Chùa Tây Phương – Ngôi Chùa Thờ Tự Nhiều Vị Phật Tổ Nhất Ở Việt Nam

Chùa Tây Phương được xây dựng lần đầu vào đời Cao Biền (865-875). Sang niên hiệu Chính Hòa (1680-1705), Tây Vương Trịnh Tạc cho sửa lại chùa và xây thêm tam quan. Sau lần trùng tu này chùa bị phá. Đến triều Tây Sơn, vào 2 năm 1788, 1789, chùa được xây dựng lại trên nền cũ, tọa lạc tại núi Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (cũ).
Chùa được xây hình chữ Tam với 3 tòa, mỗi tòa có 2 tầng, 8 mái và 8 đầu đao cong vút, trong đó tòa ở giữa cao hơn nhưng lại nhỏ hơn so với tòa thượng và tòa hạ. Nội thất của các tòa nhà đều được chiếu sáng vì thềm của các tòa cách nhau tới 1,6m. Các tòa nhà được xây bằng gạch theo hình chữ Công, còn các cửa được chạm trổ theo kiểu bán âm bán dương. Các kèo, cột, xà trong chùa đều được trang trí hình rồng, phượng, hoa, lá bằng kỹ thuật chạm bẹt hoặc còn gọi là chạm nông.
Chùa có 72 pho tượng, được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Nhiều pho tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp, cao chừng 3m, trang nghiêm phúc hậu. Phần lớn các tượng đều được coi là có niên đại cuối thế kỷ 18. Một số tượng khác được tạc vào giữa thế kỷ 19.
Hệ thống tượng ở chùa Tây Phương gồm:
Bộ tượng Tam Thế Phật: với ba pho tượng Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (còn gọi là Tam Thân: Pháp thân, Ứng thân và Hóa thân) ngồi ở tư thế tọa thiền, y phục gập nếp đơn giản phủ kín cơ thể.
Bộ tượng Di Đà Tam Tôn: gồm tượng đức Phật A-di-đà, đứng hai bên là Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát.
Tượng Tuyết Sơn miêu tả đức Phật Thích ca trong thời kỳ tu khổ hạnh: mỗi ngày ăn một hạt kê, một hạt vừng, tự hành xác để vươn lên thế giới tinh thần sáng láng. Tượng màu đen thẫm khoác áo cà sa mỏng, tay chân gầy khẳng khiu, xương nổi lên trước ngực. Toàn bộ cơ thể chìm trong suy tưởng, mắt trũng sâu, hướng về nội tâm. Hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A Nan Đà và Ca Diếp đứng hầu.
Tượng đức Phật Di Lặc tượng trưng cho vị Phật của thế giới cực lạc tương lai. Người mập mạp, ngồi hơi ngả về phía sau, toàn thân toát ra sự thỏa mãn, sung sướng.
Tượng Văn Thù Bồ Tát: đứng chắp tay, chân đi đất, các ngón chân bấm móng xuống mặt bệ.
Tượng Phổ Hiền Bồ Tát: chắp tay trước ngực, khuôn mặt sáng rộng nổi lên trên tấm thân phủ đầy y phục.
Tượng Bát bộ Kim Cương, thể hiện trình độ rất cao về nghệ thuật lắp ghép gỗ và cách bố cục, chuyển động của một thân thể mang giáp trụ trong các thế võ.
Mười sáu pho tượng Tổ với phong cách hiện thực: Đó là Ưu-ba-cầu-đa, Đê-đa-ca, Di-trà-ca, Bà-tu-mật, Phật-đà Nan-đề, Phục-đa-mật-đa, Hiếp Tôn giả, Thương Na Hòa Tu, Mã Minh, Ca-tỳ-ma-la, Long Thụ Tôn giả, La-hầu-la-đa, Tăng-già Nan-đề, Già-gia-xá-đa, Cưu-ma-la-đa, Chà-dạ-đa. Theo một danh sách tên các nhân vật được tạc tượng trong một tài liệu còn lưu truyền ở chùa thì đây là tượng các vị tổ Ấn Độ trong quan niệm của Thiền tông Trung Quốc.
- Thánh địa Phật giáo VN Hoàng Trần
- Truyền Thuyết Ngôi Chùa Làng Đá Đặng Xuân Xuyến
- Quê hương, ngôi chùa và thiên nhiên trong cõi thơ của Trần Nhân Tông Thích Phước An
- Chùa Hương Sen, thành phố Perris, Hoa Kỳ Tổ chức Lễ Vu Lan báo hiếu và Lễ Cầu nguyện xây ngôi Chánh điện, đài Dược Sư và 2 tháp Tứ Ân. Bài và ảnh: Võ Văn Tường
- Chùa Hương Sen Long Trọng Tổ Chức Đại Lễ Vu Lan, Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chánh Điện, Đài Dược Sư và Hai Tháp Tứ Ân Nguyên Giác và Thanh Huy – Việt Báo
- Ngôi chùa Việt Nam lớn nhất trên sa mạc ở Mỹ Dân Việt
- Bảo An Thiền Tự - Ngôi chùa sở hữu kiến trúc chùa Việt xưa Minh Chính
- Độc đáo ngôi chùa có tòa chánh điện cao nhất Việt Nam Tố Nhã
- Bức tượng Phật lâu đời nhất Việt Nam ở Hà Thành ít người biết GDVN
- Chùa Bái Đính, Quần Thể Chùa Lớn Nhất Đông Nam Á Đặng Xuân Xuyến
- Cổ tự bên sông Ngàn Sâu gắn với huyền tích tu hành của 3 vị nữ chúa Minh Chính
- Chùa Bút Tháp với những nét kiến trúc độc đáo Minh Chính
- Ngôi chùa có hệ thống tường xây khắc nhiều chữ Vạn nhất Việt Nam Minh Chánh
- Chùa Phật Sơn: Tiên cảnh giữa núi rừng Quảng Trị La Hiếu
- Chùa Từ Hiếu - Ngôi cổ tự độc đáo bậc nhất xứ Huế Journeys in Hue
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)