Từ Hoàng Sa, Trường Sa Đến Chùa Báo Thiên, Nhà Thờ Lớn Hà Nội Và Tòa Khâm Sứ,

Một sự thật lịch sử được khẳng định là Phật Giáo Việt Nam là chủ nhân liên tục của chùa Báo Thiên, và tháp Báo Thiên suốt 828 năm, tính từ khi được xây dựng năm 1057 đến khi bị thực dân Pháp và Vatican cưỡng chiếm năm 1883. Với lịch sử hiện diện trong lòng kinh thành Thăng Long suốt 826 năm, chùa Báo Thiên đương nhiên là di sản văn hóa hàng đầu của quốc gia Việt Nam.
Chùa Báo Thiên :
Trung Hoa là một nước lớn, với rất nhiều công trình vĩ đại, như Vạn Lý Trường Thành, dài 8.000 cây số, như Tử Cấm Thành có 9.999 phòng, nên người Hoa chắc đều thấy nước Việt ta là một nước nhỏ và không có cái gi vĩ đại để ca ngợi. Thế nhưng từ ngàn năm trước Trung Hoa đã nói đến An Nam Tứ Đại Khí, đó là bốn công trình Phật giáo tại Việt Nam, mà công trình lớn nhất, vĩ đại nhất là tháp Báo Thiên, đựơc xây năm 1057 dưới đời Lý Thánh Tông, trên bờ hồ Lục Thủy ở về phía Đông Nam kinh thành Thăng Long, mà hiện nay là nhà thờ lớn Hà Nội và tòa Khâm Sứ.
Tháp này vốn là tháp "Đại Thắng Tử Thiên Bảo Tháp" của chùa Sùng Khánh Báo Thiên, sau nhân gian quen gọi tắt là tháp Báo Thiên. Cả chùa Báo Thiên và tháp Báo Thiên đều vào loại cực lớn, riêng tháp Báo Thiên là một công trình nghệ thuật kỳ vĩ. Tháp cao vài chục trượng (80 met) gồm 12 tầng, trong tháp trang trí nhiều tượng bằng đá rất tinh xảo. Tháp đã cao lại xây trên một gò đất nên càng thêm cao. Từ xa mấy chục cây số, người ta đã thấy đỉnh tháp Báo Thiên cao vút mây trời. Tháp hùng tráng, vĩ đại như vậy nên chùa Báo Thiên đương nhiên cũng nguy nga, tráng lệ. Có thể nói : tháp và chùa Báo Thiên là di sản văn hóa tối thượng của quốc gia Đại Việt ta. Nhân gian có một câu hát ca ngợi tháp Báo Thiên:
"Mênh mong biển lúa xanh rờn.
Tháp cao sừng sững trăng vờn bóng cau.
Một vùng phong cảnh trước sau.
Bức tranh thiên cổ, đượm màu giang sơn".
Nhà thơ Phạm Sư Mạnh đời Trần cũng ca ngợi tháp Báo Thiên:
"Trấn áp đông tây cũng đế kỳ.
Khung nhiên nhất tháp độc nguy nguy"
(Trấn đông tây, giữ vững kinh đô.
Vút cao một tháp đứng giữa trời).
Thế nhưng năm 1883, thực dân Pháp và giám mục người Pháp là Pugier đã cưỡng chiếm và phá huỷ chùa Báo Thiên để xây nhà thờ Joseph mà nay gọi là nhà thờ Lớn Hà Nội. Trong khuôn viên của chủa Báo thiên cũng có xây thêm tòa Khâm Sứ, tức trụ sở của vị khâm sứ đại diên cho quốc gia Vatican (Riêng tháp Báo Thiên nguyên thủy thì đã bị giặc Tàu phá hủy khi chúng sang xâm chiếm trước ta vào năm 1414).
Như vậy, một sự thật lịch sử được khẳng định là Phật Giáo Việt Nam là chủ nhân liên tục của chùa Báo Thiên, và tháp Báo Thiên suốt 828 năm, tính từ khi được xây dựng năm 1057 đến khi bị thực dân Pháp và Vatican cưỡng chiếm năm 1883. Với lịch sử hiện diện trong lòng kinh thành Thăng Long suốt 826 năm, chùa Báo Thiên đương nhiên là di sản văn hóa hàng đầu của quốc gia Việt Nam.
Vấn đề đặt ra ở đây là :
- Sự chiếm đoạt chùa Báo Thiên của Vatican vào năm 1883, với sự hổ trợ của thực dân Pháp, trong thời gian Việt Nam bi thực dân Pháp độ hộ, có giá trị pháp lý gì không?
- Công lý và luật pháp của một nước Việt Nam độc lập, văn minh, phải xét xử và quyết định như thế nào đối với sự cưỡng chiếm phi pháp và bất công chùa Báo Thiên của Phật Giáo, đồng thời cũng là cưỡng chiếm một di sản văn hóa cấp quốc gia của dân tộc Việt Nam?
..../....
II. CÔNG LÝ VÀ LUẬT PHÁP ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP
CHÙA BÁO THIÊN, NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI, VÀ TÒA KHÂM SỨ
Việt Nam không phải là nước vô chủ. Từ hàng ngàn năm nay, người Việt đã là chủ nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào đầu thế kỷ thứ nhất và tuyên ngôn độc lập "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" trong thế kỷ 11 cùng nhiều cuộc đấu tranh kiên cường để bảo vệ độc lập và giành lại độc lập của Việt Nam trong suốt hơn 2.000 năm qua đã khẳng định chân lý này. Sự xâm lăng và chiếm đóng Việt Nam của thực dân Pháp, kể từ đầu thập niên 1860, đến năm 1954, cùng mọi sự thủ đắc bất cứ bất động sản có chủ nào, do sự đe dọa, hay xử dụng võ lực, hay dùng mưu mô, thủ đọan, dựa trên sự cấu kết với thực dân Pháp, đều là bất hợp pháp.
Công lý tối thiểu, một khi nước nhà đã giành lại được độc lập, là ban hành một đạo luật tuyên bố những sự chiếm hữu như thế là bất hợp pháp, và tịch thu và hoàn trả lại những bất động sản này cho người chủ nhân thật sự trước khi bị thực dân Pháp và tay sai cướp đoạt một cách bất công và phi pháp.
Chùa Báo Thiên là một tài sản của Phật giáo Việt Nam, không những thế còn là một di sản văn hóa và tâm linh linh thiêng, vào hàng bật nhất, của quốc gia Việt Nam. Phật giáo Việt Nam đã làm chủ bất động sản này một cách liên tục trong suốt 826 năm. Việc hoàn trả lại cho Phật giáo chùa Báo Thiên là thực thi công lý tối thiểu cho Phật giáo của một quốc gia Việt Nam có chủ quyền, có công lý và có luật pháp nghiêm minh.
Không những Giáo hội Công giáo Việt Nam và chính quyền Việt Nam, phải hoàn trả lại khu bất động sản, trong đó hiện nay là nhà thờ Lớn Hà Nội và tòa Khâm sứ, mà Giáo hội Công giáo Việ Nam còn phải bồi thường cho Phật giáo về những thiệt hại phát sinh từ sự chiếm đọat và đập phá chùa Báo Thiên vào năm 1883, và những thiệt hại khác do Phật giáo bị tướt đoạt một cách bất công và phi pháp quyền làm chủ và quyền xử dụng chùa Báo Thiên trong suốt 125 năm qua.
Việc này, từ khi nước nhà độc lập từ năm 1945 đến nay, chưa hề có.
Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay là người thừa kế của Hội Thừa Sai Pháp. Nguyên tắc căn bản của luật thừa kế, áp dụng cho cá nhân, đoàn thể và quốc gia, đồng thời cũng áp dụng trong luật quốc tế và trong luật của các nước, là chủ thể thừa kế đựơc hưởng những quyền lợi, là thừa hưởng những tài sản, và đồng thời phải có trách nhiệm là phải gánh chịu những nợ nần của chủ thể đã qua đời hay không còn tồn tại. Trong luật gọi là những tích sản và những tiêu sản.
Chủ thể thừa kể không thể chỉ nhận lãnh những tích sản, và chối bỏ không nhận lãnh những tiêu sản. Giáo hội Công giáo Việt Nam đã và đang thừa hưởng trọn vẹn tất cả tài sản, nhất là những bất động sản, của Hội Thừa Sai Pháp, cụ thể nhất là hiện Giáo hội này đang thừa hưởng một nhà thờ, gọi là nhà thờ Lớn, và cũng đang đòi hỏi một cơ sở khác, gọi là tòa Khâm Sứ, trên lô đất mà suốt 826 năm thuộc về chùa Báo Thiên của Phật giáo Việt Nam. Nên giáo hội này cũng phải chịu trách nhiệm đối với sự cướp đoạt bất công và phi pháp chùa Báo Thiên năm 1883 của giám mục Puginier thuộc Hội Thừa Sai Pháp, với sự cấu kết của thực dân xâm lăng và những kẻ Việt gian tay sai.
Kẻ cướp đất chùa Báo thiên năm 1883 là giám mục Puginier, ông này mấy năm sau đó, đế đáp lại món quà mà thực dân Pháp đã ban thưởng cho ông là lô đất của chủa Báo Thiên, nơi có vị trí đẹp vào bậc nhất Hà Nội, đã đem 5.000 giáo dân (người Việt Nam) cùng với quân Pháp tấn công chiến lũy Ba Đình của anh hùng dân tộc Đinh Công Tráng. Ba Đình thất thủ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam sụp đổ. Trước đó, tổng đốc thành Hà Nội, và cũng là anh hùng dân tộc Nguyễn Tri Phương đã nhịn ăn để chết vì nước, trước khi mất, ông đã mắng vào mặt tên giám mục Puginier đến giở trò đạo đức giả để dụ hàng ông: "Hẳn rằng ông đã hài lòng lắm, vì nhờ sự tiếp tay của ông, và những lời cố vấn của ông mà lũ ăn cướp người Pháp đã cướp mất xứ Nam Kỳ của chúng tôi, và rồi chúng sẽ còn cướp nốt xứ Bắc kỳ nữa" (Le Tonkin, Paris, 1888).
****
Việt Nam bị Tàu xâm lăng, đô hộ hơn 1.000 năm, nhưng đã vùng lên đánh đuổi quân cướp nước ra khỏi bờ cõi. Cho nên ngày nay dù Trung Quốc đã chiếm đóng một cách bất hợp pháp quần đảo Hòang Sa suốt 34 năm qua, và một phần của quần đảo Trường Sa, từ năm 1988, nhưng đều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ không có ngày lấy lại quyền làm chủ chính đáng, hợp pháp của mình.
Cũng vậy, tuy chùa Báo Thiên đã bị cướp đọat một cách bất công, phi pháp trong suốt 125 năm qua bởi giám muc thực dân Puginier thuộc Hội Thừa Sai Pháp, và tiếp tục bị chiếm đọat bởi kẻ thửa kế của Hội thừa Sai Pháp là Giáo hội Công giáo Việt Nam. Nhưng điều này không có nghĩa là công lý sẽ không có ngày phục sinh trên quê hương Việt Nam.
Giáo Hoàng John Paul II đã thú nhận bảy núi tội lỗi của đạo Thiên Chúa giáo La Mã trong 2.000 năm qua đối với nhân lọai, trong đó có tội đi truyền đạo bằng bạo lực. Trên con đường truyền đạo bằng máu và nước mắt này Vatican, Hội Thừa Sai Pháp và những chủ thể thừa kế tại các quốc gia địa phương đã cướp giựt, chiếm đọat bất công, phi pháp rất nhiều bất động sản của các tôn giáo khác, đây cũng là những di sản văn hóa của các dân tộc mà Vatican muốn hủy diệt để xóa bỏ bản sắc văn hóa đặc thù của các dân tộc hầu dễ dàng nô lệ hóa nhân dân các nước, nhất là ở châu Mỹ La tinh, châu Phi và châu Á. Việt Nam là một bằng chứng điển hình, nổi bật nhất. Và chùa Báo Thiên, nhà thờ Lớn Hà Nội, và tòa Khâm Sứ là một lời tố cáo những núi tội lỗi đối với Phật giáo và dân tộc Việt Nam của Vatican, của Hội Thừa Sai Pháp và của Giáo Hội Công giáo Việt Nam một cách sống động, hùng hồn nhất.
Hôm nay công lý lịch sử đang lên tiếng. Sẽ có một ngày công lý pháp luật sẽ đựơc thi hành. Chùa Báo Thiên, bị giặc Tây phá hủy từ năm 1883, và tháp Báo Thiên, bị giặc Tàu phá hủy từ năm 1414 sẽ vươn cao trên bầu trời Thăng Long như trong thời đại Lý Trần vinh quang.
Lễ hội chùa Báo Thiên, một trong những lễ hội lớn nhất tại kinh thành Thăng Long, sẽ trở về như đã trở về mỗi năm trong tháng giêng, ngày Tết, suốt 826 năm từ thời vua Lý Thánh Tông năm 1057 đến năm 1883, năm giáo sĩ thực dân Puginier phá hủy chùa Báo Thiên cổ kinh, linh thiêng và khi đó vẫn còn nguy nga, bề thế, như bức hình chụp năm 1883 cho thấy.
Sẽ có một ngày, tiếng đại hồng chung 12.000 cân của chùa Báo Thiên sẽ vang dội cả kinh thành Thăng Long. Và ngày đó mới xứng đáng là ngày kỷ niệm Một Ngàn Năm Thăng Long, Một Ngàn Năm Rồng Bay.
Chính sử ghi rằng năm 1057 vua Lý Thánh Tông đã phát 12.000 cân đồng để đúc chuông chùa Báo Thiên. Kích thước của chuông chùa thường tương ứng với kích thước của ngôi chùa. Chùa Thiên Mụ tại Huế có đại hồng chung nặng hơn 3.000 cân, và đây là một ngôi chùa lớn nhất, tráng lệ nhất miền Trung khi đựơc trùng tu trong thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Chuông chùa Báo Thiên nặng và lớn gấp bốn lần chuông chùa Linh Mụ thì ta có thể ước đoán là chùa Báo Thiên nguyên khởi, khi được xây dưới thời vua Lý Thánh Tông, lớn lao, hùng tráng gấp vài ba lần chùa Linh Mụ, nghĩa là đây là ngôi chùa lớn nhất của Việt Nam trong thời hưng thịnh nhất của Việt Nam, thời Lý Trần từ đầu thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 14.
Sau khi đánh đuổi quân Minh, vua Lê Lợi đã đến hồ Lục Thủy trả lại gươm thần cho rùa thần, từ đó nhân dân gọi hồ Lục thủy là hồ Hoàn Kiếm. Khi đó tháp Báo Thiên đã không còn, giặc Minh vừa phá tháp để làm công sự thành thủ, trước khi chúng đầu hàng rút chạy về Tàu. Khi đó chuông chùa Báo Thiên cũng không còn, vì giặc Minh đã nấu chuông lấy đồng làm binh khí. Cũng từ đó thời đại quân chủ Phật giáo Lý Trần vẻ vang suốt bốn thế kỷ đã không còn, và đất nước bắt đầu thời đại quân chủ Nho giáo. Và Việt Nam bắt đầu chu kỳ suy tàn, tan rã, yếu hèn, sa đọa.
Chủ đạo văn hóa, chính trị truyền thống, trên nền tảng từ bi, bao dung, khai phóng cúa đạo Phật cần phải đựơc phục hưng để Việt Nam có đựơc một kỷ nguyên dựng nước mới, một cuộc cách mạng phát triển mới, và bắt đầu 1.000 năm Rồng Việt chuyển mình tung bay.
Lý Khôi Việt
Chùa Báo Thiên - Hà Nội 1057 - 1883 :
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chùa_Báo_Thiên
http://www.thuvienhoasen.org/chuabaothien-thapdaithangtuthien.htm
http://sachhiem.net/TONGIAO/NguyenAnTiem.php
http://www.vanhoaphatgiao.com/vanhoaphatgiao-04-06.htm
http://blog.360.yahoo.com/blog-8lS.UvQ_c6do9gs8MdbNxve0T5mN?p=7668
http://cusiminhman.googlepages.com/baothien-khamsu
Tháp Báo Thiên :
Báo Mới
Giao Điểm
Hình chùa Báo Thiên :
http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page5/photo_docteur_hocquard_5_fr.htm
Hình toàn cảnh Chùa Báo Thiên
Cổng tam quan
Cổng tam quan
Tháp Báo Thiên
- Thánh địa Phật giáo VN Hoàng Trần
- Truyền Thuyết Ngôi Chùa Làng Đá Đặng Xuân Xuyến
- Quê hương, ngôi chùa và thiên nhiên trong cõi thơ của Trần Nhân Tông Thích Phước An
- Chùa Hương Sen, thành phố Perris, Hoa Kỳ Tổ chức Lễ Vu Lan báo hiếu và Lễ Cầu nguyện xây ngôi Chánh điện, đài Dược Sư và 2 tháp Tứ Ân. Bài và ảnh: Võ Văn Tường
- Chùa Hương Sen Long Trọng Tổ Chức Đại Lễ Vu Lan, Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chánh Điện, Đài Dược Sư và Hai Tháp Tứ Ân Nguyên Giác và Thanh Huy – Việt Báo
- Hà Nội: Từ chùa Báo Thiên đến nhà thờ Lớn Nguyễn An Tiêm
- Giếng đá cổ chùa Báo Thiên của tin còn lại Văn hóa Phật giáo
- Chùa Báo Thiên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Ngôi chùa cổ nhất giữa biển khơi Quốc Hanh (theo Bee.net.vn)
- Ngày Tết, nghiêng mình dưới bảo tháp tổ đình Ấn Quang – TP.HCM Bài, ảnh: Tâm Nhiên - Nguồn: giacngo.vn
- Đầu năm hành hương về đất Phật chùa Hương Đinh Thị Thuận
- Video - Vãn cảnh chùa ngày xuân Thanh Nien Online
- Ngày xuân hành hương thập từ Hà Tiên Tâm Chơn
- Vẻ đẹp kiến trúc của các ngôi chùa Việt Nam Admin
- Chùa Phật tích - Kho di sản vô giá Theo Chu Minh Khôi - (ANTG)
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Mới thấy Phật Giáo hiền hòa nhưng to lớn vĩ đại dường bao !
Vâng ! Sẽ có một ngày những điều nhức nhối ,trăn trở ấy sẽ được đền bù thỏa đáng .
Tuy nhiên ,hơi lấy làm tiếc vì hơn ba năm trước ,nhà nghiên cứu lịch sử lão thành Nguyễn Đình Tư đã có lần đề xuất một ý tưởng hay trong một phiên họp của Viện Nghiên Cứu Phật Học VN rằng ;Trong tứ đại khí Thăng Long đã mai một ,với vai trò của PGVN ,của Lịch Sử VN,nên vận động,quyên góp ,đúc lại quả chuông 12 ngàn cân của Chùa Báo Thiên ,để kịp gióng lại hồi chuông tự hào dân tộc vào lúc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội .
Nay trong bài viết của TS Lý Khôi Việt có nêu chi tiết về quả chuông đó,khiến lòng tôi cãm thấy tiếc nuối khôn nguôi ý tưởng của Bác Nguyễn Đình Tư đã không được chú ý và thực hiện .Theo tôi,việc làm này là bước đệm trong hàng chuổi sự việc "Sẽ Có Một Ngày" công lý và lịch sử được thực thi.Đúc lại quả chuông là việc làm không mấy khó,thế mà dịp lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội này ,tiếng chuông gơi kiêu hùng mạch sống dân tộc vẫn chỉ là ...ước mơ. Tiếc lắm thay !
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)