Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - D. Dấu chân hoằng hóa của các thiền sư thuộc phái thiền Trúc Lâm ở Bắc Hà (1593-1630) - Phần 1

Đã đọc: 3011           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

D. DẤU CHÂN HOẰNG HÓA CỦA CÁC THIỀN SƯ THUỘC PHÁI THIỀN TRÚC LÂM Ở BẮC HÀ (1593-1630)

Phái thiền Trúc Lâm bị suy thoái và bị mất dấu tích từ khi nhà Trần bị mất ngôi (năm 1400). Tài liệu Phật giáo Đại Việt từ lúc du nhập đến hết thời nhà Trần đã bị nhà Minh tịch thu đem về Trung Quốc hoặc thiêu hủy hết. Vào thời nhà Hậu Lê (1428-1527), vì lý do chính trị, các vua nhà Lê phải diệt dấu tích của nhà Trần, cho nên phải diệt luôn phái thiền Trúc Lâm (do nhà Trần sáng lập), đồng thời triều đình nhà Hậu Lê phải phát triển Nho giáo để thay thế cho Phật giáo vốn được phát triển mạnh từ thời Lý-Trần và là tiêu biểu cho văn hóa Đại Việt thời đó.

Đến thời nhà Mạc (1527-1593), Phật giáo được phục hưng, triều đình tích cực hỗ trợ, nhưng vì tình trạng chiến tranh nên Phật giáo cũng không phát triển mạnh được và cũng có kinh sách Phật giáo được khắc in để phổ biến trong nước.

Trong thời gian từ năm 1400 đến 1593, Phật giáo cũng còn truyền bá ở Đại Việt, tuy nhiên vì không còn tài liệu nên chúng ta chưa biết được sự truyền thừa của phái thiền Trúc Lâm như thế nào, cũng như hành trạng của các nhà sư trước đó.

Vào đầu thời Lê Trung Hưng, từ năm 1593 đến khoảng năm 1630, trước khi có một số thiền sư Trung Quốc đến Bắc Hà (Viên Văn-Chuyết Chuyết, Minh Hành-Tại Tại…) ở các chùa miền Bắc vẫn có một số thiền sư Việt Nam, có lẽ hầu hết là các thiền sư thuộc phái thiền Trúc Lâm, vẫn âm thầm Hoằng truyền Phật pháp và phổ truyền Thiền tông.

Vì vậy trong khoảng thời gian này, ở Bắc Hà chúng ta có thể tìm thấy dấu chân hoằng hóa của các thiền sư như sau:

 

 

I. THIN SƯ TU THÔNG
VÀ PHÁP TRANG V
I CHÙA HOA NGHIÊM

Chùa Hoa Nghiêm (hay chùa Nội) ở xã Ỷ La, huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây (nay thuộc ngoại thành Hà Nội) là danh lam từ xưa. Qua thời gian, chùa bị hư hoại. Năm Sùng Khang thứ 10 (1575) đời nhà Mạc, trụ trì chùa là Thiền sư Tuệ Thông vận động quyên góp thiện tín hưng công trùng tu chùa. Sau khi hoàn thành, Thiền sư Tuệ Thông soạn bia “Hoa Nghiêm tự bi” ghi công đức. Kế thế trụ trì chùa sau đó là Thiền sư Pháp Trang. Thiền sư Pháp Trang tên thế là Nguyễn Như Minh, quê ở xã Ba Lăng, huyện Thượng Phúc, trấn Sơn Nam, hoằng hóa ở chùa Hoa Nghiêm, và là quan Tăng lục của Ty Tăng thống.

Năm Đức Long 5 (1633), thời vua Lê Thần Tông, Thiền sư Pháp Trang vận động quyên góp thiện tín tu sửa gác chuông, nhà thiêu hương, hậu đường, hành lang, các tượng Phật. Công trình trùng tu hoàn thành, Thiền sư Pháp Trang soạn bia ghi công đức (Cổ tích danh lam Hoa Nghiêm tự bi).

II. THIN SƯ PHÁP TRNG

Thiền sư Pháp Trừng hoằng hóa ở chùa Bảo Sở, thuộc xã TâyĐam, huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).

Chùa Bảo Sở là chùa cổ nổi tiếng linh ứng. Chùa trang nghiêm tráng lệ, tượng Phật mỹ thuật có chuông to trống lớn, nhưng chưa cóđèn đẹp. Quan Đô ngự Bộ Hình là Nguyễn Ích Tăng và một số quan viên ở địa phương xây dựng cây đèn lớn để thắp lên vào các ngày rằm, mùng một. Cây đèn được dựng vào năm Quảng Hòa 1 (1541) đờinhà Mạc, tiến sĩ Nguyễn Quang Hiến soạn bia “Bảo Thiết Hoa Đăng Kinh Bi” để ghi công đức. Sư Pháp Trừng viết chữ để khắc bia đá.

 

III. THIN SƯ PHÁP VIÊN VÀ TU NHN

Thiền sư Pháp Viên hoằng hóa ở chùa Sùng Đức trên núi Hàm Long, xã Yên Lập, huyện Yên Hưng, trấn Quảng Yên (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh).

Chùa Sùng Đức được lập từ thời nhà Trần, triều đình giao cho dân bản xã phụng thờ. Qua thời gian lâu dài chùa bị hư.

Năm Vĩnh Tộ 4 (1622) đời vua Lê Thần Tông, Thiền sư Pháp Viên cùng giám sinh Vũ Chân Nho, Hương trưởng Tống Công Luận vận động quyên góp trùng tu chùa, Thiền sư Tuệ Nhẫn soạn bia “Tứ Tự Hồng Danh”.

Năm Vĩnh Tộ 8 (1626), phu nhân Đô Nguyên soái tên là Trịnh Thị Ngọc Hoa cùng khoảng 20 thiện nam tín nữ đóng góp trùng tu chùa.

Đến năm Dương Đức 3 (1647) đời vua Lê Gia Tông, trụ trì chùa là Thiền sư Mộ Đạo tìm thấy bia củ của Thiền sư Tuệ Nhẫn nên soạn bia “Tứ Tự Hồng Danh” để trích yếu sau lục lịch sử chùa.

 

IV. THIN SƯ PHÁP QUANG

Thiền sư Pháp Quang tên thế là Nguyễn Nghĩa Hoằng hóa ở chùa Đại Bi, xã Triều Đông, huyện Thượng Phúc, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hà Tây).

Hai quận chúa Trịnh Thị Ngọc Tập và Trịnh Thị Ngọc Trụ cùng các tăng ni, thiện nam tín nữ hưng công xây dựng chùa Đại Bi, công trình hoàn thành, Thiền sư Pháp Quang soạn bia “Đại Bi Tự Bi” vào năm Vĩnh Tộ 2 (1620), đời vua Lê Thần Tông, để ghi công đức.

V. THIN SƯ PHÁP THÔNG

Thiền sư Pháp Thông tên thế là Lê Văn Ngô được sự hộ pháp của Á quốc phu nhân Nguyễn Thị Ngọc Lan cùng thiện nam tín nữ hưng công trùng tu chùa Gìa Nương (hay chùa Nhà Nàng) ở xã Đông Sơn, huyện Tiên Du, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hà Bắc) vào năm Vĩnh Tộ 4 (1622), đời vua Lê Thần Tông.

VI. THIN SƯ ĐẠO TRÍ VÀ ĐẠO SƠN

Thiền sư Đạo Trí hoằng hóa ở chùa Bảo Phúc, xã Qúi Khê, huyện Yên Hưng, trấn Yên Quảng (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh).

Vào năm Sùng Khang 7 (1572), đời vua Mạc Mậu Hợp, Thái hậu họ Vũ, Quốc thái phu nhân Vương Thị Ngọc Đỉnh, Đô chỉ huy Thiêm sự Vũ Quang Phụ … cúng dường trùng tu và mua ruộng cho chùa Bảo Phúc, Thiền sư Đạo Trí soạn bia “Trùng Tu Bảo Phúc Phật Tự Bi” để ghi công đức. Thiền sư Đạo Sơn hoằng hóa ở chùa Trấn Quốc tại kinh thành Thăng Long (Đông Đô) viết chữ khắc vào bia đá.

VII . THIN SƯ TU PHÁP (PHÁP NHN)
VÀ TU
HƯƠNG (PHÁP ĐĂNG)

Thiền sư Tuệ Pháp (Huệ Pháp) hiệu là Pháp Nhẫn tên thế là Mai Trí Bản hoằng hóa ở chùa Hun hay chùa Tự Phúc ở núi Côn Sơn, xã Chúc Thôn, huyện Chí Linh, trấn Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hải Dương).

Chùa Hun (chùa Tư Phúc) là Tổ đình nổi tiếng của phái thiền Trúc Lâm, ba vị Tổ đầu tiên của phái thiền Trúc Lâm đều có hoằng hóa ở chùa này. Tổ thứ ba của phái thiền Trúc Lâm là Huyền Quang đã hoằng hóa và viện tịch ở chùa này, tháp được xây ở trên núi Côn Sơn phía sau chùa. Băng Hồ Trần Nguyên Đán và Ức Trai Nguyễn Trãi về sống ẩn dật nơi đây một thời gian.

Chùa lâu ngày bị hư hỏng vào khoảng đầu thời vua Lê Kính Tông (1600 -1619), tru ïtrì chùa là Thiền sư Tuệ Pháp cùng với Tăng chánh Tuệ Hương (hiệu Pháp Đăng) đứng ra vận động xây cổng tam quan và trùng tu lại chùa. Sau khi hoàn thành khắc bia “Côn Sơn Tự Phúc Bi” vào năm Hoàng Định 3 (1602) để ghi lại công đức.

Sau đó Thiền sư Tuệ Pháp cùng với các hội chủ và thiện tín tiếp tục hưng công sửa sang thượng điện nhà thiêu hương, các hành lang, các tượng Phật… Năm Hoàng Định 7 (1606), Nguyễn Đức Minh soạn bia “Côn Sơn Tự Phúc Tự Bi” ghi công trình. Vị Tuấn tự Đạo Cao viết chữ.

Năm Hoàng Định 14 (1613), Bình An vương Trịnh Tùng, cung tần Lê Thị Ngọc Chu, Thượng quận chúa Trịnh Thị Ngọc Liễu, Thái úy Trịnh Đỗ… cúng dường ruộng và trùng tu chùa, Tăng chánh Tuệ Hương soạn bia ghi công đức.

 

VIII. CÁC THIN SƯ HOØNG HÓA
CHÙA ĐẠI DƯƠNG (TU CHIU VÀ TU OÁNH)

Chùa Đại Dương trước kia tên là Quế Dương, được lập từ thời nhà Lý, để thờ Thái hậu Phù Thánh Linh Nhân (hay Nguyên phi Ỷ Lan) vợ của vua Lý Thánh Tông và là mẹ của vua Lý Nhân Tông, là chùa cổ nổi tiếng.

Chùa Đại Dương ở xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, trấn Kinh Bắc (nay thuộc ngoại thành Hà Nội) lâu ngày bị hư.

Năm 1608-1609, trụ trì chùa Tăng Thống Tuệ Chiếu (tên Nguyễn Văn Cơ) được sự hỗ trợ của Hoàng Thái hậu Hoàng Thị Ngọc Đệ (vợ Bình An vương Trịnh Tùng), Việt Quận công Trịnh Trình… hưng công trùng tu chùa.

Năm Dương Hòa 5 (1639), đời vua Lê Thần Tông, cung tần phủ chúa là Thái Thị Phi cúng 5 quan và 6 dật bạc để tu sửa và mua ruộng cho chùa, trụ trì chùa là Thiền sư Phổ Tế soạn bia “Đại Dương Tự Điền Bi” để ghi công đức.

Thiền sư Phổ Tế hay Tuệ Oánh tên thế là Nguyễn Văn Quế, quê ở làng Phủ Thị, vốn dòng dõi Nho gia, sau khi xuất gia theo học Phật. Sau khi Tăng thống Tuệ Chiếu tịch, Thiền sư Phổ Tế được cử thay thế trụ trì chùa Đại Dương và được vua phong cho làm Tăng thống. Năm Dương Hòa 7 (1641), Tăng thống Phổ Tế đứng ra hưng công tô tượng Phật: tượng Bồ tát Quan Thế Âm, Hộ pháp, Bát bộ Kim cương, A Nan… và mua thêm ruộng đất cho chùa.

IX. TĂNG THNG PHÁP TH

Chùa Bảo Tháp trước ở xã Thực Thao, huyện Cẩm Giang, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh) là danh lam thắng cảnh trong vùng.

Năm Khánh Đức 3 (1651), đời vua Lê Thần Tông, thị nội cung tần Lương Thị Ngọc Minh, người bản xã đứng ra hưng công trùng tu chùa Bảo Tháp. Bà còn mua 10 mẫu ruộng cúng cho chùa, Tăng thống Pháp Thọ (họ Nguyễn) soạn bia “Bảo Tháp Tự Bi Ký” ghi công đức.

X . THIN SƯ PH TU

Thiền sư Phổ Tuệ (Phổ Huệ), quê ở làng Đa Tiên, huyện Siêu Loại, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) hoằng hóa ở chùa Bản Tịch, tại xã Đình Loan, huyện Văn Lâm, trấn Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hải Hưng).

Năm Dương Hòa 6 (1640), đời vua Lê Thần Tông, cung tần phủ chúa Nguyễn Thị Ngọc Tuyền hưng công trùng tu và cúng cho chùa 1 mẫu ruộng. Thiền sư Phổ Tuệ soạn bia “Lưu Truyền Bản Tịch Tự Bi” ghi công đức.

XI . THIN SƯ BO VIÊN VÀ VIÊN THÔNG
V
I CHÙA ĐẠI THNG

Chùa Đại Thống là danh lam cổ tích ở ấp Thanh Sơn, xã Nãi Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Chùa có phong cảnh đẹp, tọa lạc trên vùng đất có mạch tốt. Nhưng trải qua thời gian lâu dài, chùa bị hư hoại.

Năm Vĩnh Tộ 3 (1621), đời vua Lê Thần Tông, nội cung phủ chúa là Đỗ Thị Ngọc Nha và con gái là Trịnh Thị Ngọc Yên, cùng các bà Trần Thị Ngọc Lỗi, Đỗ Thị Ngọc Chân và Chiêu Dương hầu Đỗ Kim Tráng… bỏ tiền của ra trùng tu lại chùa. Trụ trì chùa là Thiền sư Bảo Viên, tự Pháp Vũ soạn bia “Đại Thống Tự Bi Ký” để ghi công đức.

Sau khi Thiền sư Bảo Viên tịch, thiền sư Viên Thông trụ trì chùa Đại Thống. Năm Tân Hợi niên hiệu Cảnh Trị 9 (1671), đời vua Lê Huyền Tông, Hòa thượng Viên Thông cùng Sa môn Chân Tung vận động quyên góp trùng tu lại chùa, tô tượng Phật, Ưu bà di Diệu Minh cúng dường 5 dật bạc, 84 quan, 2 sào ruộng trị gía 2 dật.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập