3 lý do khiến lễ hội chùa Dâu là di sản quốc gia

Đã đọc: 2079           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Lễ hội chùa Dâu vừa được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đề nghị Cục Di sản văn hóa xem xét, trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội đồng di sản Quốc gia đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội chùa Dâu ở thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh được tổ chức hằng năm, vào ngày mùng 8/4 âm lịch.

Một trong những lý do khiến lễ hội được đề nghị là di sản quốc gia là bởi đây là lễ hội lớn nhất của Phật giáo vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, kỷ niệm ngày Phật mẫu Man Nương sinh hạ nữ nhi.

Thứ hai, lễ hội có nhiều nghi thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian và nhiều trò diễn xướng phong phú, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phương, tín đồ, tăng ni, phật tử đến cúng lễ, dâng hương, dự hội.

 
Ngày hội Tứ Pháp tại lễ hội chùa Dâu.(Ảnh minh họa


Thứ 3, tham gia lễ hội chùa Dâu không chỉ là hành hương về đất Phật và còn được tham dự những sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp. Lễ hội chùa Dâu ngoài các đám rước tượng thần Pháp Lôi, Pháp Điện, Pháp Vũ từ các ngôi chùa ở các làng khác về hội tụ với thần Pháp Vân ở chùa Dâu còn có các trò cướp nước, dâng nước, đánh gậy, múa sư tử, múa rùa, hạc, múa trống, đấu vật, đấu cờ người...

Chùa Dâu (còn gọi là Pháp Vân Tự hoặc chùa Diên Ứng) trước thuộc cổ thành Luy Lâu, trung tâm phật giáo, kinh tế-thương mại của Việt Nam thời Bắc thuộc. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất được xây dựng từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên của giới tu hành với mục đích truyền bá Đạo Phật cho nhân dân vùng Luy Lâu xưa. Những tài liệu, cổ vật như các bia đá, tượng phật, đặc biệt là bản khắc “Cổ châu pháp vân phật bản hạnh” có niên đại năm 1752 cùng kết quả nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam của các nhà sử học và Phật học đã khẳng định chùa Dâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam. Vào đầu công nguyên, các tăng sĩ Ấn Độ, tiêu biểu là Khâu Đà La đã tới vùng Dâu - tức Luy Lâu, tiến hành truyền bá đạo Phật, lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu - một trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất Việt Nam.

Nhiều vị cao tăng nổi tiếng đã tới trụ trì chùa Dâu như Tì Ni Đa Lưu Chi, Pháp Hiền… và đào tạo hàng trăm vị tăng ni, dịch nhiều bộ kinh phật và xây dựng hàng chục bảo tháp uy nghiêm.Chùa Dâu được xây dựng với quy mô to lớn và có kiến trúc theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, giữa là ba toà tiền đường, thiêu hương thượng điện, hai bên là hai dãy hành lang, phía trước là dãy nhà ngang chín gian, giữa sân là tháp Hoà Phong cao vươn lên ba tầng. Ngoài ra còn nhiều công trình khác như nhà tổ, tăng phòng…tất cả đều xây gạch, lợp ngói khung gỗ lim.

 

Ngoài lễ hội chùa Dâu được đề nghị vào danh sách di sản Quốc gia, tỉnh Bắc Ninh còn đề nghị Lễ hội rước nước chùa Phả Lại (xã Đức Long, huyện Quế Võ);  lễ hội Đền Đô (phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn); làng nghề Gò đồng Đại Bái (xã Đại Bái, huyện Gia Bình);  làng nghề Giấy Dó Đống Cao (Phong Khê, thành phố Bắc Ninh); làng nghề Dệt Đình Cả (xã Nội Duệ, huyện Tiên Du); làng nghề Tơ tằm Vọng Nguyệt (huyện Yên Phong); làng nghề đúc đồng Quảng Bố (xã Quảng Phú, huyện Lương Tài); hội Dâu ( xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành) vào danh sách.

 Nguồn: Báo Đất Việt

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập