Chùa Bút Tháp - Kiến trúc cổ độc đáo lừng danh Kinh Bắc

Đã đọc: 1255           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Chùa Bút Tháp - Kiến trúc cổ độc đáo lừng danh kinh Bắc

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh (Ninh Phúc tự) nằm ở bên đê sông Đuống (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ngoài ra, nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp. Trong chùa có tượng Bồ Tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Đây được xem là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở nước ta còn giữ được khá nguyên vẹn.

Chùa được xây dựng vào thế kỷ XVII thời Hậu Lê, theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Với quy mô bề thế, toàn bộ kiến trúc chính của chùa quay theo hướng Nam, theo Phật giáo đây là hướng của trí tuệ, của bát nhã. Kiến trúc của chùa được bố trí cân xứng, chặt chẽ ở khu vực trung tâm, nhưng lại rất tự nhiên ở khu vực xung quanh. Khu trung tâm bao gồm 8 nếp nhà đều nằm ngang, chạy song hành được bố trí trên một trục dọc kiểu mô hình đường thần đạo.

Khuôn viên trước cửa chùa

Điểm đáng chú ý, mỗi một công trình kiến trúc ở Chùa là một tác phẩm nghệ thuật khéo léo với các hoạ tiết trang trí được làm bằng các chất liệu phong phú và đa dạng như đá, gỗ, gạch. Nó thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và môi trường thiên nhiên.

Tháp Báo Nghiêm chùa Bút Tháp

Cảnh quan chùa được bố trí hài hòa, khu vườn rộng trồng cây xanh tỏa bóng mát. Chùa Bút Tháp còn có một báu vật cổ, được xem là độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Đó chính là tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay. Tượng cao 3,7m, ngang 2,1m, có 11 đầu, 46 tay lớn và 954 tay nhỏ, dài ngắn khác nhau. Đây được coi là một kiệt tác về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng, được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2012. Tượng được đặt trên Tòa sen rồng đội, với dáng hành đạo, thư thái.

Kiến trúc cổ độc đáo lừng danh

Điều đặc biệt, tháp Báo Nghiêm giống như cây bút khổng lồ, vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Tháp cao 13,05 m, năm tầng với một phần đỉnh xây bằng đá xanh; ngoài tầng đáy rộng hơn, bốn tầng trên gần giống nhau, rộng 2 m. Năm góc của 5 tầng có 5 quả chuông nhỏ. Lòng tháp có một khoang tròn đường kính 2,29 m.

Ngoài kỹ thuật xây dựng đá, phần bệ tượng được bao quanh bằng hai vòng tường cấu tạo bằng cột và lan can. Riêng ở tầng trệt của toà tháp này có mười ba bức chạm lấy đề tài động vật làm chính. Tháp thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa. Lùi về phía sau có tháp Tôn Đức cao 11m, nơi đặt xá lợi thiền sư Minh Hạnh, vị tổ thứ hai của chùa. Tháp được xây dựng từ giữa thế kỷ 17, 4 mặt tháp đều bít kín bằng đá, mới đây trong lòng tháp người ta vừa tìm thấy được 2 cuốn sách đồng cổ viết kinh Phật.

Chùa Bút Tháp với kiến trúc cổ kính và trang nghiêm

Nghệ thuật điêu khắc trên gỗ và trên đá ở đây đạt đến trình độ tinh xảo. Nơi đây lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ với kỹ thuật chạm thủng rất hiếm có như bàn thờ hương án, các tấm gỗ chạm trổ hình rồng phượng trên xà nhà thiêu hương... Xung quanh tòa Thượng Điện có hàng lan can đá gồm 26 bức phù điêu chạm trổ tinh vi những cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước với hình ảnh cò bay trên đầm sen, cá lội, trẻ chăn trâu…

Được Bộ Văn hoá xếp hạng Di tích Quốc gia từ tháng tư 1962. Hằng năm, mỗi dịp xuân về, hội chùa Bút Tháp lại được diễn ra trong niềm vui náo nức và lòng sùng kính của khách hành hương. Đến với lễ hội, tăng ni phật tử cùng du khách thập phương không chỉ được chiêm ngưỡng những pho tượng cổ nổi tiếng mà còn được hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của lễ hội vùng quê bên bờ nam sông Đuống với trò chơi đánh đu, đấu vật, chọi gả, thả chim, ca hát quan họ, diễn chèo...

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập