Chùa Không Sư - Ngôi chùa đẹp trên đảo Lý Sơn

Ẩn mình trong hang đá, một mặt quay ra biển Đông, chùa “Không Sư” ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi là điểm đến được nhiều Phật tử, du khách thập phương thăm viếng trong những ngày lễ lớn như Tết Nguyên đán, Vu lan, Phật đản…
Chùa Hang với vẻ đẹp như tranh của núi, của trời, của biển.
Chùa Hang (tên chữ Thiên Khổng thạch tự) nằm ở phía Đông Bắc núi Thới Lới (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi), là ngọn núi cao nhất trong 5 ngọn núi trên đảo. Người xưa khéo có tầm nhìn, đã tận dụng hang động nằm sâu trong lòng núi, sát bên bờ biển để tạo dựng cảnh chùa.
Ngôi chùa vốn có tên là “Thiên Khổng Thạch Tự” (Chùa hang đá trời sinh) nhưng do không có sư trụ trì nên người dân địa phương gọi là “Chùa Không Sư”. Ông An, người ngày ngày hương khói, quét dọn chùa, cho biết: “Nhiều nhà Sư đến với chùa nhưng chỉ ở thời gian ngắn rồi ra đi, không hiểu vì sao”. Hiện chùa được một nhóm Tăng ni, Phật tử trong huyện đảo Lý Sơn thay nhau trông nom, quét dọn và hương khói. Chùa được xếp hạng thắng cảnh quốc gia từ năm 1994.
Trước sân chùa là bức tượng Phật Bà Quan Âm hướng ra biển.
Chùa Không Sư vốn là một hang đá lớn nằm trong lòng núi Thới Lới, hình thành từ nham thạch của núi lửa thời tiền sử, hướng ra biển Đông. Ông Trần Công Bạch cùng các bậc tiền hiền làng An Hải lập chùa cách đây hơn 400 năm dưới triều vua Lê Kính Tông.
Hang dài 24 m, trần hang cao 3,2 m, diện tích chừng 480 m². Ngay trước chùa có hồ sen hình bán nguyệt, những cây bàng biển cổ thụ hàng trăm năm tuổi, có hình thù kỳ quái và tượng Phật bà Quán Thế Âm hướng ra biển Đông phù hộ cho chuyến đi biển của ngư dân đảo luôn bình yên trở về. Phía xa xa là các mỏm đá nhô ra, bãi cát trắng sạch lấp lánh vỏ sò, vỏ ốc.
Chùa Không Sư có thể nói chính là món quà của thiên nhiên ban tặng cho người dân đảo Lý Sơn. Cái hay ở chùa Không Sư là cảnh vật gần như nguyên bản từ hàng trăm năm trước. Phía trên chùa là những vách đá tự nhiên có hình gợn sóng khá lạ mắt. Bên trong hang, nước rơi tí tách từ trên vách núi xuống giúp du khách cảm giác như đặt chân vào một thế giới huyền ảo. Bên trong chùa mát vào mùa hè, còn mùa đông lại vô cùng ấm áp.
Chùa có bàn thờ Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở chính giữa, bàn thờ sư tổ Đạt Ma ở bên trái, bàn thờ 12 Diêm Vương, ba vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa (là Trần Công Thành, Trần Công Hiền, Trần Công Quân) và 7 vị tiền hiền làng An Hải bên phải. Các bệ thờ được gia công từ nhũ đá tự nhiên. Đặc biệt có hai lối hẹp dài hun hút với hai hướng đối ngược, được dân bản địa quan niệm là “đường lên trời và đường xuống địa ngục”. Do đường đi tối, khá nguy hiểm nên lối đi này được chặn lại để tránh bước chân của các vị khách tò mò.
Vào trong chùa, những hạt nước từ thạch nhũ rơi tí tách quyện với mùi khói hương tạo nên không khí trầm mặc. Chùa im lìm dưới lớp đá vôi với những đường vân uốn éo, lồi lõm dấu vết của những con sóng biển hung dữ từng quật vào hang trăm năm trước. Trong cái mờ ảo, lung linh đó, ta như có cảm giác lạc vào chốn bồng lai, tiên cảnh. Lòng người viếng chùa tĩnh lại, những suy tư, âu lo của cuộc sống bỗng chốc tan biến, chỉ còn lại sự hoà hợp giữa thiên nhiên, con người và một cảm giác thoải mái, thảnh thơi tràn ngập. Đó là những gì chùa hang đá trời sinh gây ấn tượng khi khách vào trong.
- Thánh địa Phật giáo VN Hoàng Trần
- Truyền Thuyết Ngôi Chùa Làng Đá Đặng Xuân Xuyến
- Quê hương, ngôi chùa và thiên nhiên trong cõi thơ của Trần Nhân Tông Thích Phước An
- Chùa Hương Sen, thành phố Perris, Hoa Kỳ Tổ chức Lễ Vu Lan báo hiếu và Lễ Cầu nguyện xây ngôi Chánh điện, đài Dược Sư và 2 tháp Tứ Ân. Bài và ảnh: Võ Văn Tường
- Chùa Hương Sen Long Trọng Tổ Chức Đại Lễ Vu Lan, Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chánh Điện, Đài Dược Sư và Hai Tháp Tứ Ân Nguyên Giác và Thanh Huy – Việt Báo
- Chùa Tượng Sơn, Hà Tĩnh: Nơi Đại Danh Y Hải Thượng Lãn Ông 40 Năm Dạy Học, Viết Sách, Chữa Bệnh Cho Dân Võ Văn Tường
- Chùa Minh Thành – Ngôi chùa mang phong cách Nhật Bản Minh Chính
- Kiến trúc cổ tự 2.000 năm tuổi - Trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam L.T
- Tượng Phật dát vàng, nặng 2 tấn ở chùa Phổ Môn thành phố Vinh Huy Thư
- Ngôi cổ tự hơn 150 tuổi mang nét kiến trúc Á - Âu ở Tiền Giang L.T
- Chùa Đại Tuệ, Nghệ An Admin
- Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa được kết thành từ hàng triệu mảnh ve chai Tuệ Lâm
- Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á tại chùa Ông Núi Minh Chính
- Chùa Tây Phương – Ngôi Chùa Thờ Tự Nhiều Vị Phật Tổ Nhất Ở Việt Nam Đặng Xuân Xuyến
- Ngôi chùa Việt Nam lớn nhất trên sa mạc ở Mỹ Dân Việt
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Chùa Lò Gạch Hà Tiên - Ngôi chùa độc đáo nơi đất Phật, người hiền
- Ngôi chùa có tượng Phật bốn tay lâu đời nhất Việt Nam
- Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng bình yên bên bờ sông Mã
- Khung cảnh thanh tịnh tại Thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên
- Chùa Phật Học 2 - Ngôi chùa uy thiêng, thanh nhã, không đốt vàng mã ở Sóc Trăng
- Paing Takhon: MC nổi tiếng Myanmar xuất gia gieo duyên
- Những bức tượng Phật 'lạ kỳ nhất thế giới' tại Myanmar
- Nơi thờ xá lợi tóc của Đức Phật ở đâu?
- Bí ẩn sau bức tượng Phật Bamiyan bị Taliban phá hủy
- Phát hiện điệp sớ dài 12m với 5.000 kí tự ở chùa cổ nhất Tây Nguyên
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)