Chùa Một Cột đang bị "Tây hóa"

Chùa Một Cột – một trong những biểu tượng của thủ đô và cả nước đang xuất hiện những hình ảnh "trái khoáy" khiến những người quan tâm phải giật mình.
Chùa Một Cột nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội, có nguồn gốc từ một giấc mơ lành của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054).
Từ nhiều thế kỷ nay, chùa Một Cột được xem là một trong những di tích lịch sử có giá trị rất lớn về mặt văn hóa và kiến trúc. Nhưng gần đây, di tích này đã “bất ngờ” có những thay đổi theo chiều hướng "phá cách" khiến nhiều khách tham quan ngạc nhiên và bức xúc. Thậm chí, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, di tích lịch sử quan trọng này đang bị "Tây hóa".
![]() |
Chùa Một Cột |
Khi bước vào gian chính điện thờ Phật Quan Âm, không khó nhận thấy một giàn đèn chùm to theo phong cách “Tây” chuyên dùng cho các nhà thờ hoặc các dinh thự lớn, được treo lên trên cao, nghiễm nhiên thay thế cho lồng đèn dùng cho các chùa truyền thống ở Việt Nam.
![]() |
Đèn chùm phương Tây xuất hiện tại gian thờ Phật Quan Âm ở chùa Một Cột khiến nhiều du khách rất bất ngờ vì sự "phá cách" này |
Không hiểu vì lý do gì mà những người có trách nhiệm trông coi chùa Một Cột lại có thể để chùm đèn này xuất hiện ở một công trình kiến trúc nổi tiếng như vậy và đương nhiên nó không hề ăn nhập gì với nhau cả về mặt văn hóa và kiến trúc.
Ngạc nhiên hơn, ở 4 phía mái chùa vẫn được treo đèn lồng hình hoa sen nhưng duy chỉ gian chính điện lại được thay thế bằng đèn chùm khiến nhiều người đặt câu hỏi lớn khi đặt chân đến chùa Một Cột: Liệu đây là chùa "Tây" hay chùa "Ta" (!)
Chưa dừng lại ở đó, gần đây, ở chùa Một Cột, bất ngờ có hai cặp sư tử đá được đặt trước lối vào. Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa truyền thống, đền chùa Việt Nam thường không đặt sư tử đá.
![]() |
Hai con sư tử đá xuất hiện trước chùa Một Cột |
Sư tử đá về mặt kiến trúc thường được đặt ở dinh thự, các nhà quan lại quý tộc và là truyền thống của Trung Quốc. Trong cảnh quan kiến trúc chùa Một Cột, hình ảnh của sư tử đá rõ ràng là không phù hợp, nhất là chùa Một Cột lại nằm ở trung tâm chính trị văn hóa Ba Đình.
Di tích chùa Một Cột mỗi ngày đón hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài nước nhưng những hình ảnh văn hóa "ngoại lai" này không hiểu vì sao vẫn có thể tồn tại.
Nguồn: Báo Giáo Dục Việt Nam
- Khánh Hòa: Trao bằng công nhận cây di sản tại chùa Thiên Tứ Quảng Ấn
- Bất bình đẳng tôn giáo trong thông tư của Bộ Tài chính về quản lý tiền công đức TT. Thích Nhật Từ
- GHPGVN góp ý về Dự thảo Thông tư Bộ Tài chính liên quan đến quản lý, thu chi tiền công đức Admin
- Làm sao để vượt qua cảm giác bất an? Thầy Viên Minh
- Tinh thần chấn hưng Phật giáo của Hòa thượng Bích Liên - Thích Trí Hải Thích nữ Lệ Nhiên
- Có phải Phật chùa A thiêng hơn Phật chùa B Minh Nghĩa
- Thành tâm đến chùa không nên đốt vàng mã Nguyễn Quang Huân
- Lễ chùa đầu năm thế nào là đúng văn hóa? Đức Lợi (thực hiện)
- Trụ trì chùa Quán Sứ: Đi giải hạn không thể tránh được hạn! Hoàng Nguyên (Thực hiện)
- Bí ẩn cột rồng đá khổng lồ ngàn tuổi ở Bắc Ninh Diễm Nguyệt
- Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt: Sai lầm khi đến chùa cầu xin tài lộc! Hoàng Nguyên (thực hiện)
- Chùa Quán Sứ - Hà Nội: Thực hư lời đồn pho tượng “mọc tóc” Lã Xưa
- Chùa Một Cột mưa dột vẫn chờ... hội thảo Lợi Dương
- Lễ Đặt Đá và An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm Ngọc Chơn
- Dâng sao giải hạn - sai lầm trong văn hóa tâm linh Trương Văn Khoa
Đánh giá bài viết này
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)