Chùa Chuông, Đệ Nhất Danh Lam Phổ Hiền

Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự, được xây dựng từ thời Hậu Lê và trùng tu quy mô lớn vào năm 1707, được mệnh danh là "Phố Hiến đệ nhất danh thắng".
Theo truyền thuyết, vào một năm đại hồng thủy, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè trôi vào bãi sông thuộc địa phận thôn Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu (nay thuộc phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên), tỉnh Hưng Yên. Dân làng cho là trời Phật giúp bèn góp công góp của dựng chùa, xây lầu treo chuông. Mỗi lần đánh chuông, tiếng vang xa hàng vạn dặm. Do vậy chùa có tên gọi là Kim Chung Tự (chùa chuông vàng), tên thường gọi là chùa Chuông.
Chùa Chuông có kết cấu: Tiền đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà mẫu và 2 dãy hành lang.
Mặt tiền chùa quay hướng Nam. Qua cổng Tam quan là tới ba nhịp cầu đá xanh, bắc ngang qua ao (mắt rồng). Tiếp đến là con đường độc đạo được lát đá xanh dẫn đến nhà tiền đường.
Nhà Tiền đường có quy mô năm gian hai chái, kết cấu kiểu con chồng đấu sen.
Nối giữa tiền đường và Thượng điện là khoảng sân, giữa sân có cây hương đá còn gọi là "Thạch trụ", bốn mặt khắc chữ Hán ghi công đức của nhân dân đóng góp tu sửa chùa.
Thượng điện cũng kết cấu gồm năm gian hai chái, mang đậm nét kiến trúc thời Hậu Lê. Hệ thống tượng ở thượng điện được bài trí theo thứ tự: trên cùng là 3 pho Tam Thế; tiếp đến là A-di-đà và tứ Bồ-tát; lớp dưới là Văn Thù và Phổ Hiền; tiếp theo là Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu; tiếp nữa là Địa Tạng Vương và Phạm Thiên, Đế Thích; sau cùng là tòa Cửu Long và tượng Thích Ca sơ sinh.
Nối nhà Tiền đường và nhà Mẫu là hai dãy hành lang, kiến trúc kiểu kèo cầu quá giang đơn giản. Hai dãy hành lang được bài trí đối xứng các lớp tượng khác nhau. Đầu tiên là động "Thập điện Diêm Vương", diễn tả cảnh nhục hình mà con người phải trải qua nơi âm giới. Tiếp đến là tượng Bát Bộ Kim Cương, sau đó là 18 pho "Thập Bát La Hán", 18 vị được tạo tác trong tư thế ngồi rất sinh động, rất đời thường. Cuối dãy hành lang là tượng Đức Ông đứng cạnh có Già Lan - Chân Tể và tượng Đức Thánh Hiền, đứng cạnh có Diệm Nhiên - Đại Sỹ.
Hằng năm, vào dịp đại lễ Phật Đản, dịp xuân về, Chùa Chuông lại tổ chức lễ hội, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương. Chùa Chuông cùng các danh thắng khác trong quần thể di tích Phố Hiến là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách đến Hưng Yên.
-------------------
Trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin 2006 –
.
- Thánh địa Phật giáo VN Hoàng Trần
- Truyền Thuyết Ngôi Chùa Làng Đá Đặng Xuân Xuyến
- Quê hương, ngôi chùa và thiên nhiên trong cõi thơ của Trần Nhân Tông Thích Phước An
- Chùa Hương Sen, thành phố Perris, Hoa Kỳ Tổ chức Lễ Vu Lan báo hiếu và Lễ Cầu nguyện xây ngôi Chánh điện, đài Dược Sư và 2 tháp Tứ Ân. Bài và ảnh: Võ Văn Tường
- Chùa Hương Sen Long Trọng Tổ Chức Đại Lễ Vu Lan, Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chánh Điện, Đài Dược Sư và Hai Tháp Tứ Ân Nguyên Giác và Thanh Huy – Việt Báo
- Chùa Vô Vi - nét đẹp cổ kính bình yên giữa đất trời Minh Tâm
- Chùa Quốc Ân, Ngôi Tổ Đình Thiền Phái Lâm Tế Ở Huế, Chùa Đang Đại Trùng Tu Võ Văn Tường
- Bí ẩn sau bức tượng Phật Bamiyan bị Taliban phá hủy Thanh Tâm
- Chùa Nhất Trụ: Nơi lưu giữ cột kinh Phật hơn 1000 năm tuổi Minh An
- Trường Đại học Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam ở đâu? Tuệ Lâm
- Chùa Từ Đàm, Huế: Ngôi Cổ Tự Danh Lam Trên Đất Cố Đô Võ Văn Tường
- Chùa Hà Trung, Thừa Thiên Huế: Với Tuyệt Tác Bảo Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm Bằng Sa Thạch Cổ Xưa Nhất Việt Nam Võ Văn Tường
- Chùa Ba La Mật - Huế: Với Các Vị Trụ Trì Danh Tăng Việt Nam: Đại Sư Viên Giác, Đại Sư Viên Thành, Hòa Thượng Trí Thủ … Võ Văn Tường
- Chùa Giác Lâm, Ngôi Cổ Tự Danh Tiếng Xứ Huế Võ Văn Tường
- Chùa Hương Hà Tĩnh vì sao được gọi là ‘Hoan Châu đệ nhất danh lam’ Thái Hà
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)