Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội và Phật giáo Việt Nam - Bài 5: Nghệ thuật cách mạng - dòng nước lớn không thể xa nguồn

Đã đọc: 3855           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Đầu thế kỷ XX, sắc thái Phật giáo ở trong nước lặng lẽ, lẻ tẻ và chìm lắng. Lúc này, chịu ảnh hưởng từ các phong trào yêu nước của các chí sỹ trong nước bùng dậy và chịu ảnh hưởng từ chính sách Tam Dân của Tôn Dật Tiên, và cuộc cải cách Phật giáo của Thái Hư Đại sư (Trung Quốc): giáo chế, giáo sản, giáo quyền, Phật giáo Việt Nam bắt đầu chuyển động để chấn hưng tổ chức của Phật giáo. Từ những năm ba mươi của thế kỷ trước, các Hội Phật học Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ được thành lập. Phật giáo ba miền đều có ấn phẩm báo chí. Miền Bắc có tờ báo Đuốc Tuệ, miền Trung có Viên âm, Giác ngộ, miền Nam có Từ bi âm. Nhưng tổ chức Phật giáo ở ba miền là độc lập. Đến năm 1951, tổ chức Phật giáo ba miền gặp gỡ tại Chùa Từ Đàm, Huế, để thống nhất lại thành sáu tập đoàn, trong đó có 3 tập đoàn tăng già. Hòa thượng Thích Tịnh Khiết là Đức Hội chủ đầu tiên.

Ở thời điểm đầu thế kỷ XX, có hai động cơ để chấn hưng đạo Phật. Động cơ thứ nhất, là vì dân tộc - Chủ nghĩa Tam dân đã đánh động tâm lý và làm thức dậy động cơ này của Phật giáo. Động cơ thứ hai là nhu cầu tự thân phải chấn hưng đạo Phật của Phật giáo Việt Nam. Đây cũng chính là hai mục đích chính đáng của Phật giáo Việt Nam: đạo pháp và dân tộc. Trong lúc đội quân xâm lược triệt hạ chùa chiền, muốn làm biến mất tôn giáo của dân tộc, thay thế tôn giáo ngoại lai, dùng tôn giáo ngoại lai làm công cụ để xâm lược - thì Phật giáo Việt Nam bừng dậy và đề kháng. Lúc đó cả ba ấn phẩm báo chí của Phật giáo ở cả ba miền đều nói về tục thờ ông bà tổ tiên, truyền thống uống nước nhớ nguồn, thức tỉnh quần chúng để đừng mất gốc của truyền thống dân tộc, đừng mất gốc của tôn giáo dân tộc. Phật giáo lập khuôn hội trong làng, trong cộng đồng dân cư, như một hàng rào phong tỏa… Phật giáo đi vào làng xã, giữ gốc rễ bền vững của dân tộc. Đây là điều bất biến trong mọi hoàn cảnh và là sự đề kháng bản năng của Phật giáo Việt Nam.

Chủ nghĩa yêu nước thời hiện đại thấm đẫm tinh thần Phật giáo. Quốc hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố với toàn  thế giới ngày 2.9.1945, có điểm nội hàm cốt tủy l�Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Nội hàm này có sức tỏa sáng nhất so với các thể chế chính trị của nước ta xưa nay có thể có. Nội hàm cách mạng này có điểm gặp gỡ với tinh thần cứu khổ của Đức Phật. Đức Phật dạy: “Ta chỉ nói khổ và con đường diệt khổ”. Giáo lý nhà Phật giải thoát khổ đau của con người, đi vào hạnh phúc của con người. Phật giáo là một con đường, một nếp sống đạo đức nhân văn thiết thực và trí tuệ. Với cách mạng, hạnh phúc là mục tiêu của đời sống xã hội, là chủ thể của văn hóa; tiêu chuẩn của các giá trị là hạnh phúc, hạnh phúc vừa làâ linh hồn của văn hóa. Hai từ Hạnh phúc gắn với Quốc hiệu của Việt Nam là thể hiện tính nhân văn, dân chủ và cao cả. Hạnh phúc cũng đồng thời là cốt tủy của trí tuệ Phật giáo.

Tùy duyên nhi bất biến – tính chất khế cơ của đạo Phật là thích ứng với hoàn cảnh, thích ứng với điều kiện xã hội, phong tục tập quán của các vùng đất, các xứ sở để văn hóa xứ sở nở hoa. Lịch sử dân tộc và lịch sử Phật giáo Việt Nam khẳng định Phật giáo đồng hành với dân tộc, với con người Việt Nam. Vì lẽ đó, trong kháng chiến, rất nhiều tu sỹ vào bưng biền, tham gia cách mạng. Nhiều cơ sở tôn giáo, tu sỹ và đông đảo Phật tử tiếp tế thuốc men, lương thực thực phẩm cho bưng biền. Ngôi chùa là nơi an toàn để nuôi thương binh, hội họp của cán bộ và là trạm cứu thương sau trận đánh. Nhiều lúc, nhiều nơi hậu cứ chính là các ngôi chùa. Tu sỹ vào vai nhân dân, đứng về phía nhân dân để cứu nước. Chính vì nhiều người theo Phật giáo tham gia cách mạng, nên chính quyền Sài Gòn Ngô Đình Diệm đã đàn áp hòng thủ tiêu Phật giáo, cấm treo cờ Phật giáo. Trước sự đàn áp và trước thế sinh tử, Phật giáo đứng lên bảo vệ mình. Đứng dậy bằng thế chính nghĩa của tôn giáo và bằng chính nghĩa của cách mạng. Thời đó, trong các ngày Phật đản, ngày Vu lan, Phật giáo đều tuyên bố phản chiến, kêu gọi hòa bình chấm dứt chiến tranh. Phật giáo phải tổ chức các Gia đình Phật tử thu hút thanh niên và quần chúng để khỏi bị vọng ngoại, nuôi dưỡng đạo đức và văn hóa của dân tộc. Đây là một mặt trận để bảo trì văn hóa Việt Nam. Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để chống chính quyền Ngô Đình Diệm là một sự kiện chính trị và tâm lý chiến để khẳng định chính nghĩa của cách mạng Việt Nam và Phật giáo Việt Nam. Thực ra, thời đó có 9 - 10 tu sỹ tự thiêu. Sau đó, từ năm 1966 – 1969, Phật giáo Việt Nam đấu tranh mạnh mẽ đòi dân chủ để thực hiện hòa bình thống nhất Nam Bắc.

Phật giáo Việt Nam đã tham gia vào một cuộc chiến tranh trí tuệ, chiến tranh không có trận địa. Trận địa chính là lòng dân. Bởi Phật giáo ở trong quần chúng, phần lớn dân số ngườâi Việt ở phía Nam là Phật tử. Cuộc đấu tranh của chính nghĩa và tin vào chính nghĩa. Sự đóng góp và sự chia sẻ với dân tộc của Phật giáo – chính là đây. Điều này không phải là công trạng mà là biểu hiện trách nhiệm đối với đất nước, đối với dân tộc của Phật giáo. Như là nhân duyên, những thời điểm mang tính quyết định của dân tộc, đều có sự hiện hữu của Phật giáo, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Phật giáo là của dân tộc và dân tộc là của Phật giáo, rời khỏi dân tộc thì Phật giáo khó phát triển mạnh. Vấn đề dân tộc là đích đến xã hội và mục tiêu dân tộc hoàn toàn chắc chắn, hoàn toàn an toàn.

Đến đây, cũng cần định danh cho rõ: nghệ thuật cách mạng và chiến tranh nhân dân trong các cuộc đấu tranh chính nghĩa chống ngoại xâm của dân tộc là cuộc chiến tranh dựa hoàn toàn vào nhân dân và là cuộc chiến tranh toàn diện, mà không thuần túy là cuộc chiến tranh quân sự hay chính trị. Nhân dân hậu thuẫn, nhân dân là chỗ dựa, nhân dân là hậu phương của quân đội. Chiến tranh nhân dân trong thời chiến và thời bình đều phải mạnh. Thời bình, thế trận lòng dân  tốt, đất nước phát triển.

Một dân tộc hiền lành, những con người hiền lành, đầy  từ tâm - dấn thân vào cuộc chiến tranh với tinh thần vô úy qua các thời điểm lịch sử ở thế kỷ XX đã khẳng định sức mạnh chính nghĩa lớn lao biết nhường nào. Và lịch sử cũng cho thấy: nếu tín ngưỡng ngoại lai khống chế đất nước này thì văn hóa bị khống chế. Khi văn hóa bị khống chế thì mức độ độc lập và tự chủ của văn hóa sẽ yếu đi, sẽ ảnh hưởng đến lòng dân, đến quần chúng và thế đại đoàn kết. Sự hiện diện của Phật giáo đã góp phần tạo được niềm tin để xây dựng văn hóa dân tộc. Bởi sức mạnh của con người là chính con người, phải trả cho con người và về chính con người. Không có một đấng siêu nhiên nào có thể chia sẻ, nhúng tay vào vận mệnh của con người và vận mệnh của dân tộc. Quả thật là như thế. Đó chính là vấn đề mà chúng ta phải suy nghĩ và suy nghĩ nhiều. Ngọn nguồn văn hóa Phật giáo hưng khởi từ thời Lý Công Uẩn và đã trải qua bao biến động để sinh tồn, hưng vượng. Thời hội nhập, tính độc lập dân tộc, độc lập văn hóa càng rõ nét thì hội nhập càng sâu.  Rõ nét để không dao động, để có niềm tin vững chắc, để lớn mạnh. Dòng nước lớn không thể xa nguồn... Tư duy này là cái cách mà Phật giáo Việt Nam có mặt trong nghệ thuật cách mạng và chiến tranh nhân dân thời đại Hồ Chí Minh.

Nguồn: Người Đại Biểu Nhân Dân

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập