Ngôi chùa 300 năm ở Sài Gòn mà 'Bố già' Trấn Thành đến suy nghĩ

Đã đọc: 1219           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Có tuổi đời hơn 300 năm tọa lạc giữa lòng thành phố, chùa Phước Tường nổi tiếng với khung cảnh bình dị, cổ xưa mà chùa mang lại. Mới đây, chùa xuất hiện trong một phân cảnh của bộ phim Bố già đang được công chiếu.

Phước Tường là một ngôi chùa cổ của TP. Hồ Chí Minh,  chùa tọa lạc ở đường 102, KP7, P. Tăng Nhơn Phú A, Q9, Tp.HCM. Chùa theo hệ phái Bắc tông. Chùa Phước Tường do thiền sư Linh Quang – Phật chiếu (1736-1788), đời thứ 35 thiền phái Lâm Tế khai sơn. Ngài là đệ tử Hòa thượng Thành Nhạc - Ấn Sơn, pháp tôn của Hòa thượng Nguyên Thiều – Thọ Tông. Chùa Phước Tường Được khai sơn vào năm 1741. Nhưng theo lời các bô lão thì ngôi chùa bấy giờ ở gần chợ Nhỏ (Tăng Nhơn Phú), cách địa điểm hiện nay khá xa. Sau khi Tổ khai sơn tịch, đệ tử là Tổ Thuận – Đức Ấn kế thế, rồi tiếp tục sư đệ là Tổ Chơn – Phước Quang từ chùa Phước Hưng đến thay. Hòa thượng Phước Quang có 2 đệ tử là Thiền sư Tiên Hiền – Từ Minh (Diệu Minh).

Đến năm Giáp Ngọ (1834) đời Minh Mạng, trụ trì đời thứ tư là Từ Minh, dời chùa đến địa điểm hiện nay, tái thiết quy mô. Sau Thiền sư Tiên Hiền, trụ trì chùa Phước Tường là Thiền sư Minh Huệ - Thắng Phước, Như Tần – Phước Huệ, Kiểu Lượng – Tâm Thọ. Đến đầu thế kỷ thứ XX, trụ trì chùa là Thích Hóa Thông. Đại sư là một tu sĩ có khí chất của một hào kiệt, tham gia phong trào Thiên Địa Hội (1913-1916) nên bị bắt tù đầy, hy sinh. Chùa Phước Tường do không có trụ trì bị suy sụp. Mãi đến 5, 6 năm sau, bổn đạo mới thỉnh Hòa thượng Thích Pháp Ấn về trụ trì. Hòa thượng Thích Pháp Ấn là đệ tử của Hòa thượng Minh Phương – Chơn Hương ở chùa Linh Nguyên (Đức Hòa) đã trùng tu chùa Phước Tường năm 1930.

Sau khi Hòa thượng Thích Pháp Ấn tịch, đệ tử Hồng Diệp – Bửu Ngọc kế thế ngài đã trùng tu chùa Phước Tường năm 1950, xây dựng một số công trình phụ năm 1990. Trụ trì chùa Phứơc Tường hiện nay là Thượng tọa Thích Nhựt An, đệ tử Hòa thượng Thích Bửu Ngọc.

Cổng chính của chùa là kiểu cổng Tam Quan, được xây dựng lại vào năm 1985, quay về hướng Bắc. Tổng thể kiến trúc chùa có hình chữ L ngược. Kiến trúc chùa bao gồm: chánh điện, tổ đường, giảng đường, sân thiên tĩnh, tăng đường. Trục phụ gồm Đông lan nằm bên trái trục chính.

Chùa Phước Tường

Là một trong số những ngôi chùa có lịch sử lâu đời tại TP.HCM, được khai sơn (xây dựng lại) năm 1971, đến nay chùa Phước Tường đã trải qua 11 đời trụ trì cùng chung tay góp sức kế thừa sự nghiệp.

Hiện nay chùa Phước Tường có khoảng 50 pho tượng trong khuôn viên chùa. Bao lam (lan can) chùa Phước Tường chạm trong khoảng năm 1921, lấy đề tài tứ linh, chim hạc và cây tùng, chim trĩ và hoa mẫu đơn, chim phượng và hoa sen… Tượng thờ có nhiều loại. Có tượng bằng đá, bằng đất, nhiều nhất là bằng gỗ.

Điện Phật

Điện thờ Di Đà Tam Tôn

Mới đây, chùa Phước Tường xuất hiện trong bộ phim Bố già đang khởi chiếu tại các rạp phim, bộ phim hiện đạt được doanh thu khủng và nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Dù chỉ xuất hiện trong phân đoạn ngắn nhưng nhiều khán giả vẫn nhận ra ngôi chùa cổ với kiến trúc độc đáo.

Một số những vị khách đến chùa Phước Tường tham quan bày tỏ dù đã trải qua nhiều đợt tu sửa nhưng chùa vẫn giữ được chất độc đáo riêng trong kiến trúc và khung cảnh bình yên, nhiều cây xanh giữa lòng thành phố nhộn nhịp. Anh Nguyễn Văn Đạt (ngụ Q.9, TP.HCM) chia sẻ thường xuyên đến chùa Phước Tường nhất là vào dịp cuối tuần. Anh cho biết vào thời điểm Tết và những dịp lễ hay cuối tuần ở chùa rất đông vui và nhộn nhịp, năm nay vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên số người đến chùa cũng giảm đi nhiều hơn.

Nếu “sóng gió” không làm người ta trưởng thành thì đất Phật là nơi giúp một tâm hồn trở nên bình lặng. Nếu náo nức của đô thị làm người ta mệt mỏi thì chùa là nơi mang đi những ưu phiền của tâm hồn. Phước Tường Tự là một nơi như vậy.

Chùa Phước Tường là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, được công nhận cấp bằng ngày 27/7/1993 và công nhận là Di Tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định VH/QĐ 43 ngày 7/1/1993.

Khi người ta càng lớn tuổi, khi những bộn bề công việc khép lại thì tôn giáo là nơi để người ta trải lòng, là nơi để người ta chiêm nghiệm cuộc đời, là “cõi về” ở cuối mỗi đời người. Nếu “sóng gió” không làm người ta trưởng thành thì đất Phật là nơi giúp một tâm hồn trở nên bình lặng. Nếu náo nức của đô thị làm người ta mệt mỏi thì chùa là nơi mang đi những ưu phiền của tâm hồn. Phước Tường Tự là một nơi như vậy.

Từ nhiều năm qua, ngôi chùa này đã là chỗ dựa của biết bao tăng chúng và Phật tử cả về vật chất lẫn tinh thần. “Lên chùa thấy Phật muốn tu” là câu tục ngữ ứng với những cư dân quận 9 về chùa Phước Tường. Không còn xa lạ với bối cảnh đêm về, nhất là vào những ngày rằm hay các dịp lễ đặc biệt của Phật giáo, chùa Phước Tường lúc nào cũng đông đúc và ấm cúng trong không khí của nhang, đèn và lòng người. Bởi vậy, trân trọng và giữ gìn những công trình kiến trúc như chùa Phước Tường một mặt là người dân đã bảo vệ một di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nhưng mặt khác là người dân đã tự mình chọn lấy cho bản thân một nơi để tinh thần được nương tựa.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập