Chùa Thầy – ngôi chùa cổ nằm trên mình Rồng

Đã đọc: 980           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Theo quan niệm của người xưa, chùa Thầy được xây dựng trên một thế đất hình rồng. Mọi yếu tố liên quan đến ngôi chùa đều góp phần tạo nên một con rồng hoàn chỉnh.

Nằm ở huyện Quốc Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, chùa Thầy là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Việt Nam. Không gian kiến trúc – cảnh quan của ngôi chùa này gắn liền với một truyền thuyết phong thủy được lưu truyền trong sử sách.

Theo đó, chùa Thầy được xây dựng trên một thế đất hình rồng. Mọi yếu tố liên quan đến ngôi chùa đều góp phần tạo nên một con rồng hoàn chỉnh. Đầu tiên, ngọn núi Sài Sơn mà chùa tựa vào chính là đuôi rồng.

Không gian chùa thoáng đãng, trải dài từ chân núi đến sườn núi với ba lớp chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, tạo thành đầu rồng.

Sân trước của chùa Hạ là hàm trên của con rồng.

Trước sân có hồ Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Đường bờ hồ được coi là hàm dưới của rồng. Giữa hồ có cái đình nhỏ gọi là Thủy đình, nơi tổ chức múa rối nước vào những dịp lễ, Tết. Tòa đình này là viên ngọc mà rồng ngậm trong miệng.

Hai bên chùa Hạ có cầu Nhật Tiêu Kiều và Nguyệt Tiêu Kiều, do “Trạng Bùng” Phùng Khắc Khoan cho xây để cung tiến chùa vào đầu thế kỷ 17. Đây là cặp mí mắt rồng, hoặc cặp nanh rồng, theo các phiên bản các nhau của truyền thuyết.

Hai giếng nước đối diện với hồ Long Chiểu qua hai cây cầu chính là cặp mắt của rồng.

Tương truyền, khi thiền sư Từ Đạo Hạnh đến vùng đất này và lập ra chùa Thấy thì ở dưới chân núi Sài Sơn đã có hồ nước. Phía trước hồ có một đồi đất lớn chạy từ khoảng giữa của dải núi nhô ra như một con rồng đang trườn mình uống nước hồ.

Những người xây dựng chùa đã đắp cho đồi đất rộng thêm ra, đủ để xây dựng một ngôi chùa bề thế và dựa theo dáng rồng của vùng đất mà bài trí các công trình.

Theo thời gian, dân cư sống quanh chùa Thầy ngày càng đông đúc, nhưng ngôi chùa vẫn gìn giữ được những nét đẹp xưa cũ. Chùa đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014.

Theo Kiến Thức

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập