Chùa Đào Xuyên

Đã đọc: 12952           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chùa Đào Xuyên ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15km. Chùa nằm bên cạnh sông Nghĩa Trụ, một nhánh của sông Đuống nối hệ thống kênh Bắc Hưng Hải. Chùa còn có tên là chùa Thanh Ân.

Trước cổng chùa là hai câu đối được dịch nghĩa là:

Đất xanh cỏ biếc lan thơm ngát

Vườn mát gió đưa tâm nhẹ thanh.

Theo tấm bia Hưng công chùa Thanh Ân năm Ất Hợi Dương Hoà (1635) cho biết người đứng đầu việc trùng tu chùa là bà Vương phủ Hoàng Thị Nhất, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ. Chùa làm trong ba năm, từ 1632 đến 1635 thì hoàn thành. Năm cuối cùng chùa hoàn thành tam quan, hậu cung, thượng điện.

Chùa Đào Xuyên và chùa Ninh Hiệp (Gia Lâm, phủ Thuận An) vốn là chốn tu hành của phái Lâm Tế bắt đầu từ tổ Chuyên Công Viễn Văn. Ngài đến Việt Nam từ năm Canh Ngọ 1630, tu ở chùa Bát Tháp (Ninh Phúc tự), được phong Quảng tế Đại đức Thiền sư.

Chùa Đào Xuyên nổi tiếng có tượng Quan Âm Nam Hải. Quán Âm đội mũ tì lư với hệ thống thiên quang, trang trí có nụ hoa sen, hoa cúc. Trên đỉnh Thiên Quang là mặt trời. Nét mặt tượng đôn hậu, đầy đặn. Mắt khéo, mũi thẳng, má bầu, miệng mỉm cười tự nhiên, tai chảy dài có hoa. Tượng ghép 42 tay lớn và 652 tay nhỏ. Tay nhỏ phân bố làm năm lớp, mọc theo từng cặp cân xứng ở hai bên mạn sườn. Ở các tay lớn bàn tay trên cùng đỡ mặt trăng, mặt trời... đề cao Phật pháp và vũ trụ. Tay khác kết ấn là Vô uý ấn và Cam lồ ấn, ý nghĩa là đề cao khả năng và năng lực của Phật Bà Quan Âm trong việc trừ ma quỷ, cứu vớt chúng sanh. Tượng được tạc ngồi trên một tòa sen do rồng đội, nổi lên trên mặt biển sóng nhấp nhô. Tòa sen cao 0,50m gồm 13 cánh sen chính, 13 cánh sen phụ và 20 cánh cách điệu, bố trí xen kẽ thành 2 lớp trên, dưới. Đài sen phía dưới mô phỏng Quỷ Diêm Vương, tên thật là Nam Đà Long Vương. Đó là thế giới ma quỷ, tai ương, chết chóc ... đã quy thuận bên Phật bà Quan Âm. Về mặt thẩm mỹ, tượng tạo nên sự tương phản giữa cái ác và cái thiện, góp phần làm tăng thêm vẻ nhân hậu, dịu dàng, thiện tâm và sự huyền diệu của Quan Âm. Bệ tượng cao 0,5m có mặt lục giác, được chia làm 3 phần, phần giữa thu hẹp. Trang trí trên bệ tượng là các hình mây lửa, sóng nước... Chính nhờ các trang trí này mà ta có thể đoán định tượng được tạo tác vào cuối thế kỷ 16.

Chùa còn là nơi tổ chức nhiều cuộc họp của Đảng trong thời kì chiến tranh và là trạm tiếp nhận, phân phối báo Độc lập. Thời kì 1946 - 1954, chùa là cơ quan bí mật của Huyện uỷ Gia Lâm, đào tạo nhiều cán bộ cho cuộc kháng chiến trường kì. Thời kì chống Mỹ cứu nước, chùa là trạm chỉ huy của Bộ Chỉ huy Phòng không không quân.

Chùa Đào Xuyên cùng hệ thống tượng, bia kí, nhà tổ, tháp... cho ta hiểu về văn hoá Thăng Long thế kỉ XVI - XVII. Chùa cũng là nơi phát triển dòng thiền phái Lâm Tế và phái Tì Ni Đa Lưu Chi cũng như góp phần xây dựng nền Phật giáo của triều Lý sau này.

Chùa Đào Xuyên đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể Thao và Du lịch xếp hạng Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật ngày 09/01/1990.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

2.50

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập