Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 3. Chùa Phật Tích

Đã đọc: 4147           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chùa Vạn Phúc hay chùa Phật Tích dựng trên núi Phật Tích, hay núi Lạn Kha, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hà Bắc), cách Hà Nội khoảng 30km về hướng Đông bắc. Chùa Phật Tích nằm ở bờ phía bắc sông Đuống, đối diện với chùa Bút Tháp ở bờ phía Nam.

CHÙA PHT TÍCH (CHÙA VN PHÚC)

Chùa Vạn Phúc hay chùa Phật Tích dựng trên núi Phật Tích, hay núi Lạn Kha, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hà Bắc), cách Hà Nội khoảng 30km về hướng Đông bắc. Chùa Phật Tích nằm ở bờ phía bắc sông Đuống, đối diện với chùa Bút Tháp ở bờ phía Nam.

Chùa Phật Tích được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng vào năm Đinh Mậu (1057). Cuối năm đó, vua sai Lang tướng Quách Mãn xây thêm tháp ở chùa, cao 10 trượng (42m) và tạc tượng bằng đá mạ vàng cao 6 thước (2m5) thờ trong tháp. Tháp được dựng ở lưng chừng núi lại cao (42m), nên ở kinh đô Thăng Long vẫn nhìn thấy rõ. Chùa Vạn Phúc khi mới xây dựng có tới 300 tòa nhà.

Năm 1701, vua ngự đến chùa Phật Tích, viết chữ “Phật “ ( ) dài một trượng sáu thước và sai khắc để dựng ở chùa.

Đến đời nhà Trần, phái thiền Trúc Lâm được phát triển với các chùa lớn ở vùng núi Yên Tử, phủ Thiên Trường và kinh thành Thăng Long, các chùa lớn được xây dựng từ đời Lý không còn giữ vai trò quan trọng nữa.

Đến cuối đời Trần, thời Thượng hoàng Trần Nghệâ Tông (1370­1394), kinh đô Thăng Long nhiều lần bị vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga đem quân sang đánh chiếm, Thượng hoàng Nghệ Tông nhiều lần phải bỏ kinh thành lẩn trốn, nên Thượng hoàng cho dựng điện Bảo Hòa và lập thư viện ở gần chùa Phật Tích, đặt tên là thư viện Lạn Kha.

Các khoa thi Thái học sinh trong khoảng thời gian 1377-1388 được tổ chức tại chùa Phật Tích.

Khi nhà Minh đô hộ Đại Việt (1407-1427), quân Minh đã phá hủy chùa Phật Tích và nhiều chùa lớn khác. Đến thời Lê Trung Hưng (1593-1786), vua Lê chúa Trịnh ngoài việc phải lo đối phó với nhà Mạc ở Cao Bằng-Lạng Sơn và chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vẫn chăm lo trùng tu chùa chiền.

Năm 1633, Hòa thượng Chuyết Công và đệ tử là Thiền sư Minh Hành-Tại tại đến Thăng Long hoằng dương Phật pháp tại chùa Khán Sơn, sau một thời gian, Hòa thượng Chuyết Công và Thiền sư Tại Tại về hoằng hóa ở chùa Phật Tích. Vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng cùng nhiều vương hầu, vương phi, công chúa… rất kính mộ Hòa thượng Chuyết Công và Thiền sư  Tại Tại, một số đông xin quy y thọ giáo.

Chúa Trịnh Tráng nhờ Hòa thượng Chuyết Công cho người về Trung Hoa thỉnh Đại Tạng kinh, pháp tượng và pháp khí, Thiền sư Minh Hành-Tại Tại được thầy cử về Trung Quốc thỉnh kinh sách qua Đại Việt, tàng trữ ở chùa Phật Tích. Thiền sư Tại Tại còn đứng ra lo khắc bản gỗ để in lại một số kinh sách quan trọng. Việc khắc bản in kinh được thực hiện tại chùa Phật Tích.

Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (chánh cung của Thượng hoàng Lê Thần Tông ) là con của Trịnh Tráng, quy y thọ giáo với Hòa thượng Chuyết Công và Thiền sư Minh Hành tại chùa Phật Tích, được ban pháp danh là Pháp Tánh, có biệt hiệu là “Bà chúa Kim Cương”; Và con là Công nữ Lê Thị Ngọc Duyên, pháp danh Diệu Tuệ, đứng ra

lo trùng tu lại chùa Ninh Phúc (chùa Bút Tháp) và chùa Vạn Phúc (Phật Tích).

Chùa Phật Tích rất to lớn, rộng và cao. Trước khi vào chùa, phải qua ba sân chùa rất cao. Sau khi bước lên ba bậc cấp mới tới cổng tam quan, qua khỏi cổng là một sân rộng 60m, dài 100m, ở giữa có một con đường lót đá rộng 5m, với 80 bậc cấp mới lên sân thứ hai của chùa. Ở giữa sân thứ nhất có gác chuông rộng 11m, dài 13m.

Sân thứ hai cao hơn sân trước 0m70, sân này ngày xưa chính là vườn hoa trồng mẫu đơn là nơi mở hội xem hoa mùa Xuân, hay “Hội hoa Mẫu đơn”, nơi đây xảy ra “Sự tích Từ Thức-Giáng Tiên”.

Qua sân thứ hai, lên đến sân thứ ba, cũng rộng 60m, hai bên có tường xây bằng đá tảng cao tới 5m. Bậc lên chùa ở hai bên có hai dãy thú bằng đá, mỗi bên 5 con, gồm có: ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử, mỗi con cao gần 2m.

Chùa được cất trên một nền cao 3m50-4m. Chùa được xây cất theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Gồm 61 gian.

-Tiền đường rộng 11 gian.

-Nhà thiêu hương rộng 3 gian.

-Thượng điện rộng 5 gian lớn. Trong thượng điện thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát, La hán…

- Hậu đường rộng 9 gian: thờ các vua nhà Lý, Quan thánh Đế quân và các tượng của chư Tổ.

Hai bên các tòa nhà trên có hai dãy hành lang dài, mỗi dãy có 7 gian.

Trước chùa Phật Tích có miếu “Tiên Chúa” thờ bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh. Bà là vương phi của chúa Trịnh Tráng, sau khi chúa chết, bà rời phủ chúa về xuất gia tu hành ở chùa Phật Tích và trùng tu chùa vào năm Bính Dần (1686), bà được ban pháp danh là Pháp Giới. Miếu Tiên Chúa đã sụp đổ, chỉ còn để lại dấu vết của nền móng cho biết mẫu kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh” (J): dãy trước là tòa nhà ngang gồm 4 gian, dãy sau là tòa nhà dọc gồm 4 gian. Trước miếu có tháp Linh Quang được xây dựng vào năm 1699.

Bên trái có dấu vết của nhà phương trượng rộng 5 gian. Phía trước là nhà Tổ đệ nhất gồm hai dãy nhà, dãy phía trước rộng 5 gian, dãy phía sau rộng 3 gian; trong đó có tấm bia “Vạn Phúc Đại Thiền tự bi” được viết vào năm Chánh Hòa thứ bảy (1686) cho biết chùa Phật Tích được đại trùng tu vào năm đó. Bia này tả cảnh chùa như sau: Trên đỉnh núi mở ra một tòa nhà đá sáng như ngọc lưu ly. Điện đã rộng lại to, sáng sủa lại lớn. Trên thềm trước chùa có bảy mươi con thú, phía sau có ao rộng. Các lầu cao vẽ chim phượng và sao Ngưu, sao Đẩu sáng lấp lánh, lầu rộng với rồng bay tới trời cao cung Quảng.

Nền của thượng điện xưa còn tượng Phật A Di Đà ngồi trên tòa sen bằng đá xanh, xưa được thếp vàng. Rải rác quanh thượng điện còn sót lại một số di vật vào thời Lý. Chân cột bằng đá rộng tới 0m50 chứng tỏ cột của chùa ngày xưa rất to lớn, như thế chùa cũng được xây dựng rất cao và rất rộng.

Chính giữa sân thứ ba này có đến 32 ngọn tháp, một số xây bằng đá, một số xây bằng gạch, phần lớn được xây vào hậu bán thế kỷ 17 gồm có các tháp sau:

-Tháp Phổ Quang dựng năm Cảnh Trị thứ hai (1664) cao 4 tầng, ở trong rỗng, trên trần khắc hình bát quái, vách chạm tượng Phật ngồi trên tòa sen.

-Tháp Viên Dung dựng năm Kỷ Mùi (1679), cũng cao 4 tầng.

-Tháp Hiển Quang dựng năm Vĩnh Trị thứ năm (1680).

-Tháp Viên Quang dựng năm Chánh Hòa thứ năm (1684), cao hai tầng.

-Tháp Báo Nghiêm dựng năm 1644-1645 và trùng tu năm Chánh Hòa thứ 13 (1692), là tháp cao nhất, cũng gồm 4 tầng. Mặt tháp chạm tượng Phật ngồi trên tòa sen và thiền sư ngồi thiền định. Đây là tháp của Hòa thượng Chuyết Công (tức Thiền sư Viên Văn-Chuyết Chuyết ). Hòa thượng Chuyết Công còn có một tháp nữa ở chùa Bút Tháp. Dân địa phương tìm thấy kim thân Hòa thượng Chuyết Công trong tháp ở chùa Phật Tích (?).

 

Chùa Phật Tích bị các cuộc chiến tranh tàn phá: chiến tranh thời nhà Tây Sơn đánh chiếm Bắc Hà và chiến tranh thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954).

Chùa Phật Tích hiện chỉ còn một số cổ vật, trong đó quý nhất làtượng Phật A Di Đà, tượng chim Ca La Tần Già (hay Nghi thần Kimari ), tượng Hộ pháp…

 

TƯỢNG PHT A DI ĐÀ CHÙA PHT TÍCH

Tượng Phật bằng đá, được chế tạo vào năm Long Thụy Thái Bình thứ tư (1057), đời vua Lý Thánh Tông.

Theo bia chùa Phật Tích kể: Năm Long Thụy Thái Bình thứ tư, vua cho xây dựng ngôi Bảo Tháp ở chùa Phật Tích cao 10 trượng (42m) và tạc tượng Phật mạ vàng cao sáu thước (2m40).

Tượng Phật A Di Đà ngồi trên tòa sen cao 1m87, kể luôn cả bệ cao gần 3m.

Tượng Phật bằng đá xanh mài láng (ngày xưa có thếp vàng ở ngoài). Tượng Phật ngồi thiền định theo lối kiết già, hai bàn tay để ngửa, lòng bàn tay đặt lên nhau. Hình dáng tượng trông như một người ngồi thiền định tự nhiên. Gương mặt bầu bĩnh, đôn hậu, cặp mắt lim dim như đang thiền quán, đôi mi thanh tú, mũi dọc dừa, miệng thoáng hiện nét mỉm cười an lạc, hai trái tai dài, cổ nhỏ có ba ngấn. Y phục được chạm thật mỹ thuật, dù là chạm bằng đá, nhưng khi nhìn tượng, người xem có cảm tưởng như y phục mềm mại nhẹ nhàng, tha thướt như vải. Y phục bó sát vào thân với những nếp gấp thật mềm mại tự nhiên.

Tượng Phật ngồi trên tòa sen với ba lớp cánh hoa. Cánh hoa được chạm nổi hình rồng ở phía ngoài.

Tượng Phật và tòa sen được đặt trên bệ bằng đá hình khối bát giác (8 cạnh), cao ba tầng, trang trí các hoa văn thường dùng vào đời nhà Lý, với các hình rồng, dây hoa uốn cong mềm mại, hay các lớp sóng nước cách điệu nhấp nhô sinh động, mỹ thuật.

Tượng Phật A Di Đà ở chùa Phật Tích là một tác phẩm điêukhắc nổi tiếng của mỹ thuật Đại Việt thời đại nhà Lý (1010-1225).

Tượng chim Ca La Tần Già hay nghi thần Kanari, thiên nữ đầu và chân người với hai tay đang vỗ trống cơm, cánh và chân chim.

Tượng bằng đá, đầu người đội mão có chạm hoa văn và lá mỹ thuật, gương mặt tròn đầy xinh đẹp với đôi mắt thanh tú, mũi dọc dừa, miệng mỉm cười duyên dáng với đôi môi trái tim. Cổ đầy đặn với ba ngấn, thân hình mập, da căng phồng. Hai tay đang vỗ hai mặt của chiếc trống cơm xinh xắn. Cánh chim trạm trổ sinh động và mỹ thuật.

Tượng chim Ca La Tần Già liên quan đến nhân vật thần thoại và mỹ thuật của nền văn hóa Chiêm Thành.

Nguyễn Sưỡng, hiệu Tích Liêu trong “Thi xã Bích Động”, sống vào cuối đời Trần, khoảng thế kỷ 14, có bài thơ tả cảnh chùa Phật Tích như sau:

Phiên âm:

TIÊN DU VN PHÚC T

Phật độ trang nghiêm xỉ vạn câm (kim),

Tùng phong xuy khứ hải trào âm.

Vân tàng cổ tự sơn Nam Bắc,

Tháp ỷ tằng tiên thế cổ câm (kim).

Cấp giản quí tăng hành mộc điểu,

Thính chung miên khách ỷ hoa âm.

Lạn kha vấn khước tiên gia sự,

Thạch thượng đài hoa tích tiêm thâm.

Dịch nghĩa:

CHÙA VN PHÚC TIÊN DU

Đất Phật trang nghiêm tốn vạn vàng,
Rì rào sóng bể gió thông ngàn.
Trời cao tháp dựa, đời kim cổ,
Chùa cũ mây che núi Bắc nam.
Múc nước ngọn cây sư nhẹ lướt,
Nghe chuông, bóng rợp khách mơ màng.
Lạn Kha lần đầu tiên ngày ấy,
Đá núi tầng tầng rêu biếc lan.

(Phm Tú Châu dch)

 

Nguyễn Trãi (1380-1442) có bài thơ vịnh cảnh “Chùa Tiên Du” như sau:

Đoản trạo hệ tà dương,

Thông thông yết thượng phương.

Vân qui thiền sáp lãnh,

Hoa lạc vãn lưu hương.

Nhựt mộ viên thanh cấp,

Sơn không trúc ảnh trường.

Cá trung chân hữu ý,

Dục ngữ hốt hoàn vương.

Tạm dịch:

Buộc thuyền dưới chiều tà,
Nhanh nhanh lên viếng Phật.
Mây về giường sư lạnh
Hoa rụng vẫn lưu hương.
Chiều tối vượn rộn kêu,
Núi ánh bóng trúc dài.
Trong tâm dường có ý
Muốn nói bỗng quên rồi.

 

Tượng Phật A-Di-Đà ở chùa Phật Tích (năm 1057).

SỰ TÍCH “TỪ THỨC - GIÁNG HƯƠNG” Ở CHÙA PHẬT TÍCH

Từ Thức quê ở Hóa Châu (Thanh Hóa), vào niên hiệu Quang Thái (1388-1398), đời vua Trần Thuận Tông, Từ Thức nhờ chân ấm sinh (con của đại thần) nên được làm tri huyện huyện Tiên Du, trấn Kinh Bắc (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay).

Trong huyện có chùa Phật Tích (hay chùa Vạn Phúc) trên núi Tiên Du. Chùa Phật Tích có hội chùa vào ngày mồng bốn tháng Giêng âm lịch, được người thời đó gọi là “Hội xem hoa” hay “Hội hoa mẫu đơn” vì chùa có vườn hoa rất đẹp, nổi tiếng nhất là cây hoa mẫu đơn. “Hội hoa mẫu đơn” ở chùa Phật Tích kéo dài cả mùa Xuân.

Vào tháng hai năm Đinh Sửu (1397), có một cô gái trẻ đẹp, mới độ 15,16 tuổi đến chùa Phật Tích xem hoa, lỡ tay làm gãy cành hoa của cây hoa mẫu đơn qúy nhất của chùa, người trong chùa bắt giữ lại đòi bồi thường. Từ Thức cũng viếng chùa, nhân đi qua đó thấy sự việc, cởi áo khoác quý đền cho chùa để cô gái được đi.

Từ Thức tánh tình phóng khoáng, thích uống rượu, ngâm thơ du ngoạn, không thích việc quan nên thường để công việc thường bị ứ đọng, có khi bị cấp trên trách quở. Cuối cùng chán cảnh danh lợi quan lại triều đình nên xin từ quan về quê hưởng nhàn.

Từ Thức thường đi du ngoạn, đến viếng những cảnh rừng núi hang động xinh đẹp khắp xứ Thanh Hóa.

Một hôm, khi viếng cửa biển Thần Phù, nhìn ra ngoài biển, thấy một hòn đảo cách xa vài mươi dặm, các vầng mây ngũ sắc kết lại như hình hoa sen hết sức xinh đẹp. Từ Thức sai người chèo thuyền đưa ra đảo ấy. Lên bờ thấy cảnh núi, cây cỏ hoa lá xanh tươi. Núi xanh biếc, cao ước ngàn trượng.

Lên núi, gặp một hang núi, cửa tròn, rộng độ một trượng. Từ Thức bước vào trong hang, bỗng cửa hang đóng sập lại, trong hang tối mù mịt. Từ Thức cứ liều bước đi, tay quờ quạng mò vách núi, chân lần bước, dần dần thấy ánh sáng, cảnh núi xanh tươi như động tiên. Trên đỉnh núi còn có lầu đài cung điện, cây cảnh hoa lá tươi tốt. Từ Thức ngắm cảnh và cảm thấy lạ lùng, bỗng thấy hai cô gái trẻ đẹp mặc áo xanh, họ bảo nhau: Chú rể mới nhà ta đến kia kìa! Nói nhau xong, họ vào trong lâu đài rồi trở ra bảo với Từ Thức rằng: Phu nhân cho chúng tôi ra mời người vào.

Sau khi qua một dãy tường gấm, vào cửa sơn son, thấy cungđiện, trên có đề: “Điện Quỳnh Hư, Gác Giao Quang”.

Khi lên lầu, Từ Thức thấy một bà tiên mặc áo trắng, ngồi trên giường thất bảo, cạnh giường có ghế đàn hương. Bà tiên mời Từ Thức ngồi trên ghế và bảo rằng:

- Ngươi thường hay viếng cảnh lạ, có biết đây là chốn nào không?

Từ Thức thưa:

-Tôi tuy đi du ngoạn nhiều cảnh đẹp, nhưng chưa tầng được gặp cảnh tiên này, xin bà cho tôi được biết rõ.

Bà Tiên cười nói rằng: Ngươi làm sao biết được cảnh này!

Đây là động thứ sáu trong 36 động của núi Phi Lai. Núi này di chuyển khắp mặt biển, không đụng mặt đất, chỉ theo mây gió mà hợp tan thôi. Ta là tiên núi Nam Nhạc, gọi là phu nhân họ Ngụy. Vì thấy ngươi có chí nghĩa cao, nên cho ngươi đến viếng.

Bà Tiên cho người hầu gọi một cô gái ra, Từ Thức thấy đó chính là cô gái làm gãy cành mẫu đơn ở chùa Phật Tích ngày trước.

Bà Tiên nói với Từ Thức: Đây là Giáng Hương, khi trước xem hoa, mang phải nạn, nhờ ngươi cứu cho, nay ta muốn cho nó kết duyên với ngươi để báo ân ấy.

Hôm sau, hôn lễ được tổ chức linh đình, ở gác Giao Quang chư Tiên cỡi li vàng (rồng vàng không có sừng), hoặc câu đỏ (loại rồng đỏ)đến dự. Điện gác trang hoàng rèm ngọc, trướng điệu, đệm hoa ghế bạc. Tiệc đãi các món sơn hào hải vị, nem công chả phụng… , đàn sáo hòa nhạc êm đềm …

Từ Thức sống chốn non tiên được một năm, một hôm có ý nhớ quê nhà, bảo với Giáng Hương rằng: Tôi đi xa đã lâu, có ý nhớ quê cũ, muốn về thăm nhà.

Giáng Hương có ý lưỡng lự, không nỡ ly biệt. Từ Thức lại nói: Cho tôi về vài ngày cho anh em biết, rồi sẽ trở lên đây.

Giáng Hương khóc mà nói rằng: Thiếp không dám vì tình vợ chồng mà ngăn cản người quân tử, nhưng cõi trần bé nhỏ, ngày tháng vắn, nếu chàng có về đi nữa, chỉ sợ cửa nhà cây cảnh không còn như ngày trước.

Từ Thức vẫn có ý muốn về thăm quê nhà, Giáng Hương trình với phu nhân. Phu nhân than rằng: Không ngờ gã ấy còn vương víu trong chốn hồng trần, con đừng ngậm ngùi chi nữa.

Phu nhân cho một cỗ xe cẩm vân đưa về. Giáng Hương trao Từ Thức một phong thơ và dặn rằng: Khi nào về đến nhà rồi mới được mở thơ ra xem.

Từ Thức cáo biệt, lên xe. Xe bay nhanh, chớp mắt về đến quê cũ, nhưng khung cảnh đã hoàn toàn khác hẳn ngày trước. Từ Thức gặp các cụ già trong làng hỏi các cụ có biết tên mình không? Có một ông lão nói rằng: Lúc còn nhỏ, có nghe cụ tổ ba đời nhà tôi có tên Từ Thức, đi vào núi lạc mất, cách nay đã hơn 80 năm rồi.

Từ Thức buồn rầu, muốn lên xe để trở lại non tiên với Giáng Hương, nhưng cỗ xe đã hóa thành chim loan bay đi mất rồi. Từ Thức mở thư Giáng Hương ra xem, trong đó có viết rằng: Trong mây kết bạn lan hoàng, duyên xưa đã hết, muốn tìm lại tiên nữ trên biển như xưa thì khó mà gặp được cơ hội “ngàn năm một thuở” đó!

Từ Thức mặc áo lông cừu, đội nón nhỏ, vào núi Hoàng Sơn ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa) rồi mất tích, không biết lên cõi tiên hay đi đâu mất…

SỰ TÍCH NÚI LẠN KHA (NÚI CÁN RÌU MỤC)

Núi Phật Tích còn gọi là núi Lạn Kha: Lạn có nghĩa là mục, Kha có nghĩa là cái rìu, Lạn Kha là cái rìu mục.

Sự tích núi Lạn Kha như sau: Ngày xưa, vào đời Tấn (265-420), một tiều phu tên Vương Chất, lên núi Phật Tích. Trên đỉnh núi Phật Tích có một tảng đá phẳng rộng, tương truyền đó là bàn cờ tiên. Vương Chất đến đỉnh núi, thấy có hai vị tiên đánh cờ, Vương Chất đứng tựa vào cán rìu để xem hai vị tiên đánh cờ. Đến khi xong ván cờ, Vương Chất nhìn lại thì cán rìu đã mục nát, vì vậy, núi Phật Tích còn được gọi là núi Lạn Kha.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập