Tượng Phật Sơn Thọ: Tượng Phật ngồi ngàn tuổi, độc nhất Đông Nam Á của Việt Nam

Tượng Phật Sơn Thọ do cư dân Phù Nam chế tác khoảng thế kỷ thứ 6 - 7, được tìm thấy tại ngôi chùa cùng tên ở Trà Vinh. Bức tượng được đánh giá là một bức tượng Phật cổ độc đáo hiếm có không chỉ của Việt Nam mà của cả vùng Đông Nam Á.
Tượng Phật Sơn Thọ: Bảo vật quốc gia
Tượng Phật Sơn Thọ là một trong những tác phẩm nghệ thuật đậm chất hiện thực và hoàn mỹ. Bức tượng được nhận xét là sự hòa trộn của nhiều phong cách lẫn kỹ thuật tạo hình từ nhiều trường phái.
Tượng Phật Sơn Thọ Cao 59 cm và nặng 80 kg, tượng được làm bằng đá sa thạch, trong tư thế ngồi trên bệ hình thang nhiều tầng, hai chân buông thõng...Hình ảnh Đức Phật ngồi theo một tư thế ít gặp trong tạo hình tượng Phật ở khu vực. Bức tượng được những người thợ chế tác với khuôn mặt tròn đầy, các lọn tóc xoắn ốc to, phần trán nở rộng, gờ mày mảnh, cong nhẹ. Đôi mắt của Đức Phật khép hờ, sống mũi cao, đôi môi có viền, với môi dưới chia thành hai thùy mọng, thể hiện một nụ cười thánh thiện, đôi tai cong, dày, dái tai dài. Đôi tay của bức tượng (tay phải bị mất) đặt song song trên đùi, mặt bàn tay ngửa lên trên, các ngón tay chụm lại còn bàn chân tượng đặt song song trên bệ trơn hình bán khuyên.
Với những giá trị về cả văn hóa, lịch sử...vào năm 2019, tượng Phật Sơn Thọ đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Tượng Phật Sơn Thọ - Trà Vinh. Ảnh: Hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia - Tư liệu Cục Di sản văn hóa
Những giá trị tiêu biểu của tượng Phật Sơn Thọ
Tượng Phật Sơn Thọ - Trà Vinh là tư liệu lịch sử rất quý góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử văn hóa Óc Eo ở Nam bộ, lịch sử Việt Nam thời cổ đại. Tượng còn góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo giai đoạn Óc Eo và hậu Óc Eo; đồng thời, góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế giữa Việt Nam, Đông Nam Á và Ấn Độ. Đây là tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ, với chất liệu đá sa thạch được tạo tác tỷ mỷ, trau chuốt, đậm chất hiện thực, thể hiện kỹ thuật tạc tượng Phật thời kỳ Phật giáo Đại thừa đạt trình độ cao.
Tuy nhiên, về mặt phong cách lại có sự khác biệt, phá cách. Bức tượng còn góp phần làm sáng tỏ đời sống văn hóa tinh thần của cư dân văn hóa Óc Eo với sự tiếp nhận ảnh hưởng của Phật giáo, đồng thời, thể hiện được sự sáng tạo trong đời sống văn hóa tinh thần cư dân văn hóa Óc Eo. Trình độ kỹ thuật tạo tác trau chuốt, sinh động phần nào chứng minh được sự phát triển về đời sống vật chất ở nơi đây.
Tượng Phật ngồi ngàn tuổi, độc nhất Đông Nam Á của Việt Nam.
Sự hòa trộn của nhiều phong cách lẫn kỹ thuật tạo hình từ nhiều trường phái ở những khu vực xa (Ấn Độ, Môn) và gần (Champa) thể hiện sự tiếp thu các xu hướng nghệ thuật du nhập liên tục của các nghệ nhân bản địa, cho thấy được sự “phóng khoáng” trong việc tiếp nhận các yếu tố văn hóa mới tích cực của cư dân bản địa - một đặc điểm của những cư dân trên vùng đất thương mại phát triển.
Nguồn: Cục Di Sản Văn Hóa
- Dấu Ấn Chùa Thiền Lâm- Di Tích Văn Hoá Tâm Linh Đặc Biệt Nguyễn Đắc Xuân.
- Đại Thừa Đăng với những Cao Tăng Việt-Hoa Tâm Phương
- Vài nét về Phật giáo Lý – Trần Thuần Hiếu
- Nghiên cứu tình trạng Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn chống xâm lăng Lê Mạnh Thát
- Lược sử Trúc Lâm Tam tổ Thích Nguyên Như
- BA NGÀY CUỐI THÁNG 8 NĂM 1963 - TÀI LIỆU GIẢI MẬT CỦA CHÍNH PHỦ MỸ (CIA - Bộ Ngoại Giao - Pentagon Papers) Người dịch: Tâm Diệu, Trí Tánh, Nguyên Giác
- Chùa Quỳnh Lâm – trường đại học Phật giáo đầu tiên ở nước ta Minh Anh
- Di vật của Bồ Tát Thích Quảng Đức tại chùa Linh Sơn, tỉnh Khánh Hoà Minh Chính
- Ý nghĩa Phật giáo qua sự tích “Tứ Pháp chùa Dâu” (I) VichKy Le
- Sơ Lược Lịch Sử, Đặc Trưng và Đóng Góp Của Thiền Phái Trúc Lâm Trong Việc Xây Dựng và Phát Triển Phật Giáo Việt Nam Ngộ Trí Viên
- Tham quan phòng trưng bày di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam Admin
- Vua Trần Nhân Tông và Huyền Trân Công Chúa Mặc Giang
- Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ Mặc Giang
- Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương Mặc Giang
- Vua Ngô Quyền - Vang Dội Bạch Đằng Giang Mặc Giang
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Quá trình thâm nhập và phát triển của Phật giáo tại Việt Nam 25/01/2010 03:59:00 |
![]() |
Trung Tâm Phật Giáo Luy Lâu - Sự hình thành và phát triển (tiếp theo) 12/11/2009 00:30:00 |
![]() |
Bác Hồ và Phật giáo 09/01/2010 02:48:00 |
![]() |
Vai trò Phật giáo thời Lý góp phần giáo dân thông qua lễ hội Phật giáo 11/11/2009 23:21:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)