Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Chương 1: Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử - B. Các Thiền Sư thuộc truyền thống núi Yên Tử

Đã đọc: 3577           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

B- CÁC THIỀN SƯ THUỘC TRUYỀN THỐNG NÚI YÊN TỬ

Vùng núi Yên Tử là nơi tu hành của nhiều thiền sư thời xưa, nhưng chúng ta chưa biết được vì không có tài liệu. Đến cuối triều đại nhà Lý, núi Yên Tử bắt đầu nổi danh với sự xuất hiện của Thiền sư Hiện Quang, Quốc sư Phù Vân (Quốc sư Trúc Lâm), Quốc sư Đại Đăng. Vào đời Trần, núi Yên Tử trở thành Tổ đình hay thánh địa của phái thiền Trúc Lâm với sự ngự trị của Tam Tổ: Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Tôn giả Pháp Loa và Huyền Quang.

Vùng núi Yên Tử cũng là thái ấp của Thượng sĩ Tuệ Trung tức Hưng Ninh vương Trần Quốc Tung. Thượng sĩ Tuệ Trung hay Huệ Trung vừa là cậu, vừa là thầy của Điều Ngự Giác Hoàng (Trần Nhân Tông), là một cư sĩ nổi danh nhất trong Phật giáo Việt Nam …


1. THIN SƯ HIN QUANG (?-1221) KHAI  SƠN CHÙA VÂN YÊN TRÊN NÚI YÊN T

Thiền sư Hiện Quang tên là Lê Thuần, quê ở kinh thành Thăng Long, dung mạo xinh đẹp, tiếng nói thanh tao, êm ái, mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, chịu đủ mọi cực khổ của cuộc đời ngay từ khi còn tấm bé. Năm 11 tuổi, Lê Thuần được Thiền sư Thường Chiếu (?-1203) đem về chùa nuôi và dạy cho học đạo, sau trở thành thiền sư thuộc thế hệ mười bốn của phái thiền Vô Ngôn Thông.

Thiền Sư Thường Chiếu là đệ tử của Thiền sư Quảng Nghiêm ở chùa Tịnh Quả, thuộc phái thiền Vô Ngôn Thông.

Khoảng năm 1190, Thiền sư Thường Chiếu đến trụ trì chùa Lục Tổ. Chùa này là Tổ đình của phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Nhờ đó, Thiền sư Thường Chiếu đã thu thập được nhiều tài liệu của cả hai phái thiền Vô Ngôn Thông và Tỳ Ni Đa Lưu Chi, ngoài ra Thiền sư Thường Chiếu còn nhận được tài liệu của Quốc sư Thông Biện nên biết thêm được cả phái thiền Thảo Đường; nhờ đó, Thiền sư Thường Chiếu viết thành quyển “Nam tông tự pháp đồ”. Nhờ các tài liệu này mà về sau, đệ tử của Thiền sư Thường Chiếu là Thiền sư Thần Nghi soạn thành sách “Thiền uyển tập anh ngữ lục”, một sử liệu quý và xưa nhất của Thiền tông Việt Nam.

Tại chùa Lục Tổ, số môn đồ theo học với Thiền sư Thường Chiếu ngày càng đông.

Lê Thuần có tư chất thông minh, lại ham học, mỗi ngày đọc sách cả hàng vạn chữ, nên không đầy mười năm sau khi theo học với Thiền sư Viên Chiếu, Lê Thuần đã đọc hầu hết các sách của Tam giáo (Phật-Lão-Nho). Vì chỉ ham tham cứu kinh điễn mà ít tham cứu và tu tập thiền định, chỉ giỏi giáo lý mà chưa thâm nhập yếu chỉ của Thiền Tông.

Ngày 24 tháng 9 năm Quý Hợi (1203), niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu thứ hai, đời vua Lý Cao Tông, Thiền sư Thường Chiếu cho hay có bệnh, nhóm đồ chúng lại đọc bài kệ:

“Đạo bổn vô nhan sắc,

Tân tiên nhật nhâït  khoa,

Đại thiên sa giới ngoại,

Hà xứ bất vi gia?”

Tạm dịch:

Đạo vốn không hình sắc,

 Ngày ngày càng tươi mới,

Ngoài đại thiên thế giới,

Chốn nào không là nhà?

Qua bài kệ đọc trước khi viên tịch của thiền sư Thường Chiếu, cho thấy phong thái của một bậc ngộ đạo và đã giải thoát, thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử trong cõi Tam Thiên Đại Thiên thế giới, không còn giới hạn của không gian và thời gian, nơi đâu cũng là nhà! Tư tưởng của thiền sư Thường Chiếu thấm nhuần hệ thống kinh Bát Nhã và Thiền Đốn Ngộ, mang tư tưởng “vô ngã, vô pháp” và thái độ phá chấp. Sư chỉ cho chúng ta biết là sự giác ngộ chỉ đạt được ở ngay tự thể của tâm, mọi tìm cầu bên ngoài đều vô ích. Và khi giác ngộ thì không còn giới hạn không gian, thời gian và được tự tại vô ngại (Xem Tiểu sử Thiền sư Thường Chiếu trong sách “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam”, cùng tác giả).

Khi Thiền sư Thường Chiếu viên tịch, Hiện Quang đã 21 tuổi nhưng vẫn còn là Sa Di, chưa thọ giới Tỳ Kheo. Lúc đó, Hiện Quang mới thấy sức học của mình về Thiền Học còn quá kém cỏi, nhất là khi biện luận Phật Pháp đến chỗ thâm yếu bị bắt bẻ không trả lời được, Hiện Quang mới hối hận đã không tham học thiền khi còn thầy; thầy là một thiền sư nổi danh mà mình lại quá non yếu về thiền, nên tự than trách rằng: Ta cũng như con của nhà đại phú hộ, trong nhà đầy kho báu, mà không biết, chỉ lo ham chơi lơ đễnh; đến khi cha mẹ mất, không biết kho báu ở đâu, nên cũng chỉ là kẻ bần cùng nghèo khổ, tương lai mờ mờ mịt mịt.

Từ đó, Hiện Quang mới quyết tâm tu học thiền, vân du khắp chốn Thiền Lâm để tham học các bậïc thạc đức thiền tăng, các thiện tri thức…

Khi đến tham học với thiền sư Trí Không ở chùa Thánh Quả, nhờ lời dạy của Sư mà Hiện Quang được khai sáng tâm thiền, và sư ở lại đây tham học và hầu hạ thầy.

Sư Hiện Quang có dung mạo thanh tú, ăn nói hoạt bát nên được nhiều phật tử mến mộ, công chúa Hoa Dương lại thường lui tới cúng dường, tiếp xúc nói chuyện nên Sư bị nhiều người đàm tiếu về giới hạnh.

Sư Hiện Quang tự nghĩ: Nếu cứ cùng người thế tiếp tục tiếp xúc và lui tới cúng dường (như trường hợp công chúa Hoa Dương) ắt là không tránh khỏi bị người đời hủy nhục vô lý như thế sao? Bồ tát trong Phật giáo, kẻ sĩ trung dung vô lượng vẫn còn phải buồn khóc trước khổ nhục của cuộc đời. Nếu không tĩnh giác mạnh mẽ, không lấy nhẫn nhục làm áo giáp, không lấy tinh tấn làm khí giới thì ta không thể nào phá tan được ma quân phiền não và không thể nào đạt được quả giác ngộ vô thượng. Vì vậy, sư Hiện Quang vào phủ Nghệ An, lên núi Uyên Trừng, thọ giới Tỳ Kheo và tham học với thiền sư Pháp Giới.

Một hôm, thiền sư Hiện Quang thấy một thị giả bưng cơm, sẩy tay, làm rơi bát xuống đất, sợ quá, vội vã lấy tay hốt cơm đổ, cơm lộn với đất cát; Sư tự hối hận và suy nghĩ: Ta sống không làm lợi ích gì cho ai lại làm luống nhọc người cung cấp và phụng dưỡng đến phải như thế. Vì thế, thiền sư Hiện Quang không muốn nhận sự cúng dường và phụng dưỡng của đàn na thí chủ nữa, Sư bỏ vào rừng sống khổ hạnh tự lực, ăn các thứ trái cây hái lượm được, uống nước suối, mặc áo bằng lá cây.

Sau đó, thiền sư Hiện Quang trở ra Bắc, vào lập am tranh ẩn tu trên núi Yên Tử, các loài dã thú thấy Ngài không dám xúc phạm. Mỗi khi xuống núi, sư quảy túi vải trên đầu gậy.

Vua Lý Huệ Tông (1211-1224) nghe danh tiếng đạo hạnh của thiền sư Hiện Quang, nên sai sứ sắm đủ lễ vật để thỉnh Sư về kinh thành để tham học Phật Pháp, nhưng Sư ẩn tránh, chỉ cho thị giả ra trả lời với sứ giả như sau: “Bần đạo sinh trên đất của Vua, sống nhờ đất Vua, ăn lộc của Vua, ở trong núi thờ Phật đã lâu năm, công đức chưa được thành tựu, rất lấy làm hổ thẹn. Nay nếu đến yết kiến Vua, không những không lợi ích gì cho việc trị dân của Vua mà còn bị chúng sinh chê bai bài báng. Hơn nữa, Phật giáo đang hưng thịnh, các bậc tăng sĩ tài cao đức trọng đã tụ tập ở các Điện uy nghi trong kinh đô. Một thầy tu quê mùa thô lậu, áo rách, tu hành trong núi đâu dám đến kinh đô để làm gì. Từ đó, Sư quyết không xuống núi.

Thiền sư Hiện Quang ẩn tu trên núi Yên Tử, một ngọn núi cao nhất ở vùng bờ biển Đông Hải thuộc xứ Hải Dương.

Một hôm, có một vị Tăng hỏi Thiền sư Hiện Quang: Hòa thượng lâu nay ở trong núi để làm gì?

Sư đáp bằng bài kệ:

Na dĩ Hứa Do đức

Hà tri thế kỷ xuân?

Vô vi cư khoáng dã,

Tiêu diêu tự tại nhân.

Tạm dịch:

Theo đức Hứa Do xưa,

Nào biết mấy xuân qua?

Vô vi nơi đồng ruộng,

Người tiêu dao tự tại.

Mùa Xuân năm Tân Tị (1221), niên hiệu Kiến Gia thứ mười một, đời vua Lý Huệ Tông, Thiền sư Hiện Quang ngồi trên tảng đá ở núi Yên Tử đọc bài kệ phó chúc:

Huyễn pháp giai thị huyễn, Huyễn tu giai thị huyễn, Nhị huyễn giai bất túc, Tức thị trừ chư huyễn.

Tạm dịch:

Pháp huyễn đã là huyễn,

Tu huyễn cũng là huyễn,

Hai huyễn đều không chấp,

Tức là trừ các huyễn.

Nói kệ xong, Thiền sư Hiện Quang an nhiên mà hóa.

Môn nhân là Đạo Viên an táng Sư trong hang trên núi Yên Tử.

Trong Thiền uyển tập anh ngữ lục viết như trên nhưng còn có ghi chú: “Lại theo sách ‘Tự ngu tập’ nói không biết rõ Sư Hiện Quang quy hóa ở đâu”. Như vậy, có thể là Thiền sư Hiện Quang phó chúc như thế rồi ẩn tu trong núi Yên Tử, sau này mới viên tịch, nên chưa biết được Sư viên tịch ở đâu, vào năm nào? Vì nếu thị tịch năm 1221, lúc đó Sư mới có 39 tuổi, không có lý. Có thể lời của sách “Tự ngu tập “ là chính xác và hợp lý.

2. THIN SƯ ĐẠO VIÊN - PHÙ VÂN (QUC SƯ TRÚC LÂM) KHAI SÁNG TRUYN THNG YÊN T

Thiền sư Đạo Viên còn có hiệu là Phù Vân, được vua Trần Thái Tông tôn xưng là Quốc sư Trúc Lâm, là đệ tử của Thiền sư Hiện Quang, thuộc thế hệ thứ 15 của phái thiền Vô Ngôn Thông.

Năm 1221, Thiền sư Đạo Viên kế thế trụ trì chùa Vân Yên.

Năm Bính Thân (1236), vua Trần Thái Tông không chấp thuận việc chú là Thái sư Trần Thủ Độ ép buộc lấy chị dâu và chán việc tranh ngôi giành quyền của triều đình, tranh danh đoạt lợi và lý vô thường của cuộc đời, nên bỏ ngôi vua, trốn lên núi Yên Tử vào chùa Vân Yên để xin Quốc sư Phù Vân xuất gia tu Phật.

Quốc sư chào đón xong, thong thả ung dung hỏi vua: “Lão tăng ở rừng núi hoang dã đã lâu, xương cứng, thân thể gầy gò, ăn rau, nhai hạt dẻ, uống nước suối, vui cảnh rừng đã quen, lòng đã nhẹ như đám mây nổi, nên mới theo gió vào đây. Nay bệ hạ bỏ địa vị nhân chủ mà đến cảnh quê mùa rừng núi, chắc hẳn là muốn tìm cầu điều gì cho nên mới đến đây?

Khi nghe Quốc sư hỏi, vua ứa nước mắt khóc và thưa rằng:

“Trẫm còn thơ ấu, đã sớm mất cha mẹ, trơ vơ đứng trên sĩ dân, không có nơi nương tựa. Lại nghĩ rằng: Sự nghiệp đế vương đời trước hưng phế bất thường, cho nên trẫm mới vào chùa này, chỉ muốn cầu thành Phật, chứ chẳng muốn tìm cầu gì khác”.

Quốc sư đáp: “Trong núi vốn không có Phật, Phật vốn ở trong tâm ta. Nếu tâm lắng lại là trí tuệ sáng suốt, đó chính là Phật. Nếu bệ hạ giác ngộ được tâm ấy thì tức khắc thành Phật ngay, không cần cực khổ, khó nhọc đi tìm ở bên ngoài”.

Ngày hôm sau, Thái sư Trần Thủ Độ đem theo các quan kỳ cựu, lớn tuổi trong triều đình và các vị bô lão trong dân chúng lên chùa Vân Yên trên núi Yên Tử tìm gặp vua, Thái sư thống thiết nói: “Tôi chịu lời ủy thác của Tiên Quân có bổn phận phụng sự cho bệ hạ làm chủ thần dân, nhân dân đang mong đợi bệ hạ như con đỏ trông chờ cha mẹ”.

Huống chi ngày nay, các cố lão trong triều đình đều là họ hàng thân thích, sĩ thứ trong nước đều vui vẻ phục tùng, đến cả đứa trẻ lên 7 tuổi cũng biết bệ hạ là cha mẹ dân. Hơn nữa, Thái tổ vừa mới bỏ tôi, đất trên mộ chưa ráo, lời dặn dò còn văng vẳng bên tai. Thế mà bệ hạ trốn tránh vào rừng núi ẩn cư để cầu thỏa lấy ý chí riêng của mình. Tôi tạm nghĩ: Nếu bệ hạ vì mục đích tu lấy cho riêng mình thì được, nhưng còn quốc gia xã tắc thì sao? Nếu vì muốn được lời khen suông cho đời sau thì sao bằng lấy chính thân mình làm người dẫn đạo cho thiên hạ. Nếu bệ hạ không nghĩ lại, quần thần chúng tôi cùng nhân dân cùng xin chết cả ngày hôm nay, quyết không trở về”.

Vua nói: “Trẫm còn trẻ tuổi, chưa cáng đáng được việc nặng nề thì Phụ hoàng đã vội lìa đời, sớm mất chỗ trông cậy, trẫm không dám ở ngôi vua mà làm nhục cho xã tắc”.

Thái sư nài nỉ hai ba lần mà vua cũng không đổi ý, Thái sư bảo mọi người: “Vua ở đâu thì lập triều đình ở đó”. Nói xong, Thái sư cắm cây nêu trong núi, chỉ định chỗ làm cung điện và sai người lo xây cất.

Quốc sư Phù Vân thấy thế mới tâu với vua: “Xin bệ hạ hãy gấp về kinh sư, chớ để làm hại đến núi rừng của lão tăng”.

Vì vậy, buộc lòng vua phải chấp nhận trở về kinh đô. Khi đó, Quốc sư nắm tay vua mà nhắn nhủ: “Phàm làm đấng vua của thần dân thì phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình và tâm của thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón bệ hạ trở về, bệ hạ không về sao được. Tuy nhiên, sự nghiên cứu nội điển, xin bệ hạ đừng phút nào quên”.

Sau khi bị bắt buộc phải về kinh đô tiếp tục ở ngôi vua vừa lo việc triều chính, vua vẫn thi hành theo lời nhắn nhủ của Quốc sư Phù Vân, vua tham học kinh điển, sách thiền học và tu tập theo Thiền tông. Vua cũng thường thỉnh các bậc kỳ đức trong chốn thiền lâm để tham vấn Phật pháp và Thiền học, trong số đó gồm có: Quốc sư Phù Vân, các Thiền sư Tức Lự, Ứng Thuận, Đại Đăng… Vua cũng tham học Thiền với Thiền sư Thiên Phong-Nguyên Trường của phái thiền Lâm Tế (đời 20) từ Trung Quốc vân du sang Đại Việt hoằng dương Phật pháp. Vua thỉnh thoảng cũng đến chùa Chân Giáo kinh đô Thăng Long tham vấn thiền học với Thiền sư Đức Thành, vua cũng thường tổ chức những buổi tham học Thiền ở viện Tả Nhai, mời các Thiền sư Trung Hoa và các bậc kỳ đức Việt Nam nêu trên cùng tham dự.

Năm 1248, vua Trần Thái Tông mời Quốc sư Phù Vân về chùa Thắng Nghiêm ở kinh đô để chủ trì việc khắc bản ấn hành kinh sách Phật giáo. Trong dịp đó, Vua trình cho Quốc sư sách “Thiền tông chỉ nam” do vua biên soạn, Quốc sư xem xong khen ngợi và nói: “Tâm của chư Phật ở cả trong này, sao không khắc in ra để chỉ bày cho kẻ hậu học!”. Vua vâng lời, cho đem in sách này để phổ biến.

Về kinh sư kỳ này, Quốc sư Phù Vân có nhiệm vụ kiểm điểm lại các kinh sách và các quyển ngữ lục của Thiền trước khi đem khắc bản gỗ để in ấn và phát hành phổ biến.

Không biết việc in kinh sách lần này được tổ chức như thế nào, các kinh sách nào được in và phát hành bao nhiêu quyển? Thời gian in kinh đó tiến hành trong bao lâu?

Có lẽ trong lần về kinh đô này, Quốc sư Phù Vân cũng được thỉnh thuyết giảng Phật pháp và tham dự các buổi tham vấn Phật pháp ở viện Tả Nhai.

Quốc sư Phù Vân đã có nhiều ảnh hưởng đối với vương hầu tôn thất và triều thần nhà Trần. Quốc sư cũng đã góp phần công đức quí báu trong việc in ấn hành kinh điển Phật giáo và các sách ngữ lục của Thiền tông, nhờ đó Phật pháp được truyền bá sâu rộng trong dân chúng.

Hiện chúng ta không có tác phẩm nào của Quốc sư Phù Vân để hiểu rõ về tư tưởng Thiền học của Ngài, nhưng qua lời kể của vua Trần Thái Tông, một thiền giả ngộ đạo, kể lại trong bài tựa sách “Thiền học chỉ nam”, chúng ta có thể hiểu được là Quốc sư Phù Vân là bậc đạt đạo, đạo cao đức trọng, là bậc đã giải thoát, có chủ trương “Thiền đốn ngộ” như Tổ sư Hiện Quang qua câu nói của Quốc sư với vua: “Núi vốn không có Phật! Phật ở nơi tâm, tâm yên lặng mà có trí tuệ, đó gọi là Phật. Giác ngộ được tâm này thì lập tức thành Phật, không phải khó nhọc tìm cầu ở bên ngoài”.

Quốc sư Phù Vân quả là bậc đắc đạo, sống an nhàn tự tại, thanh thoát như “đám mây bay” đúng với pháp hiệu “Phù Vân” của Ngài và hợp với câu nói của Ngài: “Lão tăng ở rừng núi lâu, xương cứng, dung mạo gầy ốm, ăn rau, nhai hạt dẻ, uống nước suối, vân du trong chốn rừng núi, lòng nhẹ như đám mây nổi phiêu bạt theo gió vào đây”.

Quốc sư quả là bậc thoát tục, tự tại vô ngại, tâm không trụ vào đâu và thanh thản như đám mây lơ lửng, phiêu bạt trong không gian, tiêu dao khắp rừng núi thanh vắng, bay khắp mọi nơi, không còn giới hạn của không gian và thời gian, bất sinh bất diệt.

3. THIN SƯ ĐẠI ĐĂNG

Thiền sư Đại Đăng là đệ tử của Quốc sư Phù Vân, hiện không có tài liệu nên chưa biết được về quê quán, hành trạng và tư tưởng của Sư. Theo Thánh đăng lục và Trần triều Thiền tông bản hạnh, Thiền sư Đại Đăng thuộc thế hệ thứ ba của phái thiền Yên Tử, nhưng sư cũng tiếp nhận truyền thừa của Thiền sư Thiên Phong-Nguyên Trường thuộc thế hệ 20 phái Thiền Lâm Tế (Trung Quốc).

Thiền sư Đại Đăng được Quốc sư Phù Vân gửi về kinh đô Thăng Long hành đạo thay thầy, đã có nhân duyên đến tham dự những buổi tham luận về Phật pháp ở viện Tả Nhai trong triều đình, Thiền sư Đại Đăng được nghe Thiền sư Thiên Phong thuyết pháp, được tham vấn, học hỏi Phật pháp và được Thiền sư Thiên Phong truyền tâm ấn.

Có thể Thiền sư Đại Đăng cũng có tham học thiền với Thiền sư Đức Thành, một thiền sư Trung Hoa khác sang Đại Việt hoằng hóa cùng thời với Thiền sư Thiên Phong.

Thiền sư Đại Đăng là sư huynh đồng môn của vua Trần Thái Tông nhưng lớn tuổi hơn và tu học lâu năm hơn nên trình độ Phật học, thiền học của Sư thâm sâu hơn vua nhiều và vua rất tôn kính Sư.

Thiền sư Đại Đăng cũng là bổn sư của vua Trần Thánh Tông và sư có nhiều đệ tử nổi danh như Tiêu Dao, Liễu Minh, Thường Cung, Huyền Sách… Kế thế Thiền sư Đại Đăng ở sơn môn Yên Tử là Thiền sư Tiêu Dao.

4. THIN SƯ TIÊU DAO

Thiền sư Tiêu Dao là đệ tử của Thiền sư Đại Đăng, thuộc thế hệ thứ tư của sơn môn Yên Tử, đồng thời cũng đắc pháp với Thiền sư Ứng Thuận thuộc phái thiền Vô Ngôn Thông.

Thiền sư Tiêu Dao hoằng hóa ở tịnh xá Phước Đường, nên còn được gọi là Đại sư Phước Đường.

Hiện không có tài liệu nên chưa biết rõ về quê quán, hành trạng và tư tưởng của Thiền sư Tiêu Dao, nhưng chắc chắn rằng Ngài phải là một danh tăng thạc đức thời bấy giờ, vị Thượng sĩ Tuệ Trung, một thiền giả nổi tiếng đời nhà Trần và cũng là thầy của Sơ Tổ phái thiền Trúc Lâm (Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông), đã hết sức tôn kính Ngài và tôn Ngài như “Phật sống ở trần gian” trong bài thơ “Thượng Phước Đường-Tiêu Dao Thiền sư “ (Trình Thiền sư Tiêu Dao ở tịnh xá Phước Đường) như sau:

Cửu vi phong thể,

Kiều kí hoang thôn

Thân tuy thiên ngoại chi sâm thương

Yù hữu kính trung chi loan phượng

Nhàn xướng vô sinh chi khúc

Dụng thù pháp nhũ chi ân

Lạm trát già đà

Thượng trình tọa hạ

***

Thân tuy phì độn ngụ hương quan,
Tứ trọng ân thâm vị cảm hàn.
Yù chuyết thiều phùng thiêm ý khí,
Tâm khôi cô thủ thốn tâm đan.
Xuân hồi hư đối khai đào nhụy,
Phong khởi không văn kích trúc can.
Đương nhựt đáo gia tham vấn bãi,
Một huyền cầm tử thỉnh kim đàn.

***

Tạm lai thỉnh vấn cổ chùy thiền,

Tướng mạo kỳ dị tráng thả kiên.

Huệ Khả thân tàm bì tủy ký,

Triệu châu thiên dữ hạc qui niên.

Tu tri thế hữu nhân trung Phật,

Hưu quái lô khai hỏa lý liên.

Trân trọng già đà tùy hứng lễ,

Kỉ đa mạn khước tử nhung thiền.

 

Tạm dịch: Kính Trình Thin Sư Tiêu Dao Tnh Xá Phước Đường.

 

Từ lâu xa thành thị, ngụ tạm nơi thôn xóm hoang vắng, thân tuy cõi ngoài xa cách, như sao Hôm và sao Mai, nhưng tâm ý vẫn chung bóng như loan và phượng, thanh nhàn hát khúc “vô sinh “, để đền đáp ơn thầy thân tình chỉ dạy, mạn phép dâng lên pháp tòa vài lời thơ:

Thân tuy quê mùa ngụ chốn quê,

Bốn trọng ân nào dám lãng quên.

Yù vụng mong cầu thêm ý mới,

Tâm lạnh tro tàn giữ lòng son.

Xuân về lặng ngắm hoa đào nở,

Gió động lắng nghe tiếng trúc lay.

Hôm trước viếng nhà tham vấn rõ,

Nay xin thỉnh khúc đàn không dây.

***

Tạm qua tham vấn Tổ sư Thiền,

Tướng người tráng kiện luôn luôn khoẻ.

Sống như Triệu Châu cùng rùa hạc,

Đạo như Huệ Khả cốt tủy thiền.

Nên hay có Phật trong trần thế,

Đừng lạ sen tươi giữa lửa hồng.

Trân trọng kính dâng bài tụng lễ,

Chỉ riêng lễ mọn chút quà này.

Tịnh xá Phước Đường, nơi Thiền sư Tiêu Dao hoằng hóa, có lẽ cũng nằm trên núi Yên Tử, Thượng sĩ Tuệ Trung tả “Cảnh vật Phước Đường” như sau:

Phước Đường cảnh trí dĩ tức đương,

Lai hữu thiền phong tập tập lương.

Li lạc tiêu sơ trừu duẫn sâm,

Môn đình u thúy tịch tùng hoang.

Vị phùng thời thái hiền nhân xuất,

Thả hỉ lâm thâm thụy thú tàng.

Tảo vãn lão thiên khai Phật nhật,

Thông môn đào lý lộng xuân quang.

 

Tạm dịch:        

Cnh Vt Phước Đường

Phước Đường cảnh trí chính là đây,

 Lại thêm gió thiền thanh mát thay.

Sân lùm bụi rậm then cửa lỏng,

Rào giậu tre thưa búp măng gầy.

Chưa gặp thời cơ hiền nhân xuất,

Núi thẳm khá vui rùa phượng ẩn.

Sớm muộn trời già khai Phật nhật,

Lý đào mở ngõ cánh xuân đầy.

 

Thiền sư Tiêu Dao bị bệnh, Thượng sĩ Tuệ Trung viết thơ thăm hỏi qua bài thơ “Vn Phước Đường Đại sư tt”:

Phong thủy đáo thời ba hốt động,

Hỏa tân giao xứ diễm tài sinh.

Phương tri tứ đại nguyên vô tế,

Nhất nhiệm diên lưu kiếm các hành.

Tạm dịch:           

Thăm bnh Đại sư Phước Đường.

Nước gặp gió nhồi liền nổi sóng,

Lửa bắt rơm khô bỗng cháy bùng.

Mới hay tứ đại vốn hư huyễn,

Núi kiếm rừng đao mặc ý tình.

 

Khi Thiền sư Tiêu Dao viên tịch, Thượng sĩ Tuệ Trung viết bài kệ “Điếu Tiên Sư “:  

 

Nhất khúc vô sinhxướng liễu thì,

Đảm hoành tất lật cố hương quy.

Thượng đầu đã quá hồ hà hữu,

Nhất cá nê ngưu nhiệm đảo kỳ.

 

Tạm dịch:   

Điếu Tiên Sư

Một khúc vô sinh vừa mới dứt,

Nghiên mình nhẹ bước về quê cũ.

Đầu sào trăm trượng qua rồi hẵn,

Trâu đất thong dong cỡi ngược về.

 

Qua bài kệ trên, Thượng sĩ Tuệ Trung đã đưa tiễn một bậïc giác ngộ trở về quê cũ bất sinh bất diệt. Thiền sư Tiêu Dao có hai đệ tử nổi danh là:

 -Thiền sư Huệ Tuệ kế thế trụ trì chùa Vân Yên tiếp nối ngọn đèn pháp của sơn môn Yên Tử.

-Thượng sĩ Tuệ Trung, một cư sĩ nhưng đạt đạo quả, là đệ tử xuất sắc nhất của Thiền sư Tiêu Dao và là người được Sư tổ đầu tiên của phái thiền Trúc Lâm là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm Đầu Đà) kính trọng như bậc thầy, có thể coi Thượng sĩ Tuệ Trung như bậc Tổ sư của phái thiền Trúc Lâm sau này.

5. THIN SƯ HU TU

Hiện chúng ta không có tài liệu nên chưa biết rõ quê quán và hành trạng của Thiền sư Huệ Tuệ, chỉ biết Sư là đệ tử của Thiền sư Tiêu Dao và là người kế thế trụ trì ở sơn môn Yên Tử.

Thượng hoàng Trần Nhân Tông vốn kính trọng Thượng sĩ Tuệ Trung như bổn sư của mình, nhưng khi thế phát quy y, phải thọ giới với Thiền sư Huệ Tuệ, mặc dầu Huệ Tuệ không xuất sắc bằng Huệ Trung. Chắc hẳn là trong đại lễ xuất gia của Thượng hoàng Trần Nhân Tông ở Yên Tử cũng có đủ “Tam sư Thất chứng” (ba vị thầy gồm Hòa thượng, Yết ma, Giáo thọ và bảy vị chứng minh).

Rất tiếc là không có tài liệu nên không rõ pháp danh “Thập sư” (mười vị sư này), vì chắc hẳn là mười vị này phải là các bậc thạc đức trong chốn thiền môn, cũng rất tiếc là không biết được buổi lễ đó diễn tiến như thế nào?

Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia với pháp danh là Trúc Lâm Đầu Đà hay Hương Vân Đại Đầu Đà, được tôn là Điều Ngự Giác Hoàng.

Trúc Lâm Đầu Đà khai sơn phái thiền Trúc Lâm, tại chùa Vân Yên trên núi Yên Tử. Phái thiền Trúc Lâm được ghi chép đầy đủ vào thời ba vị Tổ đầu tiên là Trúc Lâm Đầu Đà, Pháp Loa và Huyền Quang, sau đó không còn tài liệu nào, vì lý do chính trị và quân sự thời đó, nên không biết rõ về truyền thừa tiếp theo sau đó và việc hoằng pháp của phái Thiền Trúc Lâm tiếp theo đó như thế nào? Hiện chỉ có một danh sách 23 vị Tổ đầu tiên của phái thiền Trúc Lâm, chưa biết có chính xác không và chưa biết chút ít nào về hành trạng của các vị Tổ sau Tổ sư Huyền Quang.

 


HÀNH TRẠNG CỦA VUA TRẦN THÁI TÔNG (1218-1277)


Vua Trần Thái Tông tên là Trần Cảnh, trước tên húy là Bồ, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần (1218), quê ở hương Tức Mặc, sau được đổi lại là phủ Thiên Trường (nay thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), cha là Trần Thừa (con của Trần Lý), mẹ họ Lê.

Họ Trần sống về nghề đánh cá ở hương Tức Mặc, đến đời Trần Lý trở nên giàu có nổi tiếng ở địa phương. Vào khoảng năm 1209 triều đình nhà Lý suy yếu, trong cuộc nổi loạn của Quách Bốc, vua Lý Cao Tông phải chạy loạn. Thái tử Sảm lấy con gái của Trần Lý là Trần Thị Dung làm vợ, phong cho Trần Lý tước Minh tự và phong cho cậu của Dung là Tô Trung Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Gia đình Trần Lý giúp vua dẹp được giặc, dần dần có nhiều thế lực trong triều đình.

Năm Canh Ngọ (1210), vua Lý Cao Tông băng hà, Thái tử Sảm lên ngôi, tức là vua Lý Huệ Tông. Vua lập Trần Thị Dung làm Nguyên phi. Sau đó vua phong Nguyên phi làm Hoàng hậu, phong chức tước cho các anh của Hoàng hậu, Trần Tự Khánh làm Thái úy Phụ chính, Trần Thừa làm Nội thị Phán thủ.

Từ năm 1217, vua Lý Huệ Tông bị bệnh điên, có khi tự xưng là thiên tướng giáng trần, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ trên búi tóc, nhảy múa suốt ngày đêm, có khi uống rượu ngủ li bì đến hôm sau mới tỉnh. Quyền hành trong triều đình đều nằm trong tay Thái úy Trần Tự Khánh, Trần Thừa và Trần Thủ Độ. Năm 1223, Thái úy Trần Tự Khánh chết, quyền hành nằm trong tay Phụ quốc Thái úy Trần Thừa và Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ.

Tháng 10 năm Giáp Thân (1224), vua Lý Huệ Tông xuất gia tu hành ở chùa Chân Giáo trong đại nội, kinh thànhThăng Long, truyền ngôi cho Công chúa Chiêu Thánh (mới 7 tuổi), tức Lý Chiêu Hoàng. Năm sau (1225), con của Thái úy Trần Thừa là Trần Cảnh được phong làm Chính thủ theo hầu Lý Chiêu Hoàng, sau đó Lý Chiêu Hoàng nhận Trần Cảnh làm chồng (cả hai mới 8 tuổi). Ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, tức vua Trần Thái Tông.

Ngày 10 tháng 8 năm Bính Tuất (1226), Thái sư Trần Thủ Độ đến chùa Chân Giáo thấy Lý Huệ Tông đang ngồi nhổ cỏ ở trước sân chùa, Thủ Độ nói: “Nhổ cỏ thì phải nhổ tận gốc”. Huệ Tông đáp: “Điều ngươi nói ta hiểu rồi”. Huệ Tông vào chùa tụng kinh xong khấn rằng: “Thiên hạ nhà ta đã về tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, ngày sau con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế” . Sau đó Huệ Tông ra vườn phía sau chùa thắt cổ tự tử. Thái sư Trần Thủ Độ cho đưa linh cữu Thượng hoàng Lý Huệ Tông ra phường Yên Hoa hỏa thiêu và đem xương vào thờ trong tháp ở chùa Bảo Quang. Hoàng hậu (Trần Thị Dung) bị giáng làm Công chúa Thiên Cực và gả cho Trần Thủ Độ, sau đó được phong làm Quốc mẫu.

Qua đoạn sử được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư như trên, chúng ta nghiên cứu kỹ sẽ thấy rằng: Việc vua Lý Huệ Tông bị bệnh điên có thể là do áp bức hay trù ếm của gia đình Trần Thừa và việc vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi cũng do sự ép buộc của Trần Thừa và Trần Thủ Độ. Đến việc Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh (cả hai mới 8 tuổi) và nhường ngôi cho Trần Cảnh, cùng việc ép buộc Lý Huệ Tông tự tử cũng là do sự cưỡng ép của hai ông này (nhà Trần cướp ngôi nhà Lý như thế vào năm 1225; sau này đến năm 1399, nhà Trần cũng bị nhà Hồ cướp ngôi giống như vậy, sự việc xảy ra theo đúng lý “nhân quả luân hồi” trong Phật giáo).

Vua Trần Thái Tông tôn cha là Trần Thừa làm Thái thượng hoàng, phong cho anh cả là Trần Liễu làm Thái úy Phụ chính, sách phong là Hiển Hoàng. Trần Thủ Độ được cử làm Thống quốc Thái sư.

Năm 1232, Thái hậu mất, không đầy 2 năm sau(1234), Thượng hoàng Trần Thừa lại mất, vua Trần Thái Tông trở thành mồ côi, lúc mới 16 tuổi. Vua rất buồn khổ và cô đơn trong cung điện, chán ngán trước cảnh sinh tử luân hồi, sự vô thường của cuộc đời và việc tranh danh đoạt lợi trong chốn hoàng cung và triều đình … Vua Trần Thái Tông đã bắt đầu tìm hiểu về giáo lý của đạo Phật và chán cảnh làm vua, có ý muốn đi tu.

Đến đầu năm Bính Thân (1236), Thái sư Trần Thủ Độ lại ép vua Trần Thái Tông phế bỏ Hoàng hậu Chiêu Thánh để lấy chị vợ là Công chúa Thuận Thiên (vợ Trần Liễu) vì Chiêu Thánh không có con, trong lúc Thuận Thiên đang mang thai (sau này sinh ra Trần Quốc Khang). Trước việc bị ép buộc làm việc loạn luân đó, lại sắp đến ngày các quan trong triều đình phải làm lễ thề “Trung quân”  (vào ngày mùng 4 tháng 4 âm lịch) nên vào khoảng nửa đêm mùng 3 tháng 4 năm Bính Thân (1236), vua quyết định bỏ ngai vàng lên núi Yên Tử tu hành. Vua kể lại việc này trong bài tựa sách “Thin tông ch nam” như sau:

Trm trm nghĩ: Pht không chia Nam Bc, đu có th ly s tu hành mà tìm đến. Tánh người tuy có k khôn người ngu, nhưng nh giác ng mà hiu biết. Vì vy, đo giáo ca Đức Pht là phương tin đ dn d người mê mui, ch con đường tt đ hiu rõ s sinh t. Còn như cm cân ny mc cho đi sau, làm khuôn phép cho tương lai đó là trách nhim ca các bc tiên thánh. Cho nên Lc T (Hu Năng) đã nói: “Bc đi thánh nhân cùng vi đi sư không khác gì nhau”. Như thế đ biết đo giáo ca Đức Pht cũng phi nh tiên thánh mi truyn bá được cho đi sau. Nay trm sao li không ly trách nhim ca tiên thánh làm trách nhim ca mình, ly giáo lý ca Đức Pht làm giáo lý ca mình. V li khi tui thơ, vào la tui mi hiu biết, mi khi nghe li ging dy ca các thin sư, tc thi dp hết mi s suy nghĩ, trong tâm hết sc thanh tnh. Lúc by gi trm có ý say mê kinh đin Pht, mun hiu biết Thin tông quyết chí tìm thy, thành tâm m đo. Tuy nhiên tâm hi hướng theo vi đo đã manh nha, nhưng đng cơ cm xúc vn chưa đt được.

Năm mười sáu tui, Thái hu t giã cõi đi, trm thường nm ôm gi đt khóc ra nước mt, rut đau như ct. Trong lúc quá bun kh không còn lòng d nào nghĩ đến vic khác. Ch vài năm sau, Thái t Hoàng đế (Thượng hoàng Trn Tha) li cũng qua đi. Thương mchưa khuây, xót thương cha càng thm thía. Đau xót ngn ngang khó nguôi ni bun. Trm nghĩ công cha m đi vi con, nuôi nng v v, chăm sóc đ th, dù có xương tan nát tht cũng chưa báo đn được mt phn trong muôn phn. Hơn na trm nghĩ: Thái t Hoàng đế m c dng nghip đã rt khó khăn, tr nước giúp đi li càng quan trng khó nhc. Ngài đem ngôi báu trao li cho trm t lúc còn u thơ, khiến trm ngày đêm lo s đng ngi không yên. Trm t nghĩ thm rng: trên đã không có cha m đ nương nh, dưới cũng s rng không đáp ng ni s mong mi ca lê dân, biết phi làm sao đây? Trm suy đi nghĩ li: hay là lui v chn rng núi tìm hiu giáo lý đo Pht, hiu rõ nghĩa trng đi ca s sinh t, cũng là đ đn đáp li công ơn khó nhc cha m, như thế chng tt hơn hay sao? Thế là chí trm đã quyết đnh: “Vào đêm mùng 3 tháng 4 năm Bính Thân (1236) niên hiu Thiên ng Chính Bình th năm, trm ci dng mc thường phc đi ra ca cung, bo vi k hu cn rng: “Trm mun ra ngoài thành du ngon ngm nghe tiếng nói ca dân, xem chí nguyn ca dân, ngõ hu biết được s khó khăn ca h”. Lúc đó theo hai bên trm ch by, tám người. Vào gi Hi đêm y, trm cưỡi nga ln trn ra đi. Qua sông đi v hướng Đông, trm mi tht tình bo cho các người theo hu biết, h rt ngc nhiên và rơi nước mt.

Hôm sau vào gi Mão (5 đến 7 gi sáng), đi đến bến đò Đại Than chân núi Ph Li, trm s có người biết mt, phi ly áo che mt khi qua sông, ri theo đường tt lên núi. Đến ti vào ngh trong chùa Giác Hnh đi sáng li đi. Núi him sui sâu, leo trèo cht vt, nga mt mi không th tiến lên được na, trm b nga vn vào váchđá mà đi. Đến gi Mùi (13 gi đến 15 gi), thì đến núi Yên T (huyn Đông Triu, ph Kinh Môn, nay thuc tnh Qung Ninh).

Sáng hôm sau trèo thng lên đnh núi, vào tham kiến Quc sư Trúc Lâm, mt bïc đi Sa môn (Quc sư Phù Vân). Quc sư cht thy trm mng r, ung dung bo rng: “Lão tăng nơi rng núi đã lâu, mt đy xương cng, ăn rau đng, nhai ht d, ung nước sui, vui cnh núi rng, tâm như mây trôi, nên theo gió mà đến đây. Nay b h b ngôi ch ca thiên h, tìm đến cnh núi rng nghèo hèn, chng hay b h mun cu điu gì mà đến chn này vy?”.

Trm nghe li Quc sư nói, rơi hai hàng nước mt nói vi Quc sư rng: “Trm còn thơ di, cha m mt sm, mt mình bơ vơ đng trên đám sĩ dân, không biết nương ta vào đâu? Li nghĩ đến s nghip ca đế vương ngày trước hưng phế thnh suy thay đi bt thường; cho nên, hôm nay trm lên núi này, ch mun làm Pht ch không cu mt vt gì khác”.

 Quc sư đáp: “Trong núi vn không có Pht, Pht ch có trong tâm. Tâm vng lng thì trí tu khai m, đó chính là Pht. Nếu hôm nay b h ng được tâm y thì tc khc thành Pht, không cn phi kh công tìm kiếm bên ngoài”. ….

Ngày hôm sau, Thái sư Trần Thủ Độ dẫn các đại thần trong triều đình và các bô lão lên núi Yên Tử yêu cầu vua trở về triều đình. Từ chối không được, vua đành trở về Hoàng cung. Quốc sư cầm tay vua nói: “Đã làm vua của nhân dân, phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón bệ hạ về triều đình, bệ hạ không thể không về được. Tuy nhiên việc nghiên cứu tìm hiểu kinh điển Phật giáo, xin Bệ hạ luôn luôn để tâm, đừng giây phút nào quên.

Vua về kinh đô, dù giữ ngôi vua lo việc triều chính, nhưng lúc nào vua cũng nhớ lời dặn của Quốc sư Trúc Lâm (hay Quốc sư Phù Vân), khi việc nước nhàn rỗi, vua lúc nào cũng nghiên cứu kinh sách Phật và thường mời các cao tăng thạc đức đến tham hỏi về Thiền học.

Khi Thái sư Trần Thủ Độ ép vua lấy Thuận Thiên làm Hoàng hậu, Hoài vương Trần Liễu chỉ huy thủy quân nổi loạn, nhưng thế yếu phải lấy thuyền nhỏ giả làm người đánh cá đến thuyền rồng của vua Trần Thái Tông xin đầu hàng, vua và Trần Liễu nhìn nhau mà khóc. Thái sư Thủ Độ nghe tin, đến thuyền rút gươm định giết Trần Liễu, vua phải lấy thân mình che chở cho anh. Thái sư tức lắm ném gươm xuống sông. Vua phải giảng hòa bảo Thủ Độ rút quân về, vua phong Trần Liễu làm An Sinh vương và lấy đất các xã Yên Sinh, Yên Phụ, Yên Hưng, Yên Dưỡng làm ấp thang mộc.

Năm Đinh Mùi (1247), vua cho mở khoa thi Thái học sinh để tuyển nhân tài ra làm quan.

Năm 1249, vua cho trùng tu chùa Diên Hựu (chùa Một Cột).

Năm 1252, vua đem quân đánh Chiêm Thành.

Năm 1253, vua mở mang Nho giáo và Lão giáo, lập Quốc học viện để dạy cho các Nho sinh.

Năm 1258, đánh bại quân Mông Cổ, giữ vững độc lập cho đất nước.

Ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ (1258), vua Trần Thái Tông lên làm Thái thượng hoàng, nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng tức vua Trần Thánh Tông.

Ngay từ sau khi trốn lên núi Yên Tử trở về (năm1236), vua Thái Tông ngoài việc triều chính, còn để thì giờ nghiên cứu kinh sách Phật hoặc mời các bậc đức kỳ tài vào cung điện để tham học về Thiền tông như Quốc sư Phù Vân, các Thiền sư Tức Lự, Ứng Thuận… Ngoài ra vua còn mời cả Thiền sư ngoại quốc đã đến Đại Việt hoằng hóa là Thiền sư Thiên Phong (phái Lâm Tế, đời 20) đến viện Tả Nhai để cùng các bậc thạc đức tham khảo về Thiền học.

Vua Trần Thái Tông chủ trương “Tam giáo đồng nguyên” dung hợp cả Phật, Nho và Lão giáo. Vua có chí, dành nhiều thời giờ để tự học, đọc cả sách Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo.

Vua học Nho giáo để nghiên cứu về Chính trị học, Xã hội học rất cần thiết cho việc cai trị đất nước. Vua tham học Lão giáo để tìm hướng siêu thoát cho tâm linh và tu học Phật để tìm đường giải thoát khỏi cảnh đau khổ vô thường của cuộc đời…

Trong bài “Ta kinh Kim Cang Tam Mui” vua kể lại phương pháp tự học như sau:

“Trẫm lo việc cai trị dân, nhiều lúc gặp khó khăn phải lăn xả vào công việc quên cả sớm tối. Công việc thì có hàng vạn thứ mà thì giờ nhàn rỗi không được bao nhiêu. Siêng năng trong công việc, tiếc ngày giờ chữ nghĩa chưa được bao nhiêu nên phải cố học thêm, ban đêm phải thức khuya để đọc thêm sách, học sách Nho giáo rồi học kinh điển Phật giáo…”.

Vua Trần Thái Tông học cả ba tôn giáo Nho, Lão và Phật nhưng chịu ảnh hưởng Phật giáo nhiều nhất. Vua vừa nghiên cứu kinh điển Phật giáo vừa tổ chức các buổi tham luận về Phật học ở viện Tả Nhai, vừa tự tu học, siêng năng lễ lạy sám hối, tham học Thiền và cuối cùng vua ngộ được đạo. Trong bài tựa Thiền tông chỉ nam, vua Thái Tông viết như sau:

“Nghe lời Quốc sư Trúc Lâm, trẫm trở lại kinh đô, miễn cưỡng mà lên ngôi vua. Trong suốt mười mấy năm trời, mỗi khi được nhàn rỗi việc nước, trẫm lại triệu tập các bậc kỳ đức để tham vấn về thiền học. Các kinh điển của các tông phái lớn, không kinh nào không nghiên cứu”.

Trẫm thường đọc Kinh Kim Cang, một hôm đọc đến đoạn “Ưng vô sở trụ nhi sinhkỳ tâm” (không nên trụ trước nơi nào mới sinhchân tâm), buông kinh xuống chiêm nghiệm, bỗng hoát nhiên tự ngộ. Bèn đem chỗ giác ngộ ấy viết thành những lời sau đây, đặt tên là “Thiền tông chỉ nam”.

Năm ấy vào khoảng năm 1248-1250, Quốc sư Phù Vân từ núi Yên Tử về kinh sư, trẫm mời ở lại chùa Thắng Nghiêm chủ trì việc khắc bản in các kinh điển, trẫm đem sách này cho Quốc sư xem. Quốc sư ba lần tán thán rằng: “Tâm chư Phật ở cả trong sách này, sao không đem khắc bản in để dạy kẻ hậu học?”. Trẫm nghe nói thế, liền sai thợ viết chữ chân phương, sắc truyền khắc ván đem in. Sách này không những để chỉ chỗ mê lầm cho đời sau, mà còn muốn nối tiếp công đức truyền bá của bậc thánh nhân đời trước càng thêm rộng lớn …”

Sau khi lên làm Thái thượng hoàng (1258), Thái Tông dành hầu hết thời gian cho việc tu hành. Sau khi quán xét lại cả cuộc đời của mình, Thái Tông nhận thấy rõ cuộc đời là vô thường là biển khổ, trong cảnh tranh quyền đoạt lợi nơi chốn cung đình hay trong triều nội, con người đã âm mưu, sát hại lẫn nhau, làm nhiều điều trái với đạo đức… Chính bản thân của Thái Tông phạm bao nhiêu tội lỗi, dù không phải do quyết định của chính mình, nhưng vì quyền lợi của gia đình mà Trần Thủ Độ đã tạo bao nhiêu tội ác. Đối với vua, Trần Thủ Độ có công trong việc củng cố quyền hành và tạo sự ổn định cho đất nước, nhưng ông đã làm biết bao điều tàn ác: ép buộc vua Lý Huệ Tông tự tử, giết tất cả Hoàng tộc, ép vua lấy chị dâu (vợ Trần Liễu) …

Thái Tông thấy rõ chỉ có con đường tu hành theo Phật giáo mới có thể giải thoát khỏi cuộc đời vô thường, kiếp người đầy phiền não khổ lụy và mới giải thoát khỏi luân hồi nhân quả.

Vì vậy, Thái Tông dành nhiều thời gian cho việc tu hành theo đạo Phật. Sau khi nghiên cứu kinh điển Phật giáo tham học với các bậc thạc đức danh tăng và tu tập thiền định, Thái Tông thấy rõ trước hết là cần phải lạy Phật sám hối tội lỗi của mình (trong kiếp này và các kiếp trước), sửa tâm tánh, làm các điều thiện (thập thiện, lục độ…) và phải tu tập thiền định rốt ráo mới hy vọng giải thoát luân hồi nhân quả.

Sau mười mấy năm sám hối, tham học kinh điển, tham vấn chư thạc đức và tu tập thiền định, Thái Tông ngộ được lý đạo. Thái Tông vừa tu hành, vừa biên soạn sách cho người tu.

Những lúc việc nước rãnh rỗi và nhất là khi lên làm Thượng hoàng, Trần Thái Tông về hành cung Vũ Lâm và điện Thái Vi ở khu rừng núi thuộc vùng cố đô Hoa Lư (nay thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), nơi đây Thái Tông vừa ẩn dật lễ sám, tu hành, vừa biên soạn sách Phật học, sách về Thiền tông, đặc biệt chú trọng đến việc tụng kinh lễ Phật sám hối.

Vào cuối mùa xuân năm Đinh Sửu (1277), Thượng hoàng Trần Thái Tông bị bệnh ở cung Vạn Thọ, vua Trần Thánh Tông đến thăm viếng, thưa rằng: “Chân không và Ngoan không là đồng hay khác?”. Thượng hoàng bảo: “Chân không và Ngoan không là một, chỉ vì tâm con người mê và ngộ nên mới có Chân không và Ngoan không. Ví dụ như gian nhà, mở cửa thì sáng, đóng cửa thì tối; sáng và tối chẳng đồng, nhưng gian nhà chỉ là một”.

Hôm sau, Quốc sư Đại Đăng vào thăm Thượng hoàng, hỏi rằng: “Thượng hoàng bệnh chăng?”. Thượng hoàng Thái Tông đáp: “Tứ đại là bệnh, nhưng thân này xưa nay vốn không can hệ đến sinh tử, vì thế làm sao vướng mắc vào bệnh hoạn được?”.

Mấy ngày sau đó, Thượng hoàng Thái Tông bỗng lặng thinh, không nói gì cả. Sau đó, đuổi hết những kẻ hầu hạ, đem việc đại sự quốc gia dặn dò riêng với vua Thánh Tông. Vua có ý muốn nhờ Quốc sư Trúc Lâm (Thiền sư Phù Vân) và Quốc sư Đại Đăng thuyết giảng về pháp xuất thế cho Thượng hoàng nghe. Thượng hoàng gằn giọng bảo rằng: “Trong giây phút hiện tiền này, chỉ bớt một mảy tơ cũng làm thịt bị đụt khoét thành vết thương; còn thêm một mảy tơ, cũng giống như bụi vướng trong mắt. Ba đời chư Phật “bốn mắt nhìn nhau” (tứ mục tương cố), sáu đời Tổ sư kế truyền riêng; dù Phù Vân nói huyền, Đại Đăng thuyết diệu, đều là lời thừa, chẳng có ích gì với thân này”.

Nói xong, Thượng hoàng Trần Thái Tông lặng lẽ thị tịch, nhằm vào ngày mùng Một tháng Tư năm Đinh Sửu (1277).

Thượng hoàng tu hành chí thành, đạt được đạo quả nên có thể biết ngày chết trước cả năm.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Năm Đinh Sửu, Bảo Phù năm thứ năm (1277), mùa Hạ tháng tư ngày mùng 1, Thượng hoàng băng ở cung Vạn Thọ. Trước đó Thượng hoàng đến ngự đường bỗng thấy con rít bò trên áo ngự, Thượng hoàng sợ, lấy tay phủi nó rơi đánh “keng” xuống đất, nhìn xem thì hóa ra là cái “đinh sắt”, đoán là điềm năm “Đinh”. Lại có lần đùa, sai Minh tự Nguyễn Mặc Lão dùng phép “nội quan” nghiệm xem điều lành hay điều dữ. Hôm sau, Mặc Lão tâu: thấy một cái hòm vuông, bốn mặt đều có chữ “Nguyệt”, trên hòm có một cây kim và một cái lược, Thượng hoàng lại đoán “Hòm tức là quan tài, chữ nguyệt ở bốn bên tức là tháng tư, cây kim có thể cắm vào vật gì tức là nhập vào quan tài, cái lược là chữ “sở” đồng âm với “sơ” là xa, tức là xa các ngươi. Lại lúc ấy đang có trò múa rối thường có câu “Mau đến ngày mùng 1 thay phiên”, Thượng hoàng lại đoán: thế là ngày mùng một tháng tư là chết.

Năm trước, có một hôm, Thượng hoàng chợt bảo những kẻ theo hầu cận rằng: “Tháng tư sang năm ta tất chết”. Đến nay quả như vậy.

Ngày mùng 4 tháng 10, táng Thượng hoàng ở Chiêu lăng.

Tác phm ca Trn Thái Tông:

-Thiền tông chỉ nam (hiện chỉ còn bài tựa).

-Kim Cang Tam Muội kinh chú giải (chú giải kinh Kim Cang Tam Muội, hiện nay chỉ còn bài tựa).

-Lục thời sám hối khoa nghi.

-Bình đẳng lễ sám văn (chỉ còn bài tựa).

-Khóa hư lục.

-Trần Thái Tông ngự tập (các bài thơ văn của Trần Thái Tông, hiện chỉ còn vài bài).

-Quốc triều thông chế.

-Kiến trung thường lễ.

-Bài thơ “Ký Thanh Phong am Tăng Đức Sơn”.

-Bài thơ “Tống Bắc sứ Trương Hiển Khanh”.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập