Bia đá 400 tuổi trong chùa Thiên Mụ

Đã đọc: 904           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chúa Nguyễn Phúc Chu đã khắc bài văn nói về đạo Phật, công cuộc trùng tu chùa lên bia đá và đặt trong khuôn viên chùa Thiên Mụ.

Xung quanh tháp Phước Duyên, chùa Thiên Mụ, có năm nhà bia và một nhà chuông trưng bày Đại hồng chung. Nằm bên trái chùa, bia đá cẩm thạch xám có khắc bài văn của chúa Nguyễn Phúc Chu, tồn tại gần 400 năm. Tấm bia cũng là bảo vật quốc gia được công nhận năm 2020.

Chùa Thiên Mụ bên dòng sông Hương. Ảnh: Võ Thạnh

Sử cũ chép, các chúa Nguyễn đều rất coi trong đạo Phật. Năm 1601 khi vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng chùa Thiên Mụ ở đồi Hà Khê bên dòng sông Hương. Đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu, chùa Thiên Mụ được xem là quốc tự ở Đàng trong.

Năm 1714, thấy chùa Thiên Mụ xuống cấp, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho đại trùng tu, xây dựng thêm công trình thiết yếu như: Sơn môn, thiên vương điện, ngọc hoàng điện, đại hùng bửu điện, nhà thuyết pháp, lầu tàng kinh... Ngài còn, chúa cho đúc Đại hồng chung cúng dường chùa.

Năm 1715, chúa Nguyễn Phúc Chu lên thăm chùa Thiên Mụ. Đứng ở khuôn viên chùa, ngài thấy dòng sông Hương thơ mộng chảy hiền hòa, xa xa lại có núi Kim Phụng với từng áng mây bồng bềnh trôi. Trước khung cảnh đẹp, chúa Nguyễn Phúc Chu đã làm bài văn "Ngự kiến thiên mụ tự" gồm 1.250 chữ Hán.

Bài văn sau đó được khắc lên tấm bia đá cẩm thạch xám cao 2,5 m, trán chạm rồng, đầu và một đoạn thân uốn lượn giữa mây lửa. Diềm bia chạm hình rồng uốn lượn chầu hỏa châu, đường nét mềm mại. Bia đặt trên lưng con rùa đá trắng từ đầu đến đuôi dài 2 m, cao 0,51 m, ngang 1,58 m, chạm hoa văn hình bát giác. Rùa nằm trên bệ chân quỳ, cũng liền một khối cẩm thạch, mặt vuông mỗi cạnh 1,5 m. Tấm bia được đặt trong khuôn viên chùa Thiên Mụ năm 1715.

Tấm bia đá "Ngự kiến thiên mụ tự" ở trong khuôn viên chùa Thiên Mụ. Ảnh: Võ Thạnh

Trên văn bia, chúa Nguyễn Phúc Chu tự nhận mình là con nhà Phật. Nhiều lần đứng ở chùa Thiên Mụ, chúa nhận thấy địa thế nơi đây quá đẹp khi nhìn xa có núi Kim Phụng, gần có sông Hương. Sau gần một năm chùa Thiên Mụ trùng tu, chúa Nguyễn Phúc Chu đã ghé thăm chùa, khen ngợi dân phu tận tâm.

Không chỉ nói đến quá trình tu bổ, cảnh quan chùa Thiên Mụ, chúa Nguyễn Phúc Chu cũng nhắc đến thiền sư Thạch Liêm, người được mời về giảng kinh. Chúa ca ngợi đạo Phật, tự hào về đất nước, kể lại quá trình tôn tạo và mô tả ngôi chùa Thiên Mụ, bày tỏ ước nguyện vương triều tồn tại lâu dài cùng với trời đất.

TS Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng cổ vật cung đình Huế, cho biết tấm bia "Ngự kiến Thiên Mụ Tự" nằm trong khuôn viên chùa Thiên Mụ và do nhà chùa quản lý trực tiếp. Trải qua gần 400 năm, các dấu ấn được chạm trên bia rất rõ với nét chữ được khắc chồng lên theo cách đóng dấu vẫn thường thấy trên các văn bản hành chính.

Trong đó, dấu ấn Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo (ấn truyền quốc của các chúa Nguyễn, sau này là các hoàng đế triều Nguyễn) được thể hiện ở hai vị trí trên trán bia và ở cuối bài văn trên thân bia. Dấu được khắc chồng lên song vẫn thể hiện được hai lớp nội dung, đủ để người đọc hình dung được thứ tự của văn bản. Cách hành văn trên bia đá như trên văn bản giấy.

"Tấm bia có giá trị rất lớn về nghệ thuật chạm khắc. Hình thức trang trí và kỹ thuật chạm khắc trên bia có những nét riêng của phong cách bia thời Nguyễn tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử", tiến sĩ Huỳnh Thị Anh Vân đánh giá.

Nét chữ khắc trên bia đá rõ ràng tồn tại đến ngày nay. Ảnh: Võ Thạnh

Mặc dù có giá trị vô cùng lớn, việc bảo quản, cất giữ bia đá "Ngự kiến thiên mụ tự" vẫn chưa được tốt. Tương tự như nhiều di tích ở Huế, bia đá cũng bị kẻ gian xâm phạm với chi chít chữ trên văn bia và lưng rùa đá.

Theo VnExpress

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập