Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 2. Thiền sư Minh Hành - Tại Tại (1596 - 1659)

- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Tổng quan Phật giáo Đàng Ngoài (1593-1802)
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - A. Núi Yên Tử: Quê hương của phái thiền Trúc Lâm
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - B. Các Thiền Sư thuộc truyền thống núi Yên Tử
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - B. Các Thiền Sư thuộc truyền thống núi Yên Tử - Phần 2
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 1. Hành trạng sơ tổ Trúc Lâm
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 1. Hành trạng Tôn giả Pháp Loa (1284 - 1330)
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 3. Hành trạng Tôn giả Huyền Quang (1254 - 1334)
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - D. Dấu chân hoằng hóa của các thiền sư thuộc phái thiền Trúc Lâm ở Bắc Hà (1593-1630) - Phần 1
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 1. Thiền sư Viên Văn - Chuyết Chuyết (1590 1644)
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 2. Thiền sư Minh Hành - Tại Tại (1596 - 1659)
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 3. Chùa Phật Tích
Thiền sư Tại Tại là đệ tử xuất sắc nhất và là người phụ giúp Hòa thượng Chuyết Công (Viên Văn-Chuyết Chuyết ) đắc lực trong việc hoằng dương Phật Pháp ở nhiều nơi, nhất là ở Đàng Ngoài.
Thiền sư Minh Hành-Tại Tại họ Hà, quê ở phủ Kiến Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, thuộc phái thiền Lâm Tế, đời 32 (truyền theo bài kệ của Tổ Trí Bảng: “Trí Tuệ Thanh Tịnh, Đạo Đức Viên Minh”…).
Thiền sư Tại Tại là đệ tử xuất sắc nhất và là người phụ giúp Hòa thượng Chuyết Công (Viên Văn-Chuyết Chuyết ) đắc lực trong việc hoằng dương Phật Pháp ở nhiều nơi, nhất là ở Đàng Ngoài.
Năm 1630, Thiền sư Minh Hành-Tại Tại theo Hòa thượng Chuyết Công và một số huynh đệ, đạo hữu rời Trung Quốc qua Chân Lạp bằng thuyền, khi quân Mãn Thanh đánh chiếm Trung Quốc .
Sau một thời gian hoằng hóa ở Chân Lạp, có lẽ ghé ở vùng Đồng Nai Sài Gòn. Sau đó, Hòa thượng Chuyết Công và đệ tử dùng thuyền đi ra Chiêm Thành rồi qua Đàng Trong, dừng chân ở Qui Nhơn và Thuận Hóa. Tiếp theo đóù ra Đàng Ngoài: ghé chùa Thiên Tượng, ở lưng chừng núi Thiên Tượng, thuộc dãy núi Hồng Lĩnh, xã Bân Xá, huyện Can Lộc, tỉnh Nghệ An.
Chùa Thiên Tượng được xây dựng từ thời nhà Trần (1225-1400), Phạm Sư Mạnh (1306-1375?) học trò của Chu Văn An, có ghé viếng chùa để làm thơ. Năm Ất Dậu (1885?) chùa bị hỏa hoạn, Tổng đốc Nghệ An là Đào Tấn lo trùng tu vào năm Thành Thái thứ 13 (1901).
Sau đó, Hòa thượng Chuyết Công và Thiền sư Tại Tại cùng môn đồ hoằng hóa ở chùa Trạch Lâm.
Chùa Trạch Lâm ở xã Trạch Lâm huyện Tống Sơn, trấn Thanh Hóa ( nay thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa), do bà Nguyễn Thị Ngọc Tú, con gái của Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng, chánh phi của Thanh Đô vương Trịnh Tráng (1623-1657) sáng lập. Chùa có thờ tượng Thiền sư Minh Hành Tại Tại và tượng bà Ngọc Tú.
Năm Quí Dậu 1633, Hòa thượng Chuyết Công và môn đồ đến hoằng hóa ở chùa Khán Sơn vào thời vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng.
Chùa Khán Sơn ở trên núi Khán Sơn, phía Tây bắc kinh thành Thăng Long. Vào đời vua Lê Thánh Tông (1460-1479), vua thường lên núi này để tuyển duyệt võ nghệ nên núi có tên là “Khán Sơn”. Sau khi vua Lê Thánh Tông băng hà, đài duyệt võ được đổi lên đền thờ vua và sau sửa thành chùa.
Trong thời gian Hòa thượng Chuyết Công và Thiền sư Tại Tại ở chùa này, vua Lê chúa Trịnh cùng cung phi, vương hầu và triều thần đến tham học Phật pháp rất đông.
Sau đó Hòa thượng Chuyết Công và Thiền sư Minh Hành-Tại Tại về chùa Phật Tích (nay là chùa Vạn Phúc) trên núi Phật Tích (núi Lan Kha) thuộc huyện Tiên Du, trấn Kinh Bắc, cách kinh thành Thăng Long khoảng 30 km về hướng Đông bắc. Thượng hoàng Lê Thần Tông, chúa Trịnh Tráng, Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, cung phi triều thần đến thọ giáo rất đông.
Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (vợ Thượng hoàng Lê Thần Tông) là con gái của chúa Trịnh Tráng, quy y với Thiền sư Minh Hành-Tại Tại được ban pháp danh là Pháp Tánh, biệt hiệu là bà chúa Kim Cương).
Công nữ Lê Thị Ngọc Duyên (con của bà Trịnh Thị Ngọc Trúc) và Cương Quận công Lê Trụ. Sau khi Lê Trụ mất, bà được chọn làm chánh cung cho vua Lê Thành Tông) cũng quy y với Thiền sư Minh Hành-Tại Tại, được ban pháp danh là Diệu Tuệ.
Chúa Trịnh Tráng nhờ Hòa thượng Chuyết Công cử người qua Trung Quốc thỉnh Đại Tạng kinh, Hòa thượng giao cho Thiền sư Tại Tại đi thỉnh kinh. Thiền sư Tại Tại thỉnh kinh về Đông Đô, chúa cho đưa về tàng trữ ở chùa Phật Tích. Vua Lê, chúa Trịnh hỗ trợ cho chùa Phật Tích khắc bản gỗ in kinh sách để phổ biến ở Đàng Ngoài. Công việc khắc bản in này có lẽ do Thiền sư Tại Tại đứng ra quản lý.
Năm1643, Ni sư Pháp Tánh xin với cha (chúa Trịnh Tráng) cho trùng tu lại chùa Ninh Phúc, sau được gọi là chùa Bút Tháp (ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Sau khi được hoàn thành, Hòa thượng Chuyết Công được thỉnh sang trụ trì chùa Ninh Phúc, Thiền sư Tại Tại trụ trì chùa Phật Tích.
Năm1644, Hòa thượng Viên Văn-Chuyết Chuyết viên tịch, Thiền sư Minh Hành Tại Tại lập tháp thờ kim thân của Hòa thượng ở chùa Phật Tích, tháp của Hòa thượng Chuyết Công được đặt tên là tháp Báo Nghiêm. Sau đó, Thiền sư Tại Tại qua trụ trì chùa Ninh Phúc. Sư lại cho xây dựng tháp Báo Nghiêm ở chùa Ninh Phúc để làm tháp vong. Tháp được xây cao năm tầng trên đỉnh có mũi nhọn giống đầu ngọn bút lông, nhìn toàn cảnh tháp thấy giống cây bút viết chữ nho nên dân thời đó gọi là chùa Bút Tháp, và vì vậy, chùa Ninh Phúc cũng được gọi là chùa Bút Tháp.
Năm 1647, tháp Báo Nghiêm được xây dựng xong. Thiền sư Tại Tại nhờ cư sĩ Thanh Nguyên soạn bài minh khắc lên bia tháp để kể về thành trạng và công đức của Hòa thượng Chuyết Công, gọi là Hiển thoại Báo Nghiêm tháp bi minh”.
Năm 1656, Ni cô Diệu Tuệ đứng ra lo trùng tu chùa Bút Tháp. Năm 1658, Ni cô Pháp Giới lo trùng tu chùa Phật Tích. Trong những năm 1645-1658, có thể Thiền sư Tại Tại còn hoằng hóa ở chùa Hoa Yên (Vân Yên) trên núi Yên Tử, nhờ đó sư nghiên cứu và tham học thêm kinh sách của phái thiền Trúc Lâm của Đại Việt, kết hợp tinh hoa của hai phái thiền Trúc Lâm và Lâm Tế tạo thành đặc trưng của phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài.
Ngày 25 tháng 3 năm Kỷ Hợi (1659), Thiền sư Minh Hành-Tại Tại viên tịch ở chùa Bút Tháp (chùa Minh Phúc), thọ 64 tuổi, tháp của sư được ban tên là tháp Tôn Đức. Đồ chúng lập tháp Tôn Đức thờ sư ở ba chùa:
-Tháp Tôn Đức ở chùa Bút Tháp (trấn Kinh Bắc).
-Tháp Tôn Đức ở chùa Trạch Lâm (Thanh Hóa).
-Tháp Tôn Đức ở chùa Vân Yên (Hoa Yên) trên núi Yên Tử, bên cạnh tháp Huệ Quang thờ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Tháp này do Ni sư Pháp Tánh lập và Thiền sư Chân Nguyên viết bài minh ở tầng thứ nhất của tháp.
Thiền sư Minh Hành-Tại Tại có các đệ tử nổi danh:
-Thiền sư Chân Trú-Tuệ Nguyệt trụ trì chùa Vân Yên trên núi Yên Tử.
- Ni sư Pháp Tánh (Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc) ở chùa Vân Yên.
- Ni sư Diệu Tuệ (Công nữ Lê Thị Ngọc Duyên) ở chùa Bút Tháp. Sau đó, Ni sư Diệu Tuệ tịch ở chùa này, tháp được dựng năm Vĩnh Hựu thứ ba (1736), tháp cao ba tầng, hình khối tứ giác, có tên là tháp Ni Chân.
- Ni sư Pháp Giới, tên tục là Nguyễn Thị Ngọc Ánh, vương phi của chúa Trịnh Tráng. Sau khi chúa Trịnh Tráng chết (1657), vương phi Ngọc Ánh vào xuất gia ở chùa Phật Tích. Ni sư đã lo trùng tu chùa Phật Tích vào năm Bính Dần (1658). Trước chùa Phật Tích, có xây “miếu Tiên Chúa” thờ Ni sư Pháp Giới. Trước miếu Tiên Chúa có tháp Linh Quang, được xây dựng năm 1699 (có thể tháp này thờ Ni cô Pháp Giới?).
Thiền sư Minh Hành-Tại Tại phát xuất bài kệ truyền phái mới cho phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài:
Minh Chân Như Tánh Hải,
Kim Tường Phổ chiếu Thông,
Chí Đạo Thành Chánh Quả,
Giác Ngộ Chứng Chân Không.
- Dấu Ấn Chùa Thiền Lâm- Di Tích Văn Hoá Tâm Linh Đặc Biệt Nguyễn Đắc Xuân.
- Đại Thừa Đăng với những Cao Tăng Việt-Hoa Tâm Phương
- Vài nét về Phật giáo Lý – Trần Thuần Hiếu
- Nghiên cứu tình trạng Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn chống xâm lăng Lê Mạnh Thát
- Lược sử Trúc Lâm Tam tổ Thích Nguyên Như
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 1. Thiền sư Viên Văn - Chuyết Chuyết (1590 1644) Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - D. Dấu chân hoằng hóa của các thiền sư thuộc phái thiền Trúc Lâm ở Bắc Hà (1593-1630) - Phần 2 Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - D. Dấu chân hoằng hóa của các thiền sư thuộc phái thiền Trúc Lâm ở Bắc Hà (1593-1630) - Phần 1 Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 3. Hành trạng Tôn giả Huyền Quang (1254 - 1334) Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 1. Hành trạng Tôn giả Pháp Loa (1284 - 1330) Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 1. Hành trạng sơ tổ Trúc Lâm Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - B. Các Thiền Sư thuộc truyền thống núi Yên Tử - Phần 2 Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - B. Các Thiền Sư thuộc truyền thống núi Yên Tử Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - A. Núi Yên Tử: Quê hương của phái thiền Trúc Lâm Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Tổng quan Phật giáo Đàng Ngoài (1593-1802) Nguyễn Hiền Đức
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 3. Chùa Phật Tích
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 1. Thiền sư Viên Văn - Chuyết Chuyết (1590 1644)
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - D. Dấu chân hoằng hóa của các thiền sư thuộc phái thiền Trúc Lâm ở Bắc Hà (1593-1630) - Phần 2
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - D. Dấu chân hoằng hóa của các thiền sư thuộc phái thiền Trúc Lâm ở Bắc Hà (1593-1630) - Phần 1
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 3. Hành trạng Tôn giả Huyền Quang (1254 - 1334)
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 1. Hành trạng Tôn giả Pháp Loa (1284 - 1330)
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 1. Hành trạng sơ tổ Trúc Lâm
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - B. Các Thiền Sư thuộc truyền thống núi Yên Tử - Phần 2
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - B. Các Thiền Sư thuộc truyền thống núi Yên Tử
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - A. Núi Yên Tử: Quê hương của phái thiền Trúc Lâm
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)