Những ngôi chùa cổ kính ở Huế

Đến với Huế các bạn sẽ được ngắm vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính từ ngàn xưa từ các lăng tẩm, danh thắng đến những ngôi chùa trường tồn cùng với thới gian.
Chùa Thiền Lâm tọa lạc ở trên đồi Quảng Tế, ấp Cư Sĩ, xã Thuỷ Xuân, Huế. Chùa thuộc hệ phái Theravada (nam tông) do ngài Hộ Nhẫn lập ra năm 1960. Ngay từ đầu nơi này chỉ là một cốc đá đơn sơ, giản lược nhưng với đạo hạnh của ngài đã khiến cho Phật tử của cả hai phái Nam Bắc tông vô cùng kính phục, cùng nhau cũng để lập nên ngôi chùa nổi tiếng ở Huế mang tên gọi Thiên Lâm như ngày hôm nay.
Ngài Hộ Nhẫn đã xây hai tượng Phật lớn Phật nhập niết bàn và tượng Phật đứng, ngài chọn Pháp môn khổ hạnh để tu hành, khi từng là sa di ngài được tháp tùng Hoà Thượng Bửu Chung đi Myanma dự Hội nghị Phật Giáo thế giới lần thứ 3, sau đó ở lại để sự Hội Nghị Kết tập Thánh điển Pali lần thứ sáu tại Rangoon.
Chùa Thiền Lâm tọa lạc ở trên đồi Quảng Tế, ấp Cư Sĩ, xã Thuỷ Xuân, Huế. Chùa thuộc hệ phái Theravada
(nam tông) do ngài Hộ Nhẫn lập ra năm 1960
Năm 1955 ngài thọ Cụ Túc giới với Hoà Thượng Pokokhu Sayadaw, là Pháp Chủ chứng minh tối cao Đại Hội Kết tập Thánh điển Tam Tạng. Sau đại hội ngài thỉnh được xá lợi Phật và Thánh Tăng cùng bộ Tam Tạng Pali về nước. Những bảo vật này hiện nay hiện đang được thờ tại tháp xá lợi tại chùa.
Năm 1958 ngài được Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thuỷ cử làm trụ trì chùa Tăng quang ở Gia Hội. Nhưng đến năm 1960 ngài lập cốc ở ấp Cư Sĩ để tịnh tu. Năm 1997 ngài được cử làm thành viên Hội Đồng Chứng Minh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, và Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự. Năm 1998 ngài được cử làm Tăng Trưởng hệ phái Nam tông Việt Nam. Ngài viên tịch vào năm 2002.
2. Chùa Huyền Không
Chùa Huyền Không do Thượng Tọa Viên Minh, hệ phái Theravada (Nam Tông) lập vào năm 1973 tại phía bắc đèo Hải Vân. Sau này dời về xã Hương Hồ, huyện Hương Trà. Chùa nổi tiếng với vườn hoa, cây cảnh bonsai, và cả thơ. Về sau sư Giới Đức còn lập ra Huyền Không sơn thượng, trên một ngọn núi vùng Long Hồ, cách chùa cũ khoảng 5 cây số, với vườn rừng rất rộng và cũng trở thành một danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Cảnh thanh bình ở Huyền Không Sơn Thượng đã khiến không ít du khách hành hương đến đây rồi lại nán lại thêm nhiều ngày nữa chỉ để ngắm cảnh vật yên ả, hư hư ảo ảo đầy quyến rũ, thoát khỏi cuộc sống xô bồ thường nhật.
Chùa Huyền Không ở núi Chằm, thôn Chầm , xã Hương Hồ. Huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế,
cách trung tâm thành phố khoảng 17km
3. Chùa Báo Quốc bên đồi Hàm Long
Chùa Báo Quốc tọa lạc trên đồi Hàm Long trên đất xưa gọi là làng Thụy Lôi, gần với xóm Lịch Đợi. Từ đây nhìn xuống hướng đông là đường Điện Biên Phủ (con đường dẫn lên đàn Nam Giao) và nhìn về hướng bắc là ga xe lửa.
Chùa do Hoà Thượng Giác Phong, người Quảng Đông, Trung Quốc, khai sơn vào cuối thế kỷ 17 dưới đời vua Lê Dụ Tông và đặt tên là Hàm Long Tự. Sau đó Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban sắc tứ Báo Quốc Tự vào năm 1747. Hiện vẫn còn tấm biển vàng thếp vàng và những bức liễu từ thời ấy. Thời Tây Sơn chùa bị sử dụng làm công xưởng.
Chùa Báo Quốc tọa lạc Tọa lạc trên đồi Hàm Long, đường Báo Quốc, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế,
Chùa được trụ trì bởi Hòa thượng Thích Đức Thanh
Ngày nay chùa nổi tiếng ở Huế này là nơi đặt trường Trung cấp Phật Học Huế. Chùa còn giữ được Hàm Long Sơn Chí, một tác phẩm của Điềm Tịnh cư sĩ bằng chữ Hán ghi lại lịch sử phát triển của Phật Giáo Thuận Hoá. Ở dưới chân đồi có giếng nước nổi tiếng, gọi là giếng Hàm Long vì nước mạch phát ra từ một tảng đá có đầu rồng. Dân gian có câu ca dao lưu truyền:
Nước Hàm Long đã trong lại ngọt
Em thương anh rày có bụt chứng tri.
4. Chùa Từ Hiếu
Chùa Từ Hiếu nằm khuất trong một rừng thông chập trùng trên một vùng đồi của xã Thủy Xuân. Khuôn viên chùa rộng chừng 8 mẫu, phía trước có khe nước uốn quanh chảy róc rách đêm ngày, phong cảnh rất thơ mộng. Trước cổng chùa có ngôi tháp cao 3 tầng được xây dựng vào năm 1896 dùng làm nơi tàng trữ kinh tượng theo sắc chỉ của nhà vua.
Cổng chùa nổi tiếng ở Huế này được xây theo kiểu vòm cuốn, hai tầng có mái che và ngay trước con đường lát gạch để vào chánh điện là một hồ bán nguyệt xinh xắn ngát hương sen và những con cá cảnh đủ màu bơi lội tung tăng. chùa Từ Hiếu có ba căn hái chái, trước là ngôi chính điện thờ Phật, sau là Quảng hiếu đường. Đặc biệt ở khu nhà hậu có án thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông.
Chùa Từ Hiếu là ngôi chùa biểu tượng cho lòng hiếu thảo
Ngoài cảnh trí tuyệt vời, xung quanh ngôi chùa Từ Hiếu còn có khá nhiều lăng mộ các vị phi tần của các chúa Nguyễn. Do địa thế đẹp, yên tĩnh lại không xa thành phố của Huế nên nơi đây thừơng là nơi hẹn hò của giới trẻ, là điểm vui chơi dã ngoại của thanh niên Huế vào những ngày nghỉ, ngày lễ. Chùa Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa cổ đón khách du lịch trong và ngoài nước đông nhất cố đô Huế.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh chọn Từ Hiếu là nơi tịnh dưỡng lúc cuối đời bởi đây là ngôi chùa mà thuở thiếu thời thiền sư đã xuất gia học đạo.
- Thánh địa Phật giáo VN Hoàng Trần
- Truyền Thuyết Ngôi Chùa Làng Đá Đặng Xuân Xuyến
- Quê hương, ngôi chùa và thiên nhiên trong cõi thơ của Trần Nhân Tông Thích Phước An
- Chùa Hương Sen, thành phố Perris, Hoa Kỳ Tổ chức Lễ Vu Lan báo hiếu và Lễ Cầu nguyện xây ngôi Chánh điện, đài Dược Sư và 2 tháp Tứ Ân. Bài và ảnh: Võ Văn Tường
- Chùa Hương Sen Long Trọng Tổ Chức Đại Lễ Vu Lan, Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chánh Điện, Đài Dược Sư và Hai Tháp Tứ Ân Nguyên Giác và Thanh Huy – Việt Báo
- Chùa Bút Tháp - Kiến trúc cổ độc đáo lừng danh Kinh Bắc Quốc Nam
- Nepal phát triển du lịch Phật giáo ở Lumbini Vân Tuyền
- Phát hiện dấu vết ngôi chùa thờ Phật giáo cổ nhất tại Lumbini Nguồn: phatgiao.org.vn
- Ngôi chùa làm từ vỏ ốc độc nhất vô nhị tại Việt Nam Nguồn: phatgiao.org.vn
- Lạc Sơn Đại Phật - tượng Di Lặc lớn nhất thế giới Thiện Ngôn - Nguồn: phatgiao.org.vn
- Khám phá vẻ đẹp huyền bí phía trong quần thể đền đài Angkor Wat của "đất nước chùa tháp" Nguồn: phatgiao.org.vn
- Tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam tại chùa Vàm Ray Nguồn: phatgiao.org.vn
- Bức tranh tường được phát hiện cho thấy Phật giáo đến với Uzbekistan rất sớm Vân Tuyền
- Vẻ đẹp tinh xảo của Đền Borobudur, kỳ quan Phật giáo lớn nhất thế giới Nguồn: phatgiao.org.vn
- Chiêm ngưỡng những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất thế giới Nguồn: phununews.vn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- HT. Thích Giác Toàn đến thăm và chia sẻ đề tài: “Kinh nghiệm về Thông tin Truyền thông Phật giáo”
- Ý nghĩa 7 thủ ấn quan trọng nhất của Phật Giáo
- Những người nổi tiếng trên thế giới ăn chay
- Nhà sư Nhật Bản đưa âm hưởng Phật giáo vào nhạc điện tử
- Bằng chứng viên tịch hóa cầu vồng của Thiền sư Tây Tạng
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận Giải thưởng Hoà bình nội tâm Inner Peace Luxembourg 2019
- Tài tử Thái Lan - Tor Thanapob đi tu báo hiếu cha mẹ
- Canada sẽ cấm đồ nhựa dùng một lần vào năm 2021
- Thủ tướng kêu gọi không sử dụng đồ nhựa dùng một lần
- Ngôi sao Hollywood Keanu Reeves: Tiền bạc cho người cần, sống đời ung dung tự tại trên xe Harley
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)