Tháp Nhật mọc giữa Nam Thiên Đệ Nhất Động

Bảo tháp 3 tầng mang phong cách kiến trúc “se duyên” giữa Nhật và Việt tại chùa Hương, Hà Nội. Ảnh: Chu khôi
Chẳng biết từ đâu, một bảo tháp 3 tầng mang phong cách kiến trúc “se duyên” giữa Nhật và Việt bỗng nhiên mọc lên sừng sững giữa chốn được mệnh danh là Nam Thiên Đệ Nhất Động, khiến cho những ai “lỡ” yêu “mái chùa che chở hồn dân tộc” không khỏi bàng hoàng nghe lòng xao xuyến dâng trào.
Chùa Hương, hay Hương Sơn không những là một quần thể di tích, kiến trúc, văn hóa, tôn giáo quan trọng và nổi tiếng nhất Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp, mà còn là di sản văn hóa quốc gia, nơi mà mỗi dịp xuân về hàng triệu người Việt trong cả nước cũng như du khách nước ngoài đều nô nức trẩy hội đầu năm để cầu nguyện năm mới tốt lành.
Thế mà đã có người đã tự hào cho rằng, bảo tháp này là một công trình kiến trúc “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Làm sao bảo tháp 3 tầng với kiến trúc Nhật chẳng phải Nhật – vì bảo tháp truyền thống Nhật Bản là 5 tầng, Việt chẳng ra Việt – vì bảo tháp truyền thống Việt Nam không hề có những con sơn, con đội chằng chịt dưới gầm các mái bên ngoài, lại không phải là “có một không hai” cho được, khi mà chẳng có một vị sư trụ trì nào có kiến thức về kiến trúc tự viện truyền thống và lòng tự trọng dân tộc dám “liều mạng” xây dựng một bảo tháp như thế ngay trên vùng đất thiêng liêng từ bao đời nay của cha ông chúng ta.
Việt Nam đã có Luật Di Sản. Việc xây dựng, trùng tu, tu bổ các di tích văn hóa lịch sử trên cả nước đều phải y cứ vào các quy định đã được ghi trong bộ luật này. Để xây dựng mới toanh một công trình kiến trúc tại một địa điểm thuộc di sản quốc gia như bảo tháp chùa Hương nói trên, nhất thiết phải có sự đồng thuận cho phép giữa các cơ quan hữu quan địa phương và cơ quan quản lý chuyên môn cao nhất - Bộ Văn hóa, Thông tin và Truyền thông.
Người viết tự hỏi: một bảo tháp 3 tầng mang phong cách kiến trúc “se duyên” giữa Nhật và Việt tại chùa Hương như thế làm sao mà các cơ quan hữu có thể nào cấp giấy cho phép xây dựng được nhỉ? Hay công trình này xây dựng không phép. Mà nếu không phép sao không “đập” để tránh làm nhức mắt khách hành hương?
Trong bài “Hương Sơn mùa lễ hội: "Như hoa mơ lại đến với mùa mơ"’ đăng trên báo Giác Ngộ online ngày 22-2, nói với phóng viên Chu Khôi về các quan điểm bảo tồn di tích, TT Thích Minh Hiền, vừa là Tăng sỹ Phật giáo, vừa là nhà kế tục thiết kế xây dựng, trùng tu và mở mang kiến trúc chùa Hương, cho hay hiện nay trên thế giới có 3 quan điểm.
Thứ nhất là quan điểm của Ấn Độ: giữ nguyên hiện trạng di tích, không xây dựng sửa chữa. Thứ hai là của Nhật Bản: Phá đi xây lại giống như di tích cũ. Thứ ba là của Việt Nam: Bảo tồn theo lối may vá. Và Thượng tọa Minh Hiền nhấn mạnh rằng: “Quan điểm xây dựng và trùng tu di tích của tôi là: Duy trì truyền thống kiến trúc Phật giáo Việt Nam bằng ngôn ngữ kiến trúc đương đại”.
Xin hỏi Thượng tọa Minh Hiền, “nhà kế tục thiết kế xây dựng, trùng tu và mở mang kiến trúc chùa Hương”, bảo tháp 3 tầng mang phong cách kiến trúc “se duyên” giữa Nhật và Việt được xây dựng tại chùa Hương, một di sản văn hóa quốc gia, thuộc truyền thống kiến trúc nào và theo quan điểm bảo tồn di tích của nước nào?
Nguồn: http://chuaphuclam.blogspot.com/2010/02/thap-nhat-moc-giua-nam-thien-e-nhat-ong.html
- Thánh địa Phật giáo VN Hoàng Trần
- Truyền Thuyết Ngôi Chùa Làng Đá Đặng Xuân Xuyến
- Quê hương, ngôi chùa và thiên nhiên trong cõi thơ của Trần Nhân Tông Thích Phước An
- Chùa Hương Sen, thành phố Perris, Hoa Kỳ Tổ chức Lễ Vu Lan báo hiếu và Lễ Cầu nguyện xây ngôi Chánh điện, đài Dược Sư và 2 tháp Tứ Ân. Bài và ảnh: Võ Văn Tường
- Chùa Hương Sen Long Trọng Tổ Chức Đại Lễ Vu Lan, Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chánh Điện, Đài Dược Sư và Hai Tháp Tứ Ân Nguyên Giác và Thanh Huy – Việt Báo
- Khải Đoan, ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ Admin
- Rực rỡ chùa Minivongsa Bopharam Admin
- Chùa Khmer Nam Bộ cổ kính và tinh xảo Admin
- Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên Nguyễn Quốc Tuấn
- Từ Hoàng Sa, Trường Sa Đến Chùa Báo Thiên, Nhà Thờ Lớn Hà Nội Và Tòa Khâm Sứ, TS. Lý Khôi Việt
- Hà Nội: Từ chùa Báo Thiên đến nhà thờ Lớn Nguyễn An Tiêm
- Giếng đá cổ chùa Báo Thiên của tin còn lại Văn hóa Phật giáo
- Chùa Báo Thiên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Ngôi chùa cổ nhất giữa biển khơi Quốc Hanh (theo Bee.net.vn)
- Ngày Tết, nghiêng mình dưới bảo tháp tổ đình Ấn Quang – TP.HCM Bài, ảnh: Tâm Nhiên - Nguồn: giacngo.vn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Hiểu chết liền !
Một người thông minh hơn tôi một chút thì "khai thị" cho tôi rằng :Một câu nói tham lam trong hàm nghĩa tối !Vừa muốn có muối nhưng lại cũng muốn có đường !Vừa muốn có chiếc áo dân tộc lại sợ thiên hạ cười mình không theo kịp thời đại ! Tổng cộng hai vế trên thành : Thể hiện cái TÔI to đùng !
TÔI ĐẦU HÀNG !Vì...Hiểu chết kiền !
Nhưng,tôi chỉ hiểu một điều : Xây dựng một tháp "ba phải" ấy trên mãnh đất lịch sử dân tộc và lịch sử PGVN là rất phản cãm-nếu không muốn nói là kệch cởm !
ĐỌC PHÁT BIỂU VỀ 3 QUAN ĐIỂM BẢO TỒN DI TÍCH CỦA TT MINH HIỀN, TÔI CẢM GIÁC NHƯ NGÀI ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG VẬY.
XIN HỎI VỪA ĐI DU LỊCH XỨ HOA ANH ĐÀO CÓ MỘT CHUYẾN THÔI MÀ NGÀI ĐÃ ĐANG TÂM HỦY HẠI DI SẢN VĂN HÓA TỔ TIÊN RỒI, NẾU MÀ NGÀI DÙNG TIỀN BÁ TÁNH ĐI THÊM VÀI QUỐC GIA KHÁC NỮA, KHÔNG BIẾT MẶT MŨI ĐỨA CON TINH THẦN CỦA NGÀI SAU NÀY RA SAO NHỈ? CHẮC LÀ THÁP "KẾT DUYÊN" TÂY TẠNG - VIỆT NAM, HOẶC THÁI-VIỆT CHĂNG?
Không biết sau này sẽ vcòn bao nhiêu di tích phải chịu chung số phận như chùa Hương, bởi những con người chỉ thấy cái lợi hầu bao trước mắt gây ra??????
BAO NHIÊU NHÀ CHUYÊN MÔN CỦA HÀ NỘI BIẾN ĐI ĐÂU HẾT RỒI?
NGÀI THƯỢNG TỌA VĂN HÓA TRUNG ƯƠNG GH CHỈ MỚI PHÁ NGẦN ẤY, CHỨ CÓ PHÁ THÊM NỮA CŨNG LÀ CHUYỆN THƯỜNG TRÊN ĐỜI. HI...HI..HI...
CHÚC NGÀI TĂNG SỸ, PHÓ NHÒM, KIÊM KIẾN TRÚC SƯ DỎM MINH HIỀN MINH NIÊN KHANG THÁI, VẠN SỰ HANH THÔNG ĐỂ TIẾP TỤC PHÁ THÊM CHÚT NỮA.
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)