Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội và Phật giáo Việt Nam - Bài 2: Mở trí tuệ, mở tầm nhìn - Chủ trương chính trị

- Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội và Phật giáo Việt Nam - Bài 1: Dời đô và dấu ấn thiền sư
- Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội và Phật giáo Việt Nam - Bài 2: Mở trí tuệ, mở tầm nhìn - Chủ trương chính trị
- Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội và Phật giáo Việt Nam - Bài 3: Sao có thể hỏi đạo là gì?
- Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội và Phật giáo Việt Nam - Bài 4: Sức mạnh chính nghĩa từ đầu nguồn văn hóa Thăng Long
- Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội và Phật giáo Việt Nam - Bài 5: Nghệ thuật cách mạng - dòng nước lớn không thể xa nguồn
Ngôn ngữ của đạo Phật là ngôn ngữ trí tuệ và ngôn ngữ của tâm lý. Việc xây chùa, chú tượng, đúc chuông, thỉnh kinh, chép kinh, xây tàng kinh các, cổ súy thanh niên Thăng Long xuất gia đầu Phật – bậc minh quân muốn mở trí tuệ, mở tầm nhìn...
Vua Lý Thái Tổ đã có hai quyết định lịch sử. Một là: dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long – Hà Nội để mở rộng sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng của đất nước. Hai là, phát huy Phật giáo Việt Nam nhằm xây dựng nền văn hóa riêng của Việt Nam rời khỏi ảnh hưởng, lệ thuộc văn hóa Nho học của phương Bắc. Tinh thần, giáo lý nhà Phật là loại trừ sạch tâm tánh nô lệ, phát huy sức mạnh của thiền định và trí tuệ đã thổi hồn và hình thành nền văn hóa đề kháng, nhằm cô kết lòng dân, củng cố tinh thần độc lập, tự chủ. | |
Vừa lên ngôi, Lý Thái Tổ đã có kế hoạch đưa đạo Phật vào cuộc sống, thiết lập nền văn hóa Việt Nam. Song song với công việc triều chính, vua hạ chỉ cho lập chùa, chú tượng, đúc chuông, thỉnh kinh, chép kinh, xây tàng kinh các (cất giữ Đại tạng kinh), cổ súy thanh niên ưu tú của Thăng Long xuất gia đầu Phật. Đại Việt sử ký toàn thư ghi:“Năm 1010, vua cho dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm Tăng hơn nghìn người”…; Lý Thái Tông, con trưởng của Lý Thái Tổ tiếp nối cha, ngộ Phật lý rất sâu. Vẫn còn lại một sáng tác ghi cuộc đàm đạo giữa Lý Thái Tông với các đại thiền sư về tâm của Phật, của Tổ: “Bát Nhã chân vô tông/ Nhân không ngã diệc không/ Quá hiện vị lai Phật/ Pháp tánh bản tương đồng” (nghĩa là: Tông chỉ của Bát Nhã vốn là “Không Tánh”/ Người và ta đều là “Không Tánh”/ Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai/ Cùng một pháp tánh “Không Tánh” ấy). Qua đây, có thể hình dung ra tri kiến Phật học của Lý Thái Tông. Với sở kiến của Thái Tông, Phật là pháp tánh “Không Tánh”. Chúng sinh cũng vậy. Tri kiến này phù hợp với giáo lý Bắc truyền và Nam truyền của Phật giáo thế giới hiện đại, Kinh tạng Pàli Nikàya ghi: “Ai thấy pháp là thấy Duyên Khởi; ai thấy Duyên Khởi là thấy pháp; ai thấy pháp là thấy Phật, ai thấy Phật là thấy pháp”. Cái thấy ấy là cái thấy của trí tuệ rất huyền, là thông tuệ của Thái Tông mà các nhà Nho đương thời và về sau không rõ được. Chính sự thông tuệ ấy đã soi sáng việc triều, việc nước! Từ Lý Thái Tổ đến Lý Thái Tông đã cho hai lần thỉnh kinh và thỉnh đủ hai đại tạng, ba lần chép kinh là đã có 5 đại tạng, xây tàng kinh các để chứa kinh. Đại việt sử ký toàn thư ghi: “Năm 1029,…, xuống chiếu độ dân trong nước làm Tăng. Mùa thu, tháng 9, năm 1020, Nguyễn Đạo Thanh đi sứ về xin được kinh Phật Tam Tạng; xuống chiếu ban Tăng Thống Phí Trí sang Quảng Châu đón”...; “Năm 1023, mùa thu, tháng 9, xuống chiếu chép Kinh Tam tạng để ở kho Đại Hưng”…; “Mùa đông, tháng 10 năm 1041 vua (Lý Thái Tông) ngự đến núi Tiên Du xem làm Viện Từ Thị Thiên Phúc. Khi về xuống chiếu phát 7.560 cân đồng trong kho để đúc tượng Phật Di Lặc và hai tượng Bồ Tát Hải Thanh và Công đức cùng chuông để ở viện ấy”. Nhà vua làm thế không đơn thuần do mộ Phật, đáp nghĩa các sư. Mà đây là cách thiết lập nền văn hóa Phật giáo Việt Nam theo ý đồ của Vua Việt Nam và thiền sư Việt Nam để độc lập và đề kháng với văn hóa phương Bắc vốn nặng màu Khổng, Lão, để nuôi dưỡng tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc. Ngôi chùa là một trung tâm văn hóa của cư dân, của cộng đồng. Chùa là nơi quy tụ quần chúng và phát triển tín ngưỡng, nuôi dưỡng từ bi, trí tuệ, nuôi sống tâm linh con người. Chế độ làng xã, văn hóa làng xã gắn liền với văn hóa chùa chiền được hình thành từ dụng ý đầy công phu như vậy. Thời Lý, có lúc cả ngàn thanh niên đi tu để giữ chùa và để giữ văn hóa ... Đức Phật nói: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”, đi theo Phật là để trở thành Phật – tinh thần này là vận dụng để hưng khởi, để dân tộc đứng dậy, không phải cúi đầu trước thế lực nào, tạo thành sức mạnh dân tộc. Ngôn ngữ của đạo Phật là ngôn ngữ trí tuệ và ngôn ngữ của tâm lý. Việc xây chùa, chú tượng, đúc chuông, thỉnh kinh, chép kinh, xây tàng kinh các, cổ súy thanh niên Thăng Long xuất gia đầu Phật – bậc minh quân muốn mở trí tuệ, mở tầm nhìn... Dấu ấn và thái độ của người đứng đầu đất nước với Phật giáo rất rõ, là chủ trương chính trị kết hợp với chủ trương văn hóa. Chủ trương này vốn đã được đại đế A Dục của xứ Ấn thành công từ Thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Đại đế A Dục dùng giáo lý đạo Phật để làm chính trị, để xóa hận thù và khổ đau do chiến tranh. Ý thức lãnh đạo đất nước không phải bằng khí giới mà bằng giáo lý và tình thương của Lý Thái Tổ và các vua đời Lý – là ý thức của các nhà lãnh đạo chính trị. Có một ngôi chùa rất nhỏ nhưng chứa đựng triết lý sâu sắc, được xây dựng vào đời thứ hai của nhà Lý: chùa Một Cột. Đại việt sử ký toàn thư ghi: “Mùa đông 1049, dựng chùa Diên Hựu (Một Cột)”. Diên Hựu – có nghĩa là dài lâu. Một Cột – được hiểu là thống nhất một mối nhưng tương quan. Chùa Việt Nam thật lạ - một cột, cây đàn của Việt Nam thật lạ - đàn bầu một dây mà ra muôn điệu. Tư duy của Việt Nam cũng lạ. Một là tất cả. Triết lý được biểu hiện hình ảnh cụ thể, qua kiến trúc thống nhất và vẫn đa sắc màu, đa dạng và dị biệt. Chùa Một Cột là dấu ấn vật thể gắn bó với nghìn năm, gắn với triết lý Việt Nam, với tư duy của bậc cao minh trị quốc thời Lý. Tiếp nối Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, đời thứ ba của triều Lý – Lý Thánh Tông cũng mang đậm dấu ấn Phật giáo. Vua là một thiền sư, là tổ thứ hai của phái Thảo đường Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa hạ, tháng 4 (1056), làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát 1 vạn 2 nghìn cân đồng để đúc chuông lớn. Vua thân hành làm bài minh”. “Mùa xuân, tháng giêng (1057), xây bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên cao vài chục trượng (12 tầng), tức là tháp Báo Thiên”. “Mùa đông, tháng 12 (1057), làm hai chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ. Đúc hai tượng Phạn Vương và Đế Thích bằng vàng để phụng thờ (triều Trần làm lễ yết chùa tại hai chùa này)”. Trí tuệ Phật giáo của Thánh Tông biểu hiện ra việc hành xử, lãnh đạo đã đưa đất nước đến gần điểm cực thịnh (để sau đó đến Lý Nhân Tông đưa đất nước vào thời cực hưng thịnh). Việc đúc chuông, chú tượng, xây chùa tháp là tiếp tục xây dựng văn hóa, đạo đức riêng cho Việt Nam, để ổn định nhân tâm, củng cố đoàn kết, gây dựng mạnh mẽ ý thức độc lập, tự chủ của dân tộc, mà không đơn thuần là việc làm tín ngưỡng. Và như vậy, chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, Văn Miếu – Quốc tử giám đều được xây dựng ở triều đại nhà Lý, là những công trình kiến trúc quý giá vẫn hiện hữu cho đến ngày hôm nay. Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam được xây dựng năm 1049 (nếu so sánh với Hoa Kỳ, thì thấy rất lâu sau mới có Trường Đại học đầu tiên của Hoa Kỳ, Đại học đầu tiên của Hoa Kỳ được mở năm 1804). Nhưng thiết nghĩ, giá trị cao hơn những công trình kiến trúc ấy là những giá trị của ý nghĩa vô ngã, từ bi, trí tuệ và thiền định mà các công trình ấy nói lên. Giá trị trừu tượng nhưng tích cực, thiết thực và cụ thể. Tiếng chuông chùa đánh lên không phải vật chất, nó mang hồn Phật giáo, hồn kinh kệ và chuyên chở theo hồn tư tưởng. Nhận xét chung về triều Lý, Gs Hoàng Xuân Hãn đánh giá: “Đời Lý có thể gọi là đời thuần từ nhất trong lịch sử nước ta. Đó chính là ảnh hưởng của đạo Phật”. Thời Lý, các danh tăng Phật giáo có nhiều, sau Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh là thiền sư Huệ Sinh, Mãn Giác, Không Lộ... Các thiền sư đều chứng ngộ sự thật về khổ, vô thường, vô ngã – một nguồn giáo lý hưng khởi, trí tuệ, từ bi và vô úy, sức mạnh tâm lý và tinh thần được phát huy cao độ. Thiền sư Không Lộ, cái tên của thiền sư: Không Lộ - con đường vô ngã, tánh không - đã nói với thời đại nhiều điều và đó là sở đắc của các thiền sư Việt Nam: “Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh/ Trường Khiếu nhất thanh hàn thái hư” (Có lúc lên tận đỉnh núi cao/ Kêu dài một tiếng lạnh không gian). Chính cái sở đắc, cái tâm, tuệ vô ngã ấy đã làm cóng lạnh đoàn quân xâm lược hung hãn Nguyên Mông. Vô ngã làm cóng lạnh thế giới hữu ngã. Tinh thần vô úy của đạo Phật thổi hồn vào tinh thần dân tộc, làm bốc cháy tinh thần dân tộc, tạo thành sức mạnh dân tộc. Các vua đời Lý, một số đại thần, tướng quân và các danh tăng là các nhân tố chính của sức mạnh tinh thần, sức mạnh chính trị và sức mạnh văn hóa. Bởi vậy, ở đời Lý: Phật giáo là của dân tộc và dân tộc là của Phật giáo. Đấy là hai tên gọi của một thực thể Việt Nam. (Còn nữa) |
Hòa thượng Thích Chơn Thiện ( Người Đại Biểu Nhân Dân)
- Dấu Ấn Chùa Thiền Lâm- Di Tích Văn Hoá Tâm Linh Đặc Biệt Nguyễn Đắc Xuân.
- Đại Thừa Đăng với những Cao Tăng Việt-Hoa Tâm Phương
- Vài nét về Phật giáo Lý – Trần Thuần Hiếu
- Nghiên cứu tình trạng Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn chống xâm lăng Lê Mạnh Thát
- Lược sử Trúc Lâm Tam tổ Thích Nguyên Như
- Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội và Phật giáo Việt Nam - Bài 1: Dời đô và dấu ấn thiền sư HT. Thích Chơn Thiện
- Một số quan điểm triết lý nhập thế của các vị thiền sư góp phần xây dựng dân tộc trong giai đoạn triều đại nhà Lý NCS Đỗ Ngây (Thích Thông Thức)
- Vai trò của Phật giáo đối với việc thành lập, phát triển kinh đô Thăng Long và nước Đại Việt thời Lý Trần và những thời đại về sau Thích Huệ Thông
- Tăng ban trong bộ máy nhà nước thời Lý – Trần Nguyễn Khắc Thuần
- Giá trị về văn hóa của triết học Phật giáo thời Lý và ý nghĩa lịch sử Ths. Trần Mai Ước
- Vai trò của Phật giáo đối với việc thành lập , phát triển kinh đô Thăng Long và nước Đại Việt thời Lý - Trần và những triều đại về sau Thích Nữ Như Hạnh
- Phật giáo thời Lý – Trần với bản sắc dân tộc Đại Việt PGS.TS. NGUYỄN CÔNG LÝ
- Phật giáo Việt Nam – con đường đồng hành cùng dân tộc PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hải
- Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta và ảnh hưởng của nó trong các thế kỷ 10 -14 Lê Tuấn Huy
- Ngọn lữa Quảng Đức và biến cố Phật giáo 1963 dưới cái nhìn của thế giới Bùi Kha
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Hòa thượng Thích Chơn Thiện: Các phật tử tin tưởng gì?
- Diễn văn khai mạc Đại hội VII
- Thư tỉnh mời v/v đóng góp bài viết cho tập kỷ yếu về Cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu
- Phật – Niết Bàn - Thành Đạo
- Về Thiền học Khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
- Thiền Ðịnh: Con Ðường Giáo Dục Tâm Lý
- Con đường Thiền Định mà Thế Tôn đi qua
- Con đường Thiền Ðịnh mà Thế Tôn đi qua
- Giới thiệu đại cương Kinh A Di Đà
- Duyên Khởi và Vô Ngã
Được quan tâm nhất

![]() |
Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta và ảnh hưởng của nó trong các thế kỷ 10 -14 18/06/2010 11:49:00 |
![]() |
Giá trị về văn hóa của triết học Phật giáo thời Lý và ý nghĩa lịch sử 24/07/2010 09:38:00 |
![]() |
Tăng ban trong bộ máy nhà nước thời Lý – Trần 26/07/2010 08:38:00 |

Kệ rằng:
Địa trình pháp khí
Nhất phẩm tinh đồng
Trị Phật pháp chi hưng long
Lập hương danh chi Cổ Pháp
Dịch thơ:
Đất bày dâng pháp khí
Phẩm chất thuần túy đồng
Chuẩn bị cho Phật Pháp hưng long
Đặt tên là Cổ Pháp
Rồi Sư lại đọc rằng:
Pháp khí xuất hiện
thập khẩu đồng chung
Lý thị hưng vương
tam phẩm thành công.
Dịch thơ:
Pháp khí hiện ra
mười cái chung đồng
Họ Lý làm vua
ba phẩm thành công.
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh_Kh%C3%B4ng
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)