Sơ lược lịch sử Phật giáo Việt Nam - Chương 8: Tổng lược lịch sử Phật giáo vào thời nhà Trần (1225 - 1400) - III. Sự mất dấu của Phái thiền Trúc Lâm

Đã đọc: 4421           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Ở Đàng Trong, Phái thiền Trúc Lâm chỉ mất dấu trên Danh nghĩa, trong thực tế, pháp môn tu thiền của phái thiền Trúc Lâm vẫn còn được duy trì trong số các Thiền sư Phái thiền Lâm Tế ở Đàng Trong từ thời các Chúa Nguyễn cho đến thời các vua Nhà Nguyễn … và sự xuất hiện của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương …

III. S MT DU CA PHÁI THIN TRÚC LÂM

 Phái thiền Trúc Lâm được thành lập vào đời nhà Trần (1225-1400) được các vua nhà Trần hộ pháp nên phát triển mạnh dưới thời nhà Trần.

Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, nhà Hồ đã tìm cách tiêu diệt Hoàng tộc nhà Trần, nên các Thiền sư phái thiền Trúc Lâm phải ẩn trốn …

Năm 1407, nhà Minh xâm lăng Đại Việt, mượn danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ“ (phò nhà Trần diệt nhà Hồ), nhưng thực tế là thôn tính nước Việt, áp dụng chính sách “đồng hóa“ để biến nước Việt thành người Trung Hoa. Trong thời gian xâm lăng và đô hộ Đại Việt (1406-1427), nhà Minh cai trị khắc nghiệt, áp dụng chính sách đồng hóa; ngoài ra, Nhà Minh thấy Phật giáo Đại Việt phát triển mạnh hơn Phật giáo Trung Hoa nên Vua Nhà Minh ra lệnh phá hủy và tịch thâu tất cả những di tích văn hóa và lịch sử của Đại Việt, kể cả kinh sách, di tích Phật giáo : tịch thâu đem về Trung Quốc hoặc phá hủy hết các kinh sách, bia đá, … Năm 1406, vua Minh Thành Tổ ra lịnh cho đoàn quân viễn chinh của Trương Phụ: “Phá hủy hết tất cả các sách vở, bản in, cho đến cả các sách chép câu ca lý trong dân gian, các sách dạy trẻ… đều phải phá hủy hết, không để một câu, một chữ. Phá hủy tất cả các bia đá do người Việt dựng lên, chỉ trừ các bia đá do người Trung Hoa lập từ trước”.

Năm sau (1407), vua Minh còn ra sắc lịnh khắc nghiệt hơn: “Ta thường bảo các ngươi, nhứt thiết An Nam có thư văn bản tự gì, cho đến các câu ca lý dân gian, các sách dạy trẻ và bia đá mà xứ ấy lập ra, hễ thấy là phá hủy ngay lập tức, một mảnh, một chữ cũng không để còn. Nay nghe nói những sách vở, quân lính bắt được không ra lịnh đốt ngay, để xem xét rồi mới đốt. Quân lính phần đông không biết chữ, nếu đâu đâu cũng làm như thế cả, thì khi đài tải sẽ bị mất nhiều. Từ nay, các ngươi phải làm đúng lời sắc truyền cho quân lính, hễ bất cứ nơi nào, nếu thấy sách vở, văn tự là phải đốt ngay lập tức, không được lưu lại…“.

Ngoài ra như chúng ta biết: đối với quân lính trong đội quân viễn chinh, bản chất của hầu hết quân lính là hung hăng, thường hay tàn phá; do đó, khi có lịnh phá hủy thì họ còn làm thẳng tay hơn nữa. Vì vậy, tất cả sách vở, bia đá, kể cả kinh sách đạo Phật ,đạo Nho, đạo Lão, các bia đá ở các đền miếu, chùa chiền … đều bị quân Minh phá hủy tiêu tan hết. Các công trình kiến trúc nào có khắc chữ cũng bị phá hủy; các chùa chiền, đền miếu, cung điện, chuông đình, văn bia … đều có khắc chữ, hay ít ra cũng có vài câu đối; quân lính nhà Minh hầu hết đều không biết chữ, nên họ gặp công trình nào có chữ thì đều phá tan hết  cả, không cần biết công trình đó là chữ gì và chữ viết trên đó có ý nghĩa gì.

Do lịnh đó, hầu hết tất cả di sản về lịch sử, văn hóa của nhân dân Đại Việt có từ đời nhà Trần-Hồ trở về trước (trước năm 1406), đều bị quân Minh tịch thâu đem về Trung Quốc hay phá hủy hết sạch; từ các sách vở đủ loại, đến các công trình kiến trúc lớn, nhỏ, cho đến các câu đối, hoành phi, đồ đồng, đồ sứ, đồ đá… đều bị tịch thâu hay phá hủy hết. Chẳng những phá hủy những di sản về lịch sử -văn hoá Đại Việt mà nhà Minh còn bắt luôn những người làm văn hóa. Năm 1406, vua Minh Thành Tổ còn ra lịnh: Bắt giải về Trung Quốc những người giỏi về kinh sử, các nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói toán, nhạc công, ca kỹ… cho đến thợ giỏi về đóng thuyền, thợ làm ngói, thợ xây dựng cung điện, người biết chế tạo khí giới, thuốc súng, người biết điều khiển thuyền đi sông biển.

Chúng ta thấy rõ được âm mưu thâm độc của nhà Minh khi đọc các văn bản, sắc chỉ của các vua nhà Minh được in lại trong sách “Vit kiu thư do Lý Văn Phượng, người đời nhà Minh biên soạn.

Sau khi tịch thâu và phá hủy di tích văn hóa Đại Việt, nhà Minh cho đem kinh sách của Trung Hoa đem sang truyền bá ở Đại Việt, kể cả các kinh sách của đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho. Nhà Minh cho mở các trường học ở phủ, châu, huyện để dạy kinh sách của Trung Hoa cho dân Việt. Nhà Minh định biến Đại Việt thành một phần lãnh thổ của Trung Quốc và biến người Việt thành người Trung Hoa.

Năm 1416, Bình Định vương Lê Lợi nổi lên khởi nghĩa chống lại quân Minh, năm 1427 quân Minh bị đánh bại phải rút quân về nước; nhưng nhà Minh đòi Bình Định vương phải đưa người thuộc Hoàng gia nhà Trần lên ngôi mới chịu sắc phong. Bình Định vương Lê Lợi phải đưa Trần Cảo đứng ra xin vua Minh sắc phong. Vua Minh sai sứ sang sắc phong cho Trần Cảo làm An Nam quốc vương, rút đạo quân của Vương Thông về nước và bãi đạo quân sang đánh Đại Việt.

Đầu năm Mậu Thân (1428), trần Cảo nghe Bình Định vương Lê Thái Tổ bàn luận với quan tướng rằng: “Trời không thể có hai mặt trời, nước không thể có hai vua, Trần Cảo không có công gì với dân sao được giữ ngôi“ nên dùng thuyền bỏ trốn. Bình Định vương sai quân đuổi theo bắt được, đem về giam ở thành Đông Quan (Thăng Long) và ép Trần Cảo uống thuốc độc chết.

Sau đó, Bình Định vương Lê Lợi sai sứ sang nhà Minh tâu rằng: con cháu hoàng tộc nhà Trần không còn ai nữa để xin sắc phong cho vua Lê Thái Tổ. Vì vậy, vua Lê Thái Tổ đã phải tìm cách tiêu diệt dòng họ nhà Trần để tránh tai họa về sau và tránh rắc rối trong việc ngoại giao với nhà Minh.

Phái thiền Trúc Lâm do vua và hoàng gia nhà Trần sáng lập và truyền bá, nhiều người trong Hoàng tộc nhà Trần và nhiều đại thần nhà Trần đều là thiền sư  của phái thiền Trúc lâm hoặc quy y thọ giới với phái thiền Trúc Lâm. Đồng thời, khi nhà Trần mất ngôi, một số Hoàng tộc nhà Trần đã vào ẩn náu trong phái thiền Trúc Lâm. Vì vậy, nếu muốn tiêu diệt hết Hoàng tộc nhà Trần, vua Lê Thái Tổ phải truy lùng dòng họ nhà Trần trong số các thiền sư Trúc Lâm hoặc ẩn náu trong các chùa chiền để tiêu diệt. Cũng chính vì vậy, các thiền sư trong phái thiền Trúc Lâm bị gây khó khăn và bị liên lụy, do đó, một số thiền sư Trúc Lâm phải lẩn trốn: rút vào rừng núi thâm sâu hoặc phải trốn ra ngoại quốc (Chân Lạp, Chiêm Thành…) để ẩn tu. Trong tình thế đó, có thể một số thiền sư Trúc Lâm và một số hoàng gia nhà Trần đã phải lẩn trốn trong rừng núi, hoặc bỏ ra nước ngoài.

Có thể có một số thiền sư phái Trúc Lâm vào lẫn trốn ở vùng rừng núi của Chiêm Thành hoặc vào tận vùng đất Đồng Nai của nước Chân Lạp để ẩn tu và giấu tung tích bằng cách giấu phái thiền Trúc Lâm, lấy danh phái thiền Lâm Tế để tránh những rắc rối về chánh trị đó. vì vậy, phái thiền Trúc Lâm đã không có tài liệu truyền thừa rõ ràng từ sau Tam Tổ Huyền Quang. Phái thiền Trúc Lâm chỉ được ghi chép và tài liệu còn lại chỉ có kể tương đối rõ ràng về Tam Tổ của Trúc Lâm (Trúc Lâm Đầu Đà, Pháp Loa, Huyền Quang) còn sau đó, hầu như không còn thấy tài liệu chính thức nào ghi chép nữa ...

Vì các lý do chánh trị đó, phái thiền Trúc Lâm bị mất dấu, mai một trong một thời gian, suốt từ năm nhà Trần mất ngôi (năm 1400) cho đến đời nhà Mạc (1527-1592). Hầu hết các Thiền sư phái thiền Trúc Lâm phải cầu pháp sang phái thiền Lâm Tế.

Tuy nhiên cho đến thế k 16 - 17, trong thi Trnh-Nguyn phân tranh, chúng ta thy mt s thin sư hong hóa nhiu chùa trong nước Đại Vit như :

-Thiền sư Tuệ Pháp trụ trì chùa Tư Phúc (chùa Hun) ở Côn Sơn (Hải Dương) cùng Tăng chánh Tuệ Hương(hay Pháp Đăng) trùng tu chùa nầy.

-Thiền sư Tuệ Thông và Pháp Trang ở chùa Hoa Nghiêm (Trấn Sơn Tây).

-Thiền sư Pháp Viên và Tuệ Nhẫn ở chùa Sùng Đức (Quảng Yên).

-Thiền sư Pháp Quang ở chùa Đại Bi tại trấn Sơn Nam (Hà Tây).

-Tăng thống Tuệ Chiếu và Tuệ Oánh (Phổ Tế) ở chùa Quế Dương (hay Đại Dương) tại huyện Gia Lâm (Hà Nội).

-Tăng thống Pháp Thọ trùng tu chùa Bảo Tháp ở xã Thực Thao, huyện Cẩm Giàng (bắc Ninh)

-Thiền sư Phổ Tuệ trùng tu chùa Bản Tịch ở huyện Siêu Loại (Bắc Ninh).

-Thiền sư Thiền sư Đạo Trí ở chùa Bảo Phúc (Quảng Yên)..

-Thiền sư  Đạo Sơn ở chùa Trấn Quốc (Thăng Long).

-Thiền sư Bảo Viên và Viên Thống ở chùa Đại Thống (Hải Dương).

-Viên Cảnh-Lục Hồ, Viên Khoan-Đại Thâm hoằng hóa ở vùng Quảng Trị.

-Vào thế kỷ XVII, Thiền sư Chân Nguyên hay Hòa thượng Huệ Đăng (1647-1726) tìm thấy sách Thánh Đăng Lc, nhân đó, cho khắc in lại và biên soạn thêm sách Thin Tông Bn Hnh, nhờ đó, ngày nay chúng ta mới biết thêm về một số Thiền sư khác nữa của phái thiền Trúc Lâm sau Tổ Pháp Loa và Huyền Quang như Quốc sư Liễu Minh, Pháp Cổ, Kim Sơn …, vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông … Ngoài ra, Thiền sư Huệ Nguyên tìm thấy sách Tu Trung Ng Lc, nhân đó cho khắc in lại và cho biết thêm về một số Thiền sư của phái thiền Trúc Lâm trong Bản Đồ biểu Pháp hệ Thiền Trúc Lâm Yên Tử …

-Trong thời gian đó, Tổ sư Minh Châu-Hương hải (1628-1715) phục hưng phái thiền Trúc Lâm ở Đàng Trong, nhưng năm 1682, Tổ sư Hương Hải cùng 50 Thiền sư phái thiền Trúc Lâm bỏ Đàng Trong ra Đàng Ngoài (theo Chúa Trịnh) làm cho Phái thiền Trúc Lâm bị kết tội là chống Chúa Nguyễn, nên Phái thiền Trúc Lâm lại bị mất dấu một lần nữa ở Đàng Trong.

 

 TỔ  SƯ  MINH  CHÂU - HƯƠNG  HẢI (1628-1715)

 PHỤC HƯNG PHÁI THIỀN TRÚC LÂM NHƯNG LÀM

PHÁI THIỀN TRÚC LÂM MẤT DẤU MỘT LẦN NỮA Ở ĐÀNG TRONG.

 

Thiền sư Minh Châu-Hương Hải hiệu là Huyền Cơ -Thiện Giác còn được gọi là Tổ Cầu, thuộc dòng thế phiệt, tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc, xứ Nghệ An, sanh năm mậu Thìn (1628), tại xã Bình An Thượng, phủ Thăng Hoa, Quảng Nam.

Ông Tổ năm đời của thiền sư Hương Hải làm Quản chu tượng, coi thợ đóng thuyền cho triều đình nhà Lê. ông sanh được hai người con trai:

- Con trưởng là Hùng Quận công, coi Lãng doanh, quản đốc 300 lính thợ.

- Con thứ là Trung Lộc hầu, làm chức phó cai quản, là ông tổ bốn đời của thiền sư Hương Hải.

Khoảng niên hiệu Chánh Trị (1558-1571), đời vua Lê Anh Tông, Trung Lộc hầu (không rõ tên họ) theo Đoan Quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa.

Trung Lộc hầu được chúa Nguyễn Hoàng tin dùng nên cho thăng lên chức Chánh cai quản, quản lãnh thợ đóng thuyền, chúa Nguyễn Hoàng lại dâng sớ về triều đình vua Lê ở Tây Đô (Thanh Hóa) kể rõ công trạng và vua Lê phong cho Trung Lộc hầu hiệu “khởi nghĩa Kiệt tiết công thần”, cấp cho 30 mẫu ruộng và cho con cháu được hưởng thế tập.

Thiền sư Hương Hải sống ở làng Bình An thượng, phủ Thăng Hoa, lúc nhỏ rất thông minh và tài giỏi, đậu hương tiến (cử nhân) năm 18 tuổi (1645), được bổ làm văn chức ở phủ chúa Nguyễn, đời chúa Thượng Nguyễn Phước Lan (1635-1648).

Năm 1652, Hương hải được chúa Hiền Nguyễn Phước Tần (1648-1687) bổ làm tri phủ Triệu Phong (Quảng Trị), lúc mới 25 tuổi.

Hương hải rất ham mộ đạo Phật, nên thời gian làm quan ở Quảng Trị, Hương hải theo cậu học Phật pháp với thiền sư Viên Cảnh-Lục Hồ, sau đó Hương Hải cũng theo tham học với thiền sư Viên Khoan-Đại Thâm. Nhưng hiện chúng ta chưa biết rõ các thiền sư Viên Cảnh và Viên Khoan hành đạo ở chùa nào và truyền thừa như thế nào?

Hơn ba năm sau, khoảng năm 1655-1656, Hương Hải xin từ quan để xuất gia theo đạo Phật. Thiền sư Minh Châu- Hương Hải đã cùng với một số đệ tử dùng thuyền vượt biển Nam Hải, đến núi Tiêm Bút La trên cù lao chàm (cách Hội An, Quảng Nam, khoảng 30km), cất am tranh để tu hành.

Nơi núi này, thiền sư chí tâm tu tập thiền định, gìn giữ giới luật rất nghiêm minh, tám tháng sau, thiền sư Hương Hải lại sang ngọn núi Ngọa Long trên cù lao Chàm để tu thiền. Cù lao Chàm hay hòn Lao, còn gọi là Đảo Chàm . Trên cù lao Chàm có 3 ngọn núi đá : Tiêm Bút,  Bất Lao và Ngọa Long . Nơi đây là chốn đày ải và hành quyết các tử tù của nước Chiêm Thành (Champa) ngày xưa . Nơi cù lao này là hang ổ của ma quỷ đến quấy phá, ngăn trở việc tu hành của thiền sư Hương Hải rất nhiều lần, nhưng Ngài vẫn không bị hoang mang, lo sợ, tâm vẫn an nhiên thanh tịnh, không chút động tâm.

Một đêm vào lúc canh hai, trong lúc thiền sư Hương Hải đang ngồi thiền định, các đồ đệ của Ngài trông thấy một con quỷ lớn đen sì, cao hai trượng (khoảng 8m), sồng sộc chạy vào am, một lúc rồi biến đâu mất, thiền sư Hương Hải vẫn an nhiên thiền định. Đến cuối canh ba, bỗng có một con rắn lớn bò đến quấn chặt mình sư, sư ngồi yên, niệm chú “thần đao“. Một lát sau con rắn biến mất.

Một hôm khác, vào lúc giữa ban ngày, mây đen bỗng kéo đến trước sân am tranh, làm tối mịt mù, giông gió thổi ầm ầm, cây gãy cát bay, mái nhà tung nóc, thình lình có tiếng vang như muôn ngàn con mèo kêu lên một lượt, tiếng kêu rất ghê rợn kinh khủng, nhưng thiền sư Hương Hải không chút sợ hãi, vẫn ngồi thiền định tự nhiên.

Một đêm khác, vào giữa khuya, thiền sư Hương Hải đang ngồi thiền định trước bàn thờ Phật, hương đèn sáng choang, bỗng thấy một đám ma quái, vừa nam vừa nữ, đứa cầm dao, đứa cầm mác, đứa đầu trâu đứa mặt ngựa, đứa đầu voi… đứng vây xung quanh sư. Sư cảm thấy đau bụng mắt mờ, không còn thấy ánh sáng của đèn, sư Hương Hải liền kiết ấn tam muội, quán tưởng lửa thiền định theo pháp kim cương tam muội, tam muội đốt cháy cả thân mình và cháy tiêu cả thế giới, một lúc sau, chúng ma quỷ biến đâu mất, cảnh sắc lại quang minh như cũ.

Thiền sư Hương Hải cho rằng đất đó là ác địa, khó giáo hóa được, nên rời đảo, trở về quê cũ là làng Bình An Thượng để tu hành.

Một đêm có người Mán (có lẽ là người Chiêm Thành) lại gõ cửa, thiết tha thỉnh mời thiền sư Hương Hải ra đảo Tiêm Bút La để hoằng dương Phật pháp. Sư Hương Hải hỏi nguyên do sao lại quyết mời sư ra đó, người Mán thưa: “Sư cụ bỏ đảo về đất liền được bốn ngày, thì cả ba đền ở trên đảo Tiêm Bút La là: đền Cao Các Đại vương, đền Phục Ba Đại vương và đền Bô Bô Đại vương đều nhập đồng lên nói rằng: “Hôm nọ, bọn yêu tinh ma quái tác quái mấy lần để làm não hại Pháp sư, chúng ta (các thần) ngồi yên xem thử coi ai thắng ai thua. Chúng ta thấy Pháp sư biến hình, biến tướng, không biết sư ở đâu, khiến cho bọn yêu tinh phải lui hết. Chúng ta thấy Pháp sư thiệt là bực đạo hạnh kiêm toàn, vì vậy báo cho dân làng biết để thỉnh sư về trụ trì ở đây“.

Vì vậy, thiền sư Minh Châu-Hương Hải lại cùng đệ tử lên thuyền trở ra đảo Tiêm Bút La để hoằng hóa. Thiền sư Hương Hải hoằng dương Phật pháp ở đó suốt 8 năm mà không có chướng ngại nào, đạo hạnh ngày càng cao, dân chúng rất tôn kính, danh tiếng sư đồn xa, quan dân gần xa đều rất ngưỡng mộ.

Thuần Quận công (không rõ tên), trấn thủ dinh Quảng Nam có bà vợ đau đã lâu mà không thầy thuốc nào trị hết bịnh. Nghe tiếng thiền sư Hương Hải nên Thuần Quận Công cho người ra đảo rước sư về dinh để trị bịnh. Thiền sư Hương Hải lập đàn tụng kinh bảy ngày bảy đêm thì bà được hết bịnh. Cả gia đình Thuần Quận công đều hết sức kính phục và đồng xin quy y thọ giới với thiền sư Hương Hải. Xong việc, thiền sư Hương Hải lại trở ra đảo Tiêm Bút La.

Hơn nửa năm sau, quan Chưởng thái giám là Hoa Lễ hầu ở dinh Quảng Nam bị bịnh lao đã ba năm, nghe danh thiền sư Hương Hải nên cho thuyền ra đảo rước sư về nhà trị bịnh, thiền sư Hương Hải cho lập đàn Đại sám hối trong mười ngày, Hoa Lễ hầu được hết bịnh.

Hoa Lễ hầu về Phú Xuân (Thuận Hóa) đem việc đó kể lại cho chúa Hiền Nguyễn Phước Tần (1648-1687), chúa Hiền rất ngưỡng mộ nên cho sứ ra đảo Tiêm Bút La thỉnh thiền sư Hương Hải về dinh phủ ở đô thành Phú Xuân.

Chúa Hiền ra tận cửa phủ đón thiền sư Hương Hải, thăm hỏi và tham vấn phật pháp. Sau đó, chúa Hiền cho lập Thiền Tịnh viện ở núi Qui Cảnh (núi Linh Thái ở cửa biển Tư Dung) để thiền sư Hương Hải hoằng hóa (khoảng năm 1667). Quốc thái phu nhân và ba công tử (con của chúa Hiền) là Phúc Mỹ hầu, Hiệp Đức hầu, Hoằng Ân hầu cùng một số quan tướng trong triều đình chúa Nguyễn thọ giới quy y với thiền sư Hương Hải, có đến 1.300 người.

Thiền sư Hương Hải Hoằng dương Phật pháp ở Thiền Tịnh viện trên núi Qui Cảnh được một thời gian, nhiều phật tử đến thọ giới quy y. lúc bấy giờ, có quan Thị nội giám là Gia Quận công (không rõ tên), người làng Thụy Bái, huyện Gia Định, làm quan ở Đàng Ngoài, khi chúa Hiền cử quân ra đánh Đàng Ngoài, chiếm được bảy huyện của trấn Nghệ An (từ phía Nam sông Lam vào đến sông Doanh), bắt được Gia Quận công, nhưng chúa Hiền tha tội và cho dạy học ở nội cung của chúa. Gia Quận công cũng thường hay đến Thiền Tịnh viện nghe thiền sư Hương Hải thuyết pháp và tham vấn Phật pháp. Nhưng có người trong triều đình chúa hiền ganh ghét, tâu là Gia Quận công và thiền sư Hương Hải âm mưu trốn ra Đàng Ngoài theo chúa Trịnh. Chúa Hiền cho bắt hai người để điều tra, nhưng không có bằng chứng kết tội, chúa Hiền cho thả thiền sư Hương hải, nhưng không cho ở Thiền Tịnh viện nữa mà phải vào tu hành ở Quảng Nam.

 Tháng 3 năm Nhâm Tut (1682), thin sư Hương Hi cùng khong 50 Thin sư phái thin Trúc Lâm dùng thuyn vượt bin trn ra Đàng Ngoài, thuyền ghé vào trấn Nghệ An, vào yết kiến quan trấn thủ là Trịnh Na hầu. Quan trấn thủ tâu về triều đình, chúa Trịnh Tạc sai Đường Quận công đem thuyền vào Nghệ An rước thiền sư Hương Hải và các đệ tử ra Đông Đô (Thăng Long), cho tạm ngụ tại công quán. Chúa Trịnh sai Nội giám là Nhượng Quận công và bồi tụng Lê Hy đến điều tra lý lịch, cho gọi người ở làng Áng Độ đến để xác nhận.

Sau khi điều tra xong, chúa Trịnh Tạc (1657-1686) cho mời thiền sư Hương Hải vào triều thăm hỏi và phong cho chức Vụ sử, thưởng 300 quan tiền, mỗi năm cấp 24 lâu thóc, 36 quan tiền, một tấm vải trắng. Đệ tử của thiền sư Hương hải, mỗi người mỗi năm được cấp 12 lâu thóc và 12 quan tiền. Chúa Trịnh còn bảo thiền sư Hương Hải vẽ bản đồ lãnh thổ Đàng Trong. Sư vẽ rất rõ ràng, chúa Trịnh khen ngợi và thưởng cho 2.000 quan tiền.

Tháng tám năm đó, chúa Trịnh lại cho người đưa thiền sư Hương Hải đến nhà công quán ở trấn Sơn Tây. Ở đó được tám tháng, chúa trịnh lại cho đưa thiền sư Hương Hải về ngụ ở trấn Sơn Nam, chúa Trịnh Tạc ra lịnh cho trấn thủ Sơn Nam là Lê Đình Kiên xây cất am và cho 3 mẫu đất công để thiền sư Hương Hải trú ngụ và tu hành, lúc đó sư Hương Hải được 56 tuổi (1683).

Ở Sơn Nam, thiền sư Hương Hải tu hành tinh tấn, giữ giới luật tinh nghiêm, đặc biệt sư chuyên tâm vào việc dịch kinh ra chữ Nôm, được 30 quyển, cho khắc bản in và ấn hành.

Năm Canh Thìn (1700), thiền sư Hương hải sang hành đạo ở chùa Nguyệt Đường, xã Đông Khê, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (Hưng Yên). Lúc đó, sư có 70 đệ tử theo học, tất cả đều tinh thông kinh luật. Thiền sư Hương Hải cho trùng tu lại chùa Nguyệt Đường rộng lớn và tráng lệ hơn. Chính ở chùa Nguyệt Đường, thiền sư Hương Hải mở rộng sự giáo hóa, phục hưng lại phái thiền Trúc Lâm, giúp cho phái Thiền này phát triển mạnh trở lại và được tiếp tục truyền thừa cho đến đời nhà Nguyễn (1802-1945) sau này.

Dưới triều vua Lê Dụ Tông (1705-1729), vua rất kính trọng thiền sư Hương Hải, thỉnh thoảng mới vào cung để tham vấn Phật pháp. Vua hiếm con, nên năm 1705, vua mời thiền sư Hương Hải vào nội điện để lập đàn “cầu tự“ (cầu cho có con nối ngôi),

Một hôm, vua Lê Dụ Tông hỏi thiền sư Hương Hải (lúc đó 78 tuổi): “Trẫm nghe lão sư học rộng, hiểu nhiều, vậy xin lão sư thuyết pháp cho trẫm nghe để hiểu rõ đạo pháp”. Thiền sư Hương Hải tâu rằng:

- Bần tăng có bốn câu kệ nầy, xin bệ hạ chí tâm nghe để hiểu rõ:

Phản văn tự kỷ mỗi thường quan,

Thẩm sát tư duy tử tế khan,

Mạc giáo mộng trung tầm tri thức,

Tương lai điện thượng đổ sư nhan.

Tạm dịch:

Ngày ngày thường quán lại chính mình,

Thẩm sát, suy tư thật tinh tường,

Tầm tri kinh điển là trong mộng,

Bản lai diện mục chính mặt này.

Vua lại hỏi: - Thế nào là ý chỉ của Phật?

Thiền sư Hương Hải đáp:

“Nhạn qúa trường không,

Ảnh trầm hàn thủy,

Nhạn vô di tích chi ý,

Thủy vô lưu ảnh chi tâm“.

Tạm dịch:

Nhạn bay trên không,

Bóng chìm dưới nước,

Nhạn không có ý để dấu,

Nước không có tâm lưu hình.

Tháng sáu năm Giáp Ngọ, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 10 (năm 1714), thiền sư Hương Hải đã 87 tuổi, chúa Trịnh Cương (1709-1729), nhân đi kinh lý ghé thăm viếng chùa, phát tâm cúng dường cho chùa một ngàn quan.

Chúa Trịnh Cương ngự thơ  rằng :

Danh lam từng trải đã hay danh,

Trình độ này âu hợp chốn trình.

Pháp giới chăm chăm tuyên diệu pháp,

Kinh lâu rở rở diễn chân kinh.

Công nhiều nhờ có công vô lượng.

Thế thuận vậy nên thế hữu tình.

Ngăn tục mực hề mùi tục lụy

Long thiền tua kinh chốn thiền khuynh.

Vào mùa xuân, một hôm thiền sư Hương Hải ngâm bài thơ:

Tam dương khai thái chuyển hồng quân,

Cửu thập thiều quang sắc sắc tân.

Dạ tỉnh thanh phong điều ngọc lộ.

Nhật tình thụy khí ái từ vân.

Sơn ca thâm thọhy, ky, mỹ,

Bình địa viên hoa phức úc huân.

Xứ xứ nghinh tường ca vạn thọ,

Nhân dân hòa lạc vịnh thiên xuân.

Dịch nghĩa:

Ba dương mở thái chuyển đất trời,

Chín chục thiều quang sắc sắc tươi.

Đêm lạnh gió thanh đưa móc ngọc,

Ngày trong khí mát rợm mây lơi.

Non cao cây cối xinh xinh lạ,

Đất phẳng vườn hoa ngát ngát hương.

Chốn chốn nghinh lành ca vạn thọ,

Người người vui sướng vịnh xuân đời.

(Lê Mnh Thát)

Một hôm , quan Trấn Thủ đến chùa Nguyệt Đường, vịnh bài thơ:

Lục trầm thuỳ thức ngụ thao tàng,

Kim Nguyệt Đường phi tích Nguyệt Đường.

Tùng lão cao đê trương thúy cái,

Hà tiên thứ đệ tiến kỳ hương.

Thiền trai túc ấn trì băng ngọc,

Khách xá tân tiêu dẫn phượng hoàng.

Yêu phước bất tu sùng huyễn huyễn,

Giác lai nhất niệm thị y vương.

Dịch nghĩa :

Chết cạn ai hay ở ẩn vừa,

Nguyệt Đường nay khách Nguyệt Đường xưa.

Thông già cao thấp giương lọng biết,

Sen tiên thức lớp hương ngát đưa.

Hồng thiền giữ ấn gìn băng ngọc,

Nhà khách sáo hay dẫn phượng hoàng.

Cầu phước đâu cầu sùng mộ huyễn,

Một niệm giác đến tức y vương.

Một hôm, Sư hỏi môn nhân : Mặt thật xưa nay như thế nào ?

Đại chúng đáp :

Non sanh đầy mắt không tấc cỏ,

Tột nhìn nước biết hết sóng lan .

(Mãn mục thanh sơn vô thốn thảo ,

Cực mục lục thuỷ tuyệt ba tầng ).

Sư lại hỏi :Thế nào là pháp thân chính mình?

Đại chúng đáp: Năm uẩn pháp không , thể trùm sa giới.

Đầu mùa xuân năm Ất mùi (1715), Tổ sư Minh Châu- Hương Hải nói với đệ tử Chân Lý – Hiển Mật rằng : ta nay khí lực đã yếu kém, bịnh hoạn suy yếu, thời đã đến rồi, không thể sống lâu được nữa .

Sư Chân Lý bạch : Phật pháp vi diệu, có gì thiết yếu, xin Thầy truyền dạy cho hết lẽ .

Tổ Sư Hương Hải nói : Đạo giáo từ xưa đến nay đã trao phó là bặt ngôn từ, không lời để nói. Chính ngay nơi đó là Ta phó thác .

Sư Chân Lý lại hỏi : Đại chúng nên ng dng như thế nào ?

Tổ sư nói : Ly tâm mà dùng .

Ngày mùng 10 tháng 05 năm Ất Mùi (1715), vào giờ Dậu, môn đồ trong chùa bổng thấy sao sáng xuất hiện, chiếu sáng rực cả chùa.

Qua sáng ngày 12, Tổ Sư  Hương Hải bảo môn đồ lo nước tắm. Tắm xong, Tổ sư trở về phòng, bảo Chân Lý : Ta đến lúc mạng chung, bảo cho tất cả Đại chúng biết . Sư Chân Lý đem pháp phục ca-sa cho Tổ mặc , đội mão Chuẩn Đề, đeo xâu chuổi tràng hạt . Tổ sư ngồi kiết già nhập định hai giờ, rồi phó chúc Bài kệ.

Thi đương bát thp bát,                     (Gi đang tám mươi tám,

Ht nhiên đăng ta thoát .                   Bng nhiên lên ngi thoát .

Hu lai dic hu kh,                        Có đến cũng có đi,

Vô t dit vô hot .                            Không  chết cũng không sng .

Pháp tánh đng hư không ,                 Pháp tánh đng hư không ,

Sc thân như bào mt .             Sc thân như bt nước.

Đông đ ly Ta bà,                               Đông đ ri Ta bà ,

Tây phương liên hoa phát.                     Tây phương hoa sen n.)

Tổ sư ngâm kệ xong , đến giờ Mùi ngồi yên lặng viên tịnh .

Thiền Sư  Chân Lý cùng môn đồ xây tháp ba tầng, cao 21 thước, làm khám báu, Tượng tổ để thờ cúng tại Chùa Nguyệt Đường .          

Kế thế trụ trì Chùa Nguyệt Đường sau đó là Tăng thống Chân Lý-Hiển Mật, rồi đến Thiền sư Như Nguyệt  - Hoa Quang, Tăng thống Tánh Thanh , Thiền sư Hải Đàm …

Thiền sư Hương Hải có nhiều đệ tử, nhưng chỉ chọn được 70 pháp tử, trong đó có nhiều vị thuộc hàng đệ nhứt Thượng tọa, trưởng tử là thiền sư Chân Lý-Hiển Mật, pháp tôn nhiều không kể hết, đều có pháp tự mang chữ “Như “ như: Như Đức, Như Nguyệt …

Các đệ tử xây tháp ba từng và lập am để thờ.

Thiền sư Minh Châu-Hương Hải có công đức lớn trong việc phục hưng và phát triển phái thiền Trúc Lâm đã bị mai một sau khi nhà Trần mất ngôi (năm 1400). Phái thiền Trúc Lâm được thịnh đạt trở lại và còn phát triển ở Đàng Ngoài cho đến đời nhà Nguyễn (1802-1945) là do công của thiền sư Hương Hải và các đệ tử. Thiền sư Minh Châu-Hương Hải biến chùa Nguyệt Đường thành một trong các thiền lâm lớn nhứt ở Đàng Ngoài thời đó và là một trong những trung tâm Phật giáo quan trọng. Chùa Nguyệt Đường trở thành Tổ đình của phái thiền Trúc Lâm, bên cạnh các Tổ đình xưa của phái này được phục hưng trở lại như chùa Lân Động (núi yên Tử), chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), chùa Hương Hải (Chí Linh-Hải Dương)…

Nhưng Đàng Trong, Phái thin Trúc Lâm b coi là chng Chúa Nguyn nên các Thin sư ca phái ny phi n trn hay cu pháp sang phái thin Lâm Tế. Vì vy, Phái thin Trúc Lâm li b mt du mt ln na Đàng Trong.

Tuy nhiên, ở Đàng Trong, Phái thiền Trúc Lâm chỉ mất dấu trên Danh nghĩa, trong thực tế, pháp môn tu thiền của phái thiền Trúc Lâm vẫn còn được duy trì trong số các Thiền sư Phái thiền Lâm Tế ở Đàng Trong từ thời các Chúa Nguyễn cho đến thời các vua Nhà Nguyễn … và sự xuất hiện của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập