Khải Đoan, ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ

Chùa Khải Đoan ở thành phố Buôn Ma Thuột được xây dựng bởi bàn tay khéo léo của những người thợ đất cố đô nên có kiến trúc nhà rường Huế xen lẫn kiến trúc địa phương.
Chùa Khải Đoan nằm trên đường Phan Bội Châu, do Đoan Huy hoàng thái hậu, mẹ vua Bảo Đại, cho xây dựng năm 1951 và Nam Phương hoàng hậu trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công. Vì vậy, tên chùa được ghép từ tên bà Đoan Huy và chồng là vua Khải Định.
![]() |
Một góc chùa Khải Đoan. |
Chùa thờ Phật Thích Ca, ban đầu gồm hai phần là hậu tổ và nhà giảng. Năm 1953, phần chính điện được khởi công. Đây cũng là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong Sắc tứ của chế độ phong kiến và là một địa điểm không thể không ghé thăm khi đến Buôn Ma Thuột.
![]() |
Vẻ đẹp tinh tế của ngôi chùa. |
Chùa Khải Đoan do thợ Huế xây dựng. Cổng chính được mở theo hướng Tây Nam, nhìn ra đường Quang Trung, hướng về thung lũng Suối Đốc Học. Trước và sau cổng đều ghi chữ “Khải Đoan tự”. Chính điện là công trình chính của chùa với mặt bằng 320 m2, chia làm hai phần. Nửa trước mang dáng dấp nhà dài Tây Nguyên nhưng cấu trúc cột, kèo lại theo kiểu nhà rường Huế. Nửa sau được xây theo lối hiện đại.
![]() |
Khuôn viên chùa Khải Đoan. |
Trong chính điện, tượng phật Thích Ca được đặt ở giữa, bên phải là chiếc chuông đồng. Tượng được làm bằng đồng, cao 1,1 m, với đài sen bằng gỗ quý cao 0,35 m, trang trí rất công phu. Chiếc chuông đồng cao 1,15 m, chu vi đáy 2,7 m, nặng 380 kg, do các nghệ nhân phường đúc đồng ở phía tây kinh thành Huế làm vào tháng 1/1954. Sau nhiều đợt trùng tu, chính điện vẫn được giữ nguyên và dành để thờ đức Thích Ca.
![]() |
Toàn cảnh chùa Khải Đoan. |
Bên hông trái của chùa có tòa lục giác thờ Quan Âm Bồ tát. Không chỉ là một trong những di tích lịch sử hấp dẫn của thành phố Buôn Ma Thuột, chùa Khải Đoan còn là nơi thể hiện dòng chảy của đạo pháp dân tộc trên đất Tây Nguyên.
- Thánh địa Phật giáo VN Hoàng Trần
- Truyền Thuyết Ngôi Chùa Làng Đá Đặng Xuân Xuyến
- Quê hương, ngôi chùa và thiên nhiên trong cõi thơ của Trần Nhân Tông Thích Phước An
- Chùa Hương Sen, thành phố Perris, Hoa Kỳ Tổ chức Lễ Vu Lan báo hiếu và Lễ Cầu nguyện xây ngôi Chánh điện, đài Dược Sư và 2 tháp Tứ Ân. Bài và ảnh: Võ Văn Tường
- Chùa Hương Sen Long Trọng Tổ Chức Đại Lễ Vu Lan, Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chánh Điện, Đài Dược Sư và Hai Tháp Tứ Ân Nguyên Giác và Thanh Huy – Việt Báo
- Rực rỡ chùa Minivongsa Bopharam Admin
- Chùa Khmer Nam Bộ cổ kính và tinh xảo Admin
- Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên Nguyễn Quốc Tuấn
- Từ Hoàng Sa, Trường Sa Đến Chùa Báo Thiên, Nhà Thờ Lớn Hà Nội Và Tòa Khâm Sứ, TS. Lý Khôi Việt
- Hà Nội: Từ chùa Báo Thiên đến nhà thờ Lớn Nguyễn An Tiêm
- Giếng đá cổ chùa Báo Thiên của tin còn lại Văn hóa Phật giáo
- Chùa Báo Thiên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Ngôi chùa cổ nhất giữa biển khơi Quốc Hanh (theo Bee.net.vn)
- Ngày Tết, nghiêng mình dưới bảo tháp tổ đình Ấn Quang – TP.HCM Bài, ảnh: Tâm Nhiên - Nguồn: giacngo.vn
- Đầu năm hành hương về đất Phật chùa Hương Đinh Thị Thuận
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Đăng ký chương trình tham dự đại lễ Vesak LHQ 2023 tại Bangkok và tham quan chiêm bái Chiang Mai - Chiang Rai
- Đăng ký chương trình hành hương Phật tích Ấn Độ - Nepal 11-2023
- Lời cảm tạ tang lễ cụ thân sinh của thầy Nhật Từ
- Lịch khóa tu và các ngày lễ lớn trong năm 2023 tại chùa Giác Ngộ, TP.HCM
- Đăng ký chương trình hành hương Phật tích Ấn Độ - Nepal 02-2023
- Lịch khóa tu và các ngày lễ lớn trong năm 2022 tại chùa Giác Ngộ
- Đăng ký chương trình hành hương Phật tích Ấn Độ - Nepal 10-2022
- Đăng ký tham dự khóa tu Tuần An Lạc tại chùa Quan Âm Đông Hải - Sóc Trăng
- GHPGVN góp ý về Dự thảo Thông tư Bộ Tài chính liên quan đến quản lý, thu chi tiền công đức
- HT. Thích Thiện Duyên - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN viên tịch
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)