hành Phật sự và chững trạc trong công việc chiếm 40%

3 Về lớp trẻ: Tạo tập sự hoạt động, đồng thời lớp trẻ sẽ có kinh nghiệm khi nhìn lớp người đi trước, từ đó họ tiếp nối công việc của những người đi trước, những vị này có tỉ lệ chiếm 30%

Phật Giáo Bình Dương nhiệm kì mới: Theo chúng tôi  nghĩ thì Phật giáo không thể trẻ hóa mà cắt đoạn, nên có tính liên tục kế thừa. Lớp trẻ được tận dụng tối đa, những vị đã được Tỉnh hội gởi đi học các trường trung - cao - học viện, sau khi tốt nghiệp về tỉnh nhà đảm trách công việc đầu nghành của Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương.

 

Thượng tọa Thích Huệ Thông - Trưởng Ban Trị Sự PG Bình Dương

Hoa Sen Gió: Thưa Thầy, con xin được hỏi rõ về quy cách hiệu ứng vận dụng để có hiệu qủa tốt khi làm việc với chính quyền?

Thượng Tọa: Thích Huệ Thông: Giáo hội từng bước hoàn thiện về mặt tổ chức hành chính và quản lý. Tại Bình Dương, chúng tôi vận dụng mối quan hệ với lãnh đạo các cấp đồng thời luôn luôn chỉ đạo các Ban đại diện Phật giáo nhớ rõ điều quan trọng trước tiên là “ chúng ta đừng buộc những cơ quan nhà nước phải hiểu như thế này thế nọ về chúng ta, mà trước tiên chúng ta phải gần gũi họ, phải làm thế nào để họ hiểu được mình ” đó là điều kinh nghiệm của chúng tôi trong nhiều nhiệm kì tham gia vào Giáo hội.

Trải qua 07 nhiệm kì, xét thấy rõ là chúng ta phải gần gũi - gắn liền - chia sẻ để lãnh đạo địa phương hiểu được mình, và đó chính là yếu tố thuận lợi nhất. Từ đó chúng ta sẽ dễ dàng trong điều hành Phật sự.

Hoa Sen Gió: Xin Thầy đưa ra ví dụ thực tế?

Thượng Tọa: Thích Huệ Thông: Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2008 tại Bình Dương - Hội Thảo Hoằng Pháp vừa rồi có đăng cai, công tâm và khách quan thì chúng ta sẽ nhận thấy sự hoành tráng ( cổng chào - vòng xoay - biểu ngữ - băng rôn ). Có nhiều Tăng Ni hỏi:

“ Những nơi khác, địa phương họ hạn chế, nhưng tại sao Bình Dương lại làm có quy mô hơn? ”.

Chúng tôi trả lời:

“ Trước tiên là phải được sự đồng tình cao của Chư tôn đức Lãnh đạo Trung ương Giáo hội, Ban trị sự tỉnh và tất cả Tăng Ni trong tỉnh.

Kế đến, chúng tôi bàn bạc với các nghành chức năng tỉnh, để lãnh đạo tỉnh hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của Đại lễ và Hội thảo. Đặc biệt, là mình phải làm sao để lãnh đạo tỉnh thấy được việc làm của Phật giáo là có ích cho đất nước cho dân tộc và cho Đạo pháp. Thành công của Hội thảo về mặt hình thức là sự vận dụng vào kinh nghiệm của Ban trị sự chúng tôi ”.

Hoa Sen Gió: 98% là con số khẳng định cấp quyền sử dụng đất ( sổ đỏ ) cho các cơ sở Tự viện - Tịnh xá tỉnh Bình Dương, có một kết qủa cao về pháp lý đồng thời mở ra một lối đi mới cho vấn đề cư trú và giáo sản, vậy ý tưởng này có phải do chính Thầy đề xuất?

Thượng Tọa: Thích Huệ Thông: Ý tưởng đó không hẳn do tôi - nhưng tôi rất quan tâm về vấn đề này. Bất động sản là giáo sản của Giáo hội, người trụ trì chỉ là người thay mặt giáo hội quản lý - nếu cấp quyền sử dụng cho cá nhân vị trụ trì sẽ dẫn đến hậu qủa tranh chấp thừa kế như người thế tục. Do đó, chúng tôi đề nghị các nghành chức năng và lãnh đạo tỉnh cương quyết chỉ cấp quyền sử dụng cho tên chùa hay tịnh xá. Hiện nay Bình Dương đã hoàn thành trên 98% các tự viện được cấp quyền sử dụng đất ( sổ đỏ ) cho chùa.

Hoa Sen Gió: trải qua 07 nhiệm kì, hiện nay - với cương vị là Tân trưởng Ban trị sư Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương, điều tâm niệm và trăn trở lớn nhất từ phía Thầy là gì?

Thượng Tọa: Thích Huệ Thông: Từ năm 1987, tôi  là phó thư ký kiêm chánh văn phòng, trải qua 07 nhiệm kì và hiện nay là Trưởng Ban Trị sự, chúng tôi luôn tâm niệm rằng: “ Tỉnh hội này không phải của riêng ai, Tỉnh hội này là của Tăng Ni Phật tử, và đặc biệt là của Chư Tôn đức huynh đệ trong Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Dương. Chúng ta cùng chung trách nhiệm - cùng chia sẻ để phụng sự đạo pháp - dân tộc, chúng tôi  thường động viên góp ý trên tinh thần xây dựng cái chung, không bao giờ sử dụng uy quyền - không áp đảo - không ép buộc huynh đệ phải làm theo ý riêng cá nhân ”.

Trung bình 01 tháng họp 01 lần để giải quyết công việc, sau đó bàn giao công việc cho đúng người có năng lực hữu dụng. Mặc dù trách nhiệm không của riêng ai, nhưng vai trò của chúng tôi nặng hơn - trách nhiệm cao hơn, nhưng thành qủa đạt được là công sức chung trên cơ sở tinh thần phải biết chia sẻ - lắng nghe - động viên - đoàn kết - hòa hợp - ích đời lợi đạo.

Điều trăn trở: Bất kì với 01 vị nào trong giáo hội thì họ phải làm sao để Phật giáo phát triển trên tinh thần hòa hợp và ổn định. Chúng tôi luôn mong muốn thế hệ kế thừa phải nỗ lực hơn - tiếp nối con đường của các bậc đi trước, chúng tôi quan tâm lớp trẻ hiện nay về năng lực trình độ học vấn rất cao so với các bậc trước đây. Điều chúng tôi trăn trở nhiều nhất là tư cách đạo đức - sự tu tập của lớp trẻ ngày nay.

Nếu thiếu đi sự rèn luyện - phẩm hạnh - nếu quên đi giới luật của nhà Phật, thì đó là điều rất đáng lo ngại từng giây phút.

Làm sao để có đội ngũ giảng sư thật học thật tu, thì nội lực truyền tải giáo lý nhà Phật mới có giá trị.

Trụ sở Ban trị sự Phật Giáo tỉnh Bình Dương.

Hoa Sen Gió: Thưa Thầy, về mặt công tác từ thiện - giáo dục - 08 ban - tài chính, vậy ban trị sự có bị động và khó khăn tại các khâu đó không? Thầy đưa ra cách giải quyết ra sao?

Thượng Tọa: Thích Huệ Thông: Công tác từ thiện xã hội giúp cho Phật giáo tiếp cận với đồng bào chia sẻ với người nghèo khổ, để làm được công tác đó phải được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm và mạnh thường quân lẫn doanh nghiệp tham gia cùng ủng hộ giúp đỡ. Chúng tôi cố gắng để 08 ban không có sự chênh lệch cao, như vậy thì bức tranh Phật giáo Bình Dương sẽ phát triển gần như đồng đều.

Khó khăn và thuận lợi hay không cũng do từ sự đoàn kết hòa hợp chia sẻ, khó khăn về tài chính là vấn đề chung, vì tốc độ phát triển của xã hội qúa cao. Trong khi để tạo ra tài chính hoạt động giáo hội  thì chúng ta bị động ở khâu này, tuy nhiên khó khăn nào thì cũng qua - chính quyền và Phật tử luôn tạo điều kiện cần thiết khi giáo hội cần.

*Chúng con xin gởi lời tri đến Thầy đã dành thời gian qúy báu để trả lời phỏng vấn. Kính chúc Thầy sức khỏe - an lạc - hạnh phúc.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.75

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập