Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 3. Hành trạng Tôn giả Huyền Quang (1254 - 1334)

- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Tổng quan Phật giáo Đàng Ngoài (1593-1802)
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - A. Núi Yên Tử: Quê hương của phái thiền Trúc Lâm
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - B. Các Thiền Sư thuộc truyền thống núi Yên Tử
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - B. Các Thiền Sư thuộc truyền thống núi Yên Tử - Phần 2
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 1. Hành trạng sơ tổ Trúc Lâm
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 1. Hành trạng Tôn giả Pháp Loa (1284 - 1330)
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 3. Hành trạng Tôn giả Huyền Quang (1254 - 1334)
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - D. Dấu chân hoằng hóa của các thiền sư thuộc phái thiền Trúc Lâm ở Bắc Hà (1593-1630) - Phần 1
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 1. Thiền sư Viên Văn - Chuyết Chuyết (1590 1644)
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 2. Thiền sư Minh Hành - Tại Tại (1596 - 1659)
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 3. Chùa Phật Tích
III. TÔN GIẢ HUYỀN QUANG (1254 - 1334)
Tôn giả Huyền Quang là vị Tổ thứ ba của phái thiền Trúc Lâm của Đại Việt. Các tài liệu xưa ghi hành trạng của Huyền Quang, và trong bia ở đền Trạng Nguyên tại thôn Phúc Lộc, xã Vạn Tư, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc); “Đệ Tam Tổ Lý Trạng Nguyên hành trạng” do Phó bảng Nguyễn Phẩm, tự Tôn Phủ, hiệu Vạn Xuyên, soạn năm Tự Đức thứ 18 (1865), cho chúng ta biết về gia tộc của Huyền Quang như sau:
Tiên tổ của Lý Đạo Tái là Lý Ôn Hòa, giữ chức Hành khiển dưới triều vua Lý Thần Tông (1128-1138). Ôn Hòa sinh Lương, Lương sinh Nhượng, Nhượng sinh Minh Doãn, Minh Doãn sinh Khâm, Khâm sinh Quang Dụ, Lý Quang Dụ đậu tiến sĩ đời nhà Trần, làm quan đến chức Chuyển vận sứ. Lý Quang Dụ sinh 04 trai: trưởng là Tráng, thứ là Tướng và Thành (đều đậu tiến sĩ), út là Huệ (tự Huệ Tổ) đậu cử nhân, là giám sinh trường Quốc tử giám theo đại quân đánh Chiêm Thành, có công, lấy vợ là bà họ Lê. Huyền Quang là con của Huệ Tổ và bà họ Lê.
Lý Ôn Hòa
Lý Lương
Lý Nhượng
Lý Minh Doãn
Lý Khâm
Lý Quang Dụ (tiến sĩ)
Tráng Tướng Thành Huệ (Huệ Tổ)
Lý Đạo Tái (Huyền Quang)
Tôn giả Huyền Quang là Tổ thứ ba của phái thiền Trúc Lâm ở Đại Việt, tên thật là Lý Đạo Tái hay Lý Tải Đạo, sinh năm Giáp Dần (1254) ở làng Vạn Tải, huyện Vũ Ninh, lộ Bắc Giang (nay thuộc huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc).
Thân phụ là Lý Huệ, được gọi là Huệ Tổ, đậu thái học sinh (cử nhân), làm quan có công trong việc đánh Chiêm Thành, nhưng không ưa thích công danh, chỉ ưa ngao du sơn thủy, viếng danh lam thắng cảnh. Thân mẫu họ Lê, trước làm thủ từ ở chùa Ngọc Hoàng ở bản xã, là người hiền đức. Nhà ở phía Đông nam chùa này. Một hôm bà vào núi Chu Sơn hái thuốc, ngồi nghỉ ở miếu Ma Cô Tiên, chợp mắt chiêm bao thấy một con khỉ mặc áo vàng, bưng vầng mặt trời ném vào bụng bà. Về nhà bà thuật lại cho một vị tôn túc, vị này đoán là điềm có mang “quý tử”. Sau đó bà sinh đặt tên là Lý Đạo Tái.
Vào đêm sinh Lý Đạo Tái, trụ trì chùa Ngọc Hoàng là sư Huệ Nghĩa tụng kinh xong xuống phòng ngồi trên ghế trường kỷ chợt ngủ quên, nằm chiêm bao thấy trên chùa đèn đuốc sáng trưng, chư Phật tụ hội đông đủ, Kim cang, Long thần, Hộ pháp chật nứt, Đức Phật chỉ Tôn giả A Nan bảo: “Ngươi thác sinh làm pháp khí cõi Đông”. Bỗng có tiểu đồng gõ cửa, sư Huệ Nghĩa chợt tỉnh giấc, làm bài kệ viết trên vách chùa:
Người mà vì đạo chớ tìm đâu,
Tâm minh tức Phật, Phật tức tâm.
Mộng thấy điềm lành là cảm ứng,
Đời này ắt gặp bạn tri âm!
Dịch nghĩa:
Nhân chi vi đạo khởi tha tầm,
Tâm tức Phật hề Phật tức tâm,
Huệ địch kiết tường vi ảnh hưởng,
Thử sinh tất kiến hảo tri âm !
Thuở nhỏ Đạo Tái có dung mạo kỳ lạ, chí khí của bậc vĩ nhân cha mẹ rất yêu quý, dạy học văn chương, nghe một biết mười, có tài như bậc Á thánh (Nhan Hồi), nên được gọi là Tải Đạo.
Năm chín tuổi đã biết làm thơ văn, theo Nho học để thi ra làm quan. Năm 19 tuổi bắt đầu học thêm kinh sách Phật giáo.
Năm 20 tuổi (1273), Đạo Tái đậu kỳ thi hương (cử nhân). Năm sau, niên hiệu Bảo Thù thứ hai (1274), đời vua Trần Thánh Tông, Lý Đạo Tái đậu trạng nguyên. Trước đó, cha mẹ định cưới vợ cho ông nhưng ông không chịu, bấy giờ vua định gả Công chúa Liễu Nữ, cháu của An Sinh vương Trần Liễu, ông cũng từ chối.
Lý Đạo Tái được bổ làm việc ở Hàn lâm viện. Ông giỏi văn chương, điển tích, trích dẫn kinh nghĩa chính xác và ứng đối mau lẹ, thường được cử tiếp đón sứ giả Trung Hoa, sứ giả phải nể phục. Ông cũng tầng được cử đi sứ sang Trung Quốc.
Làm quan dưới ba triều vua Trần Thánh Tông, Nhân Tông và Anh Tông suốt ba mươi năm, ông đệ đơn xin từ quan để tu hành mấy lần nhưng vua Anh Tông không chấp thuận.
Cuối năm Giáp Thìn (1304), Trúc Lâm Đầu Đà từ chùa Vân Yên trên núi Yên Tử về kinh thành để làm lễ thọ giới Bồ tát cho một số người trong Hoàng tộc và triều thần. Có lẽ trong dịp này, Huyền Quang xin từ quan và xuất gia thọ giới ở chùa Lễ Vĩnh, sau đến thọ giới với Thiền sư Bảo Phác ở chùa núi Vũ Ninh ở huyện nhà, pháp danh là Huyền Quang.
Năm Bính Ngọ (1306), Trúc Lâm Đầu Đà cử Pháp Loa làm giảng chủ chùa Báo Ân tại huyện Siêu Loại, trong buổi lễ chánh thức và long trọng, Thiền sư Bảo Phác và Sa di Huyền Quang đều được tham dự. Vì vậy, Trúc Lâm Đầu Đà chọn Huyền Quang thay thế Pháp Loa theo giúp Phật sự cho Trúc Lâm.
Huyền Quang theo Trúc Lâm vân du hoằng hóa khắp nước, viếng các danh lam thắng cảnh, khuyên dân chúng hành “Thập Thiện” (làm 10 điều thiện), bỏ các tục lệ thờ cúng tà thần và dâm thần…
Trúc Lâm Đầu Đà giao cho Huyền Quang biên soạn và hiệu chỉnh một số kinh sách cần thiết cho Giáo hội Phật giáo, tức phái thiền Trúc Lâm. Huyền Quang biên soạn các sách:
-Chư phẩm kinh: Tuyển tập những phẩm kinh trong các bộ kinh thiết yếu và thực dụng.
-Công văn tập: Tuyển tập các bài sớ, điệp… dùng trong các nghi lễ Phật giáo.
Trúc Lâm rất bằng lòng việc biên soạn sách của Huyền Quang, Trúc Lâm bút phê vào sách Thích khoa giáo, khen ngợi như sau: “Phàm các sách đã qua tay Huyền Quang biên soạn (hay hiệu khảo rồi) thì không thể thêm hay bớt một chữ nào nữa”. Trúc Lâm cho khắc in các sách này. Có lẽ các sách này cũng được in vào bộ Đại Tạng kinh đời nhà Trần.
Năm 1308, Trúc Lâm Đầu Đà viên tịch, Huyền Quang phụng mệnh vua, thay thế trụ trì chùa Vân Yên trên núi Yên Tử. Trong thời gian ở chùa này, Huyền Quang sáng tác tác phẩm rất nổi tiếng là “Vịnh Vân Yên tự phú” (Bài phú vịnh chùa Vân Yên) và An Tử sơn cư am (ở am núi Yên Tử):
Am bức thanh tiêu lãnh,
Môn khai vân thượng tầng.
Dĩ can Long Động Nhật,
Do xích Hỗ Khê băng.
Bảo chiết vô dư sách,
Phù suy hữu sấu đằng.
Trúc Lâm đa túc điểu,
Quá bán bạn nhàn tăng.
Dịch nghĩa:
Am lạnh lẽo cao ngất,
Cửa mở tận tầng mây.
Mặt trời soi Long Động,
Tuyết dầy che Hổ Khê.
Vụng về không mưu lược,
Gậy mây đỡ thân gầy.
Trúc Lâm nhiều chim ngủ,
Quá nửa bạn tăng nhàn.
Rằm tháng Giêng năm Quý Sửu (1313), Tôn giả Huyền Quang về kinh đô Thăng Long thăm vua Trần Anh Tông, rồi đến chùa Báo Ân ở huyện Siêu Loại giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm.
Sau đó, Tôn giả Huyền Quang dâng biểu xin phép vua cho về thăm cha mẹ và lập chùa Đại Bi ở phía Tây nhà, nằm về phía Đông chùa Ngọc Hoàng.
Trong việc xây dựng chùa Đại Bi, từ vua, quan cho đến dân chúng đều góp công đức bằng vàng bạc, tiền của rất nhiều. Khi chùa hoàn thành, Tôn giả Huyền Quang mở pháp hội bảy ngày đêm, dân chúng khắp nơi về tham dự hàng vạn người. Sau khi pháp hội hoàn mãn, Tôn giả đem tiền của còn lại cúng dường cho Tăng Ni các đạo tràng, bố thí cho những người nghèo khổ, lại mở một tiệc nhỏ mời họ hàng thân thích trong làng và bạn bè cố cựu, rồi biếu họ vàng bạc, vải vóc. Ngay sau bữa tiệc đó, Tôn giả trở về chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, bạn bè chí thân làm thơ đưa tiễn hơn 30 bài.
Chư Tăng Ni theo học với Huyền Quang ở chùa Vân Yên đông đến hàng ngàn người. Trong thời gian Huyền Quang trụ trì chùa Vân Yên, nhiều người kính trọng đạo hạnh của Ngài, nhưng có một vài cá nhân có vẻ ganh tỵ khi thấy Huyền Quang được Thượng hoàng Nhân Tông và vua Anh Tông thán phục nên có nhiều lời dị nghị, nhân đó nho thần Mạc Đỉnh Chi tâu với vua rằng: “Vẽ cọp thì vẽ da, làm sao vẽ tới xương được, biết người thì chỉ biết bề ngoài, làm sao biết được trong tâm. Xin bệ hạ cho lập kế thử nghiệm”. Vua liền sai cung nhân Điểm Bích hiệu là Tam Nương giả bộ lên chùa tu để tìm cách chinh phục Huyền Quang, thử xem có bị động tâm hay không ? Điểm Bích là cung nữ có sắc đẹp lại thông bác kinh sử. Vua nói: “Huyền Quang là vị sư có giới hạnh cao nghiêm, chưa tầng có ý sắc dục, nhà ngươi đến chùa tìm hiểu. Nếu sư còn quyến luyến tình dục thì ngươi hãy dụ mà xin cho được kim tử bằng vàng đem về đây cho ta, nếu man trá thì bị tội”. Kim tử này là vật báu mà vua đã tặng cho Huyền Quang ngày trước. Năm Quí Sửu (1313), Điểm Bích cùng một tiểu tỳ lên chùa Vân Yên gặp một Ni sư già, Bích xin xuất gia học đạo, Ni sư chấp chận cho ở lại tập sự, sai bảo trà nước sớm trưa.
Một hôm, Tôn giả Huyền Quang thấy dung mạo Điểm Bích biết Bích không phải là người có tâm theo học đạo, tu hành nên gọi Ni sư lên quở trách. Điểm Bích thấy Tôn giả có giới hạnh nghiêm minh, khó dùng sắc đẹp để chinh phục, nên nảy sinh ra mưu kế khác. Một hôm, Điểm Bích khóc than với Ni sư nói rằng: Cô là con quan Huyện thừa, thu thuế xong thì bị ăn cướp đoạt hết số tiền thuế, nếu đến kỳ hạn không có đủ tiền đền thì sẽ bị tội và bị tịch biên gia sản. Ni sư kể lại sự việc cho chư Tăng Ni ở chùa nghe, Tôn giả Huyền Quang định về triều đình xin tội cho cha Điểm Bích nhưng có một sư nói: “Pháp luật là pháp luật, để mất của công thì phải chịu tội, không nên vì tình riêng mà can thiệp, như vậy pháp luật không còn được tôn trọng. Tốt hơn hết là chúng ta quyên tiền giúp cho cô ấy”. Đồ chúng trong chùa, ai cũng góp tiền cho, Huyền Quang lấy Kim tửû mà vua đã ban đưa cho Điểm Bích.
Sau khi nhận được Kim tử, Điểm Bích trở về cung vua, tâu với vua sự việc khác đi như sau: “Thần thiếp đến chùa xin tu, Ni sư cử thiếp hầu trà nước cho sư Huyền Quang. Một tháng trôi qua, Sư chưa tầng nhìn hỏi thiếp. Một đêm kia, Sư lên chánh điện tụng kinh đến khuya, Sư và đại chúng về tăng phòng nghỉ, thiếp đến cạnh tăng phòng của sư để nghe động tịnh, thì nghe Sư ngâm bài thơ Nôm như sau:
Vằng vặc trăng mai ánh nước,
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh,
Người hòa tươi, tốt cảnh hòa lạ,
Màu Thích Ca nào thử hữu tình.
Sư ngâm bài này ba lần, thiếp vào phòng xin tạ từ về thăm cha mẹ, nói rằng năm tới sẽ lên học đạo. Sư lưu thiếp lại một đêm, tặng thiếp Kim tử.
Vua nghe xong không vui, tự trách: Việc này nếu xảy ra đúng sự thật thì chính ta là người thả lưới bắt chim, còn nếu sự việc xảy ra không đúng thật như thế thì không thể nào tránh được sự nghi ngờ về Tôn giả Huyền Quang.
Vua liền mở đại hội Vô Già thỉnh Huyền Quang về làm chủ lễ. Trên bàn cúng bày đầy đủ lễ vật, lục phẩm, ngũ cúng, ca sa, pháp y và cả các tạp vật như vàng bạc châu báu… Huyền Quang biết mình bị hàm oan, nhưng vẫn thản nhiên khai đàn, ngửa mặt lên trời thổi một hơi, lên đàn ba lượt, xuống đàn ba lượt, vọng bái thánh hiền mười phương, tay trái cầm bình bạch ngọc, tay phải cầm nhành dương xanh, mật niệm thần chú rưới nước khắp trên dưới pháp điện. Bỗng thấy một đám mây đen hiện lên, bụi bay đầy trời, không gian mù mịt. Một lát trời sáng lại, mọi tạp vật như vàng bạc châu báu đều bị bay mất hết, chỉ còn lại hương đăng và lục cúng. Ai ai cũng thất sắc kinh hoàng. Vua thấy đạo pháp của Tôn giả Huyền Quang thấu cả trời đất, liền rời chỗ ngồi quỳ lạy tạ lỗi… Từ đó vua càng thêm tôn kính Tôn giả.
Khoảng năm 1313, Tôn giả Huyền Quang về trụ trì chùa Ninh Phúc (hiện nay được gọi là chùa Bút Tháp hay chùa Nhạn Tháp), cho trùng tu lại chùa, xây tháp chín tầng gọi là: “Tòa Cửu phẩm Liên hoa”. Tháp có tám mặt có thể xoay quanh trục, Phật tử đi kinh hành quanh tháp vừa trì chú hay niệm Phật vừa quay tháp xung quanh trục (hình thức Mật tông và Tịnh độ).
Sau đó Tôn giả Huyền Quang về trụ trì chùa Thanh Mai sáu năm. Tiếp theo đó Tôn giả Huyền Quang về trụ trì chùa Tư Phúc hay chùa Hun ở Côn Sơn (huyện Chí Linh ) được lập từ đời nhà Lý, Trúc Lâm Đầu Đà và Pháp Loa đã tầng thuyết pháp, hoằng hóa ở chùa này.
Năm 1330, Tôn giả Pháp Loa thị tịch ở chùa Quỳnh Lâm, Tôn giả Huyền Quang kế thế Pháp Loa lãnh đạo phái thiền Trúc Lâm trở thành vị Tổ thứ ba, nhưng vẫn trụ trì chùa Tư Phúc cho đến ngày viên tịch.
Tôn giả Huyền Quang ở chùa Côn Sơn những năm cuối cùng của cuộc đời. Cảnh thanh tịnh và tươi đẹp của Côn Sơn đã là đề tài cho nhiều vua chúa và nhà thơ nổi tiếng, Tôn giả Huyền Quang cũng có bài thơ thất ngôn tứ tuyệt trác tuyệt như sau:
Đức bạc thường tàm kế Tổ đăng,
Không giao Hàn, Thập khởi oan tăng,
Tranh như trục bạn qui sơn khứ,
Điệp chướng trùng sơn vạn vạn tăng
Dịch nghĩa:
Thẹn mình đức mỏng nối Đèn Tổ,
Luống cho Hàn, Thập sinh oán hờn,
Cùng với bạn đạo về non vắng,
Rừng núi phủ quanh vạn vạn tầng.
Ngày 23 tháng Giêng năm Giáp Tuất (1334), Tôn giả Huyền Quang tịch ở chùa núi Côn Sơn, thọ 81 tuổi. Vì vậy ở chùa Hun từ xưa đến nay đều mở lễ hội giỗ Tổ vào ngày 23 tháng Giêng, Phật tử khắp nơi về dự lễ rất đông.
Ngày 24 tin đó mới về đến quê nhà. Vì vậy, chùa Đại Bi ở làng Vạn Tải, nơi quê nhà, cúng giỗ Tổ Huyền Quang vào ngày 24 tháng Giêng.
Thượng hoàng Trần Minh Tông phong hiệu cho Huyền Quang là: “Trúc Lâm đệ tam đại”, đặc phong Từ Pháp Huyền Quang Tôn giả.
Đồ chúng xây tháp trên núi Côn Sơn thờ cúng.
Tác phẩm của Tôn giả Huyền Quang gồm có :
- Ngọc Tiên tập.
- Một số bài thơ được chép lại trong sách “Việt Âm thi tập” của Phan Phù Tiên (3 bài), “Toàn Việt thi lục” của Lê Quí Đôn (24 bài), “Hoàng Việt thi tuyển” của Bùi Huy Bích (7 bài).
- Chư phẩm kinh
- Phổ Tuệ ngữ lục ( biên soạn lại các ngữ lục của Tôn giả Pháp Loa).
- Bảo đỉnh hành trì bí chủ toàn chương (hay Bảo đỉnh hành trì) hay Thích thị Bảo Đỉnh Hành Trì Bí Chủ Toàn Chương.
- Phật môn công văn trợ thành: Tôn giả Huyền Quang biên lục theo định bản của Tôn giả Pháp Loa.
- Thích khoa giáo
- Đoạn sách lục: Trong sách này có bản niên phổ ghi chép về hành trạng của Tôn giả Pháp Loa do Huyền Quang khảo đính và thị giả Trung Minh sao chép lại.
Hành trạng của Tôn giả Huyền Quang được ghi chép trong sách “Tổ gia thực lục”. Nhưng vào thời nhà Minh đô hộ Đại Việt, Thượng thư Hoàng Phúc qua cai trị, lấy đem về Trung Quốc. Sau đó, Hoàng Phúc thường nằm mơ thấy Tôn giả Huyền Quang bảo phải gởi trả sách này lại cho bản quốc. Nhưng cho đến đời con cháu của Hoàng Phúc cũng chưa gặp cơ hội thuận tiện để gởi trả sách này. Do đó, nguyện xin lập chùa “An Nam Thiền sư Huyền Quang tự” tại làng mình để thờ. Chùa này rất linh ứng, cầu đảo đều được ứng nghiệm. Mãi đến khoảng niên hiệu Gia Tĩnh nhà Minh (1522-1528), cháu bốn đời của Hoàng Phúc là Hoàng Thừa Tổ cũng thường nằm mộng thấy Tôn giả Huyền Quang bảo phải gởi trả sách về nước nên đã cho Tô Xuyên hầu Lê Quang Bí đem về. Tô Xuyên hầu đi sứ sang nhà Minh bị giữ lại Trung Quốc 19 năm mới được cho về. Trình Tuyền hầu Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân đến chúc mừng đoàn sứ giả về nước, nhận được sách này. Sau đó, Trình Tuyền hầu có làm văn chú thích sách này.
- Dấu Ấn Chùa Thiền Lâm- Di Tích Văn Hoá Tâm Linh Đặc Biệt Nguyễn Đắc Xuân.
- Đại Thừa Đăng với những Cao Tăng Việt-Hoa Tâm Phương
- Vài nét về Phật giáo Lý – Trần Thuần Hiếu
- Nghiên cứu tình trạng Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn chống xâm lăng Lê Mạnh Thát
- Lược sử Trúc Lâm Tam tổ Thích Nguyên Như
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 1. Hành trạng Tôn giả Pháp Loa (1284 - 1330) Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 1. Hành trạng sơ tổ Trúc Lâm Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - B. Các Thiền Sư thuộc truyền thống núi Yên Tử - Phần 2 Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - B. Các Thiền Sư thuộc truyền thống núi Yên Tử Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - A. Núi Yên Tử: Quê hương của phái thiền Trúc Lâm Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Tổng quan Phật giáo Đàng Ngoài (1593-1802) Nguyễn Hiền Đức
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài Nguyễn Hiền Đức
- Sơ lược lịch sử Phật giáo Việt Nam - Chương 8: Tổng lược lịch sử Phật giáo vào thời nhà Trần (1225 - 1400) - III. Sự mất dấu của Phái thiền Trúc Lâm Nguyễn Hiền Đức
- Sơ lược lịch sử Phật giáo Việt Nam - Chương 8: Tổng lược lịch sử Phật giáo vào thời nhà Trần (1225 - 1400) - II. Thiền phái Trúc Lâm - 3. Tam tổ Trúc Lâm Nguyễn Hiền Đức
- Sơ lược lịch sử Phật giáo Việt Nam - Chương 8: Tổng lược lịch sử Phật giáo vào thời nhà Trần (1225 - 1400) - II. Thiền phái Trúc Lâm - 1. Các thiền sư thuộc truyền thống núi Yên Tử Nguyễn Hiền Đức
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 3. Chùa Phật Tích
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 2. Thiền sư Minh Hành - Tại Tại (1596 - 1659)
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 2: Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài - 1. Thiền sư Viên Văn - Chuyết Chuyết (1590 1644)
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - D. Dấu chân hoằng hóa của các thiền sư thuộc phái thiền Trúc Lâm ở Bắc Hà (1593-1630) - Phần 2
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - D. Dấu chân hoằng hóa của các thiền sư thuộc phái thiền Trúc Lâm ở Bắc Hà (1593-1630) - Phần 1
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 1. Hành trạng Tôn giả Pháp Loa (1284 - 1330)
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - C. Hành trạng tam tổ Trúc Lâm - 1. Hành trạng sơ tổ Trúc Lâm
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - B. Các Thiền Sư thuộc truyền thống núi Yên Tử - Phần 2
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - B. Các Thiền Sư thuộc truyền thống núi Yên Tử
- Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - A. Núi Yên Tử: Quê hương của phái thiền Trúc Lâm
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)